Giải đua xe Công thức 1 2005

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Giải đua xe Công thức 1
năm 2005
Tay đua vô địch: Fernando Alonso
Đội đua vô địch: Renault
Trước: 2004 Sau: 2006

Giải đua xe Công thức 1 2005 là mùa giải thứ 56 của Công thức 1 do Liên đoàn Ô tô Quốc tế (FIA) tổ chức. Giải đua này diễn ra trong vòng 19 cuộc đua từ ngày 6 tháng 3 đến ngày 16 tháng 10.

Fernando Alonso giành chức vô địch lần đầu tiên trong sự nghiệp Công thức 1 của mình với Renault và đồng thời chấm dứt 5 năm thống trị của Michael SchumacherFerrari kể từ năm 2000. Ngoài ra, Alonso còn chấm dứt được 9 năm thống trị của ba đội đua dẫn đầu kể từ năm 1996 là Ferrari, McLarenWilliams. Thêm vào đó, chức vô địch của Alonso khiến anh trở thành nhà vô địch trẻ nhất trong lịch sử Công thức 1 trước khi kỷ lục này được phá bởi Lewis Hamilton vào năm 2008 và Sebastian Vettel vào năm 2010. Bên cạnh đó, đây cũng là chức vô địch đầu tiên của Renault.

Fernando Alonso giành chức vô địch đầu tiên của mình với Renault
Kimi Räikkönen đứng ở vị trí á quân cho McLaren với khoảng cách 21 điểm sau Alonso.
Michael Schumacher, đương kim vô địch năm 2004, đứng ở vị trí thứ ba cho Ferrari

Ngoài ra, đây cũng là mùa giải cuối cùng của các đội đua Minardi, BAR và Jordan trước khi các chủ sở hữu mới tiếp quản các đội này. Thêm vào đó, Jaguar Racing đã được bán từ Ford cho công ty Red Bull GmbH và ra mắt Công thức 1 với tên gọi Red Bull Racing.

Các tay đua và đội đua[sửa | sửa mã nguồn]

Bảng này liệt kê tất cả các tay đua có hợp đồng với đội đua với tư cách là tay đua chính hoặc tay đua dự bị/lái thử cho mùa giải 2005. Các đội đua sau đây được sắp xếp theo thứ tự của bảng xếp hạng các đội đua vào năm 2004.

Đội đua Xe đua Động cơ Hãng lốp Số xe Tay đua Số chặng đua đã tham gia Tay đua thứ ba Tay đua lái thử/dự bị
Ý Scuderia Ferrari Marlboro Ferrari F2004M

Ferrari F2005

Ferrari 053

Ferrari 055

B 1 Đức Michael Schumacher Tất cả Không có Ý Luca Badoer

Tây Ban Nha Marc Gené

2 Brasil Rubens Barrichello Tất cả
Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland Lucky Strike BAR Honda BAR 007 Honda RA005E M 3 Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland Jenson Button 1–4, 7–19 Không có Brasil Enrique Bernoldi

Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland Adam Carroll

Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland Anthony Davidson

Brasil Tony Kanaan

Cộng hòa Nam Phi Alan van der Merwe

4 Nhật Bản Takuma Sato[a] 1–4, 7–19
Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland Anthony Davidson 2
Pháp Mild Seven Renault F1 Team Renault R25 Renault RS25 M 5 Tây Ban Nha Fernando Alonso Tất cả Không có Brasil Lucas di Grassi

Phần Lan Heikki Kovalainen

Ba Lan Robert Kubica

Thụy Sĩ Giorgio Mondini

Pháp Franck Montagny

6 Ý Giancarlo Fisichella Tất cả
Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland BMW WilliamsF1 Team Williams FW27 BMW P84/5 M 7 Úc Mark Webber Tất cả Không có Brasil Antonio Pizzonia

Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland Andy PriaulxĐức Nico Rosberg

Đức Sebastian Vettel

8 Đức Nick Heidfeld[b] 1–15
Brasil Antônio Pizzonia 15–19
Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland Team McLaren Mercedes[c] McLaren MP4-20 Mercedes FO110R M 9 Phần Lan Kimi Räikkönen Tất cả Tây Ban Nha Pedro de la Rosa

Áo Alexander Wurz

Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland Gary Paffett
10 Colombia Juan Pablo Montoya 1–2, 5–19
Tây Ban Nha Pedro de la Rosa 3
Áo Alexander Wurz 4
Thụy Sĩ Sauber Petronas Sauber C24 Petronas 05A M 11 Canada Jacques Villeneuve Tất cả Không có
12 Brasil Felipe Massa Tất cả
Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland Red Bull Racing [d] Red Bull RB1 Cosworth TJ2005 M 14 Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland David Coulthard Tất cả Áo Christian Klien

Ý Vitantonio Liuzzi

Hoa Kỳ Scott Speed

Thụy Sĩ Neel Jani
15 Áo Christian Klien 1–3, 8–19
Ý Vitantonio Liuzzi 4–7
Nhật Bản Panasonic Toyota Racing Toyota TF105

Toyota TF105B

Toyota RVX-05 M 16 Ý Jarno Trulli Tất cả Pháp Olivier Panis

Brasil Ricardo Zonta

Úc Ryan Briscoe

Tây Ban Nha Borja García

Pháp Franck Perera

17 Đức Ralf Schumacher[e] Tất cả
Brasil Ricardo Zonta 9
Cộng hòa Ireland Jordan Grand Prix Jordan EJ15

Jordan EJ15B

Toyota RVX-05 B 18 Bồ Đào Nha Tiago Monteiro Tất cả Hà Lan Robert Doornbos

Đan Mạch Nicolas Kiesa

Pháp Franck Montagny

Nhật Bản Sakon Yamamoto

México Mario Domínguez

Hà Lan Nicky Pastorelli

19 Ấn Độ Narain Karthikeyan Tất cả
Ý Minardi F1 Team Minardi PS04B

Minardi PS05

Cosworth CK2004[f]

Cosworth TJ2005

B 20 Áo Patrick Friesacher 1–11 Israel Chanoch Nissany

Ý Enrico Toccacelo

Uruguay Juan Cáceres

Tây Ban Nha Roldán Rodríguez

Monaco Robert Doornbos[g] 12–19
21 Hà Lan Christijan Albers Tất cả

Chú thích:

  1. ^ Takuma Sato được điền vào giải đua ô tô Công thức 1 Malaysia nhưng rút lui do bị bệnh.
  2. ^ Nick Heidfeld được điền vào giải đua ô tô Công thức 1 Ý nhưng phải bỏ cuộc do bị bệnh.
  3. ^ McLaren tham gia trong vòng 12 chặng đua đầu tiên với tên gọi "West McLaren Mercedes".
  4. ^ Red Bull Racing tham gia với giấy phép đua của Anh.[1]
  5. ^ Ralf Schumacher được điền vào giải đua ô tô Công thức 1 Hoa Kỳ nhưng bỏ cuộc do gặp chấn thương tại một buổi tập.
  6. ^ Minardi sử dụng động cơ CK2004 (CR-3L) trong suốt ba chặng đua đầu tiên.
  7. ^ Mặc dù là người Hà Lan, Doornbos tham gia với quốc tịch Monaco.[2]

Thay đổi tay đua[sửa | sửa mã nguồn]

  • Fernando Alonso đua cùng với Giancarlo Fisichella, tay đua Sauber năm 2004, tại Renault sau khi thay thế Jacques Villeneuve, tay đua đã tiếp quản chỗ đua của Jarno Trulli tại Renault trong ba chặng đua cuối cùng của năm 2004.
  • Williams thay thế một đội hình tay đua hoàn toàn mới vào năm 2005 sau khi ký hợp đồng với Mark Webber của JaguarNick Heidfeld của Jordan Grand Prix để thay thế Juan Pablo MontoyaRalf Schumacher.
  • Sau khi rời Williams, Montoya chuyển đến McLaren và tiếp quản chỗ đua của David Coulthard.
  • David Coulthard chuyển đến Red Bull Racing từ McLaren trong khi Ralf Schumacher ký hợp đồng với Toyota. Điều này có nghĩa là Ricardo Zonta, người từng đua cho Toyota ở năm trong số sáu cuộc đua cuối cùng của năm 2004, phải nhường chỗ đua của mình cho Schumacher và trở thành tay đua thứ ba vào năm 2005.
  • Olivier Panis, tham gia 17 trong số 18 cuộc đua cho Toyota vào năm 2004, đã được giữ lại bởi đội với tư cách là cố vấn và tay đua lái thử.
  • Cristiano da Matta, người đã bắt đầu mùa giải 2004 với Toyota, trở lại giải đua xe Champ Car vào năm 2005.
  • Sau khi trở lại Công thức 1 sau khi vắng mặt vào ba chặng đua cuối cùng của năm 2004, Jarno Trulli gia nhập Toyota với tư cách là tay đua chính thứ hai.
  • Timo Glock, tay đua chính khác của Jordan từ cuối năm 2004, cũng chuyển sang giải đua xe Champ Car cho năm 2005 khiến Jordan còn hai chỗ đua trống. Vì vậy, Jordan đã ký hợp đồng với hai tay đua tân binh, Tiago Monteiro, tay đua lái thử cho Minardi vào năm 2004, và Narain Karthikeyan. Ngoài ra, cả hai đều đã thi đấu trong mùa giải năm ngoái của giải đua xe World Series by Nissan.
  • Giorgio Pantano, người đã đua cho Jordan trong phần lớn năm 2004, đã rời Công thức 1 hoàn toàn và gia nhập đội Super Nova Racing cho mùa giải đầu tiên của giải đua xe GP2.
  • Cũng như Williams và Jordan Grand Prix, Minardi cũng thay thế một đội hình tay đua hoàn toàn mới vào năm 2005 khi các tay đua năm 2004 của họ, Gianmaria Bruni, người đã chuyển sang giải đua xe GP2 vào năm 2005, và Zsolt Baumgartner, được thay thế bởi một cặp tay đua tân binh, Patrick FriesacherChristijan Albers, những người từng thi đấu tại các giải đua xe International Formula 3000DTM trong mùa giải trước.

Thay đổi tay đua trong suốt mùa giải[sửa | sửa mã nguồn]

Thay đổi đội đua[sửa | sửa mã nguồn]

Lịch đua[sửa | sửa mã nguồn]

Chặng Chặng đua Trường đua Ngày
1 Giải đua ô tô Công thức 1 Úc Úc Trường đua Albert Park, Melbourne 6 tháng 3
2 Giải đua ô tô Công thức 1 Malaysia Malaysia Trường đua Sepang International, Kuala Lumpur 20 tháng 3
3 Giải đua ô tô Công thức 1 Bahrain Bahrain Trường đua Bahrain International, Sakhir 3 tháng 4
4 Giải đua ô tô Công thức 1 San Marino Ý Trường đua Enzo e Dino Ferrari, Imola 24 tháng 4
5 Giải đua ô tô Công thức 1 Tây Ban Nha Tây Ban Nha Trường đua Barcelona-Catalunya, Montmeló 8 tháng 5
6 Giải đua ô tô Công thức 1 Monaco Monaco Trường đua Monaco, Monte Carlo 22 tháng 5
7 Giải đua ô tô Công thức 1 châu Âu Đức Trường đua Nürburgring, Nürburg 29 tháng 5
8 Giải đua ô tô Công thức 1 Canada Canada Trường đua Gilles Villeneuve, Montréal 12 tháng 6
9 Giải đua ô tô Công thức 1 Hoa Kỳ Hoa Kỳ Trường đua Indianapolis, Speedway 19 tháng 6
10 Giải đua ô tô Công thức 1 Pháp Pháp Trường đua Magny-Cours, Magny-Cours 3 tháng 7
11 Giải đua ô tô Công thức 1 Anh Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland Trường đua Silverstone, Silverstone 10 tháng 7
12 Giải đua ô tô Công thức 1 Đức Đức Trường đua Hockenheimring, Hockenheim 24 tháng 7
13 Giải đua ô tô Công thức 1 Hungary Hungary Trường đua Hungaroring, Mogyoród 31 tháng 7
14 Giải đua ô tô Công thức 1 Thổ Nhĩ Kỳ Thổ Nhĩ Kỳ Trường đua Istanbul Park, Istanbul 21 tháng 8
15 Giải đua ô tô Công thức 1 Ý Ý Trường đua Monza, Monza 4 tháng 9
16 Giải đua ô tô Công thức 1 Bỉ Bỉ Trường đua Spa-Francorchamps, Stavelot 11 tháng 9
17 Giải đua ô tô Công thức 1 Brasil Brasil Trường đua José Carlos Pace, São Paulo 25 tháng 9
18 Giải đua ô tô Công thức 1 Nhật Bản Nhật Bản Trường đua Suzuka International, Suzuka 9 tháng 10
19 Giải đua ô tô Công thức 1 Trung Quốc Trung Quốc Trường đua Shanghai International, Thượng Hải 16 tháng 10

Thay đổi lịch đua[sửa | sửa mã nguồn]

Thay đổi quy định[sửa | sửa mã nguồn]

Thay đổi quy định kỹ thuật[sửa | sửa mã nguồn]

Quy định sử dụng lốp[sửa | sửa mã nguồn]

Việc thay lốp khi dừng pit bị cấm và mỗi tay đua phải sử dụng một bộ lốp trong suốt vòng phân hạng và cuộc đua chính. Lý do của sự thay đổi quy tắc này là để thúc đẩy các đội chọn hợp chất lốp cứng hơn với ít độ bám hơn để giảm tốc độ vào cua để nhằm cải thiện độ an toàn. Một bộ lốp chỉ được thay thế khi bị thủng và khi thời tiết ẩm ướt và dưới sự chỉ đạo của FIA[5]. Sau tai nạn thảm khốc của Kimi Räikkönen tại trường đua Nürburgring khi hệ thống treo lốp của anh bị hỏng sau khi một chiếc lốp bị xẹp làm rách hệ thống treo bằng sợi carbon, các ông chủ đội và FIA đã đồng ý rằng mỗi xe có thể thay một lốp mà không bị phạt. Sau khi điều này được áp dụng, việc bảo quản một bộ lốp duy nhất cho toàn bộ cuộc đua trở thành một thách thức mới đối với các tay đua và đối với các nhà sản xuất lốp xe. Thách thức lớn nhất dối với nhà sản xuất lốp xe là tạo ra các bộ lốp bền và lâu dài hơn. Ngoài ra, những đội sử dụng lốp Michelin có lợi thế hơn so với những đội sử dụng lốp Bridgestone.

Động cơ[sửa | sửa mã nguồn]

Vào mùa giải này, FIA yêu cầu động cơ phải bền bỉ ít nhất tại hai chặng đua và đồng thơi gấp đôi yêu cầu theo quy định vào năm 2004. Một tay đua thay động cơ sẽ bị tụt 10 bậc so với vị trí xuất phát của mình trong cuộc đua. Thêm vào đó, động cơ phải được thiết kế để hạn chế số vòng quay và công suất đầu ra được yêu cầu để tăng độ bền bỉ. Ngoài ra, quy định này cũng là một biện pháp cắt giảm chi phí cho các nhà sản xuất động cơ. Sau chặng đua đầu tiên của mùa giải, FIA đã hành động để lấp lỗ hổng trong quy định mới này do BAR đưa ra.

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ “Red Bull still British”. 5 tháng 1 năm 2021. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 10 năm 2011.
  2. ^ “2005 Formula One season entry list”. 5 tháng 1 năm 2021. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 3 năm 2006.
  3. ^ 'Red-Bull'-Team bestätigt - Klien als Fahrer möglich”. Motorsport-Total.com (bằng tiếng Đức). Truy cập ngày 11 tháng 3 năm 2023.
  4. ^ “Offiziell: Midland übernimmt Jordan-Team”. Motorsport-Total.com (bằng tiếng Đức). Truy cập ngày 11 tháng 3 năm 2023.
  5. ^ “Formula One rule changes for 2005”. www.rediff.com. Truy cập ngày 25 tháng 3 năm 2023.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]