Giải Balzan
Giải Balzan gồm 4 giải thưởng do Quỹ giải Balzan quốc tế trao hàng năm cho những người hoặc tổ chức có những đóng góp xuất sắc trong các lãnh vực nhân đạo, khoa học tự nhiên, văn hóa cũng như hòa bình và tình hữu nghị.
Mục lục
Tiền thưởng và Tài sản vốn[sửa | sửa mã nguồn]
Hàng năm, Quỹ chọn các lãnh vực thích đáng để trao các giải của năm sau, và quyết định số tiền của giải. Thường thì Quỹ loan báo các lãnh vực trao giải và danh sách những người hoặc tổ chức được đề cử vào tháng 5 hàng năm. Những người hoặc tổ chức đoạt giải sẽ được công bố trong tháng 9 năm sau. Từ năm 2001 tiền thưởng của mỗi giải đã tăng lên 1 triệu Franc Thụy Sĩ, với điều kiện phân nửa số tiền được sử dụng cho các dự án có các nhà nghiên cứu trẻ tham gia.
Ủy ban giải Balzan gồm 20 ủy viên thuộc các hội học giả có uy tín của châu Âu. Giải này được xếp hạng cao gần sát giải Nobel và là một trong các giải cao nhất về thành tựu khoa học, văn hóa và nhân đạo, tuy nhiên giải này ít được biết đến, mặc dù số tiền của giải Balzan năm 2004 lên tới 3 triệu dollar Mỹ, vượt quá số tiền của giải Nobel 1,3 triệu (theo tỷ giá hối đoái năm 2004).
Tiền vốn của Quỹ do người Ý Eugenio Balzan hiến tặng (1874–1953). Ông là đồng sở hữu chủ của nhật báo Corriere della Sera và đã đầu tư vốn ở Thụy Sĩ. Năm 1933 ông rời khỏi Ý để phản đối chủ nghĩa phát xít. Ông để lại tài sản thừa kế lớn cho con gái Angela Lina Balzan (1892–1956), người bị một căn bệnh mà thời đó không thể chữa lành. Trước khi qua đời, bà đã trao lại tài sản và chỉ thị cho quỹ, từ đó quỹ có 2 trụ sở: Ban quản lý Giải ở Milano (Ý) và Ban quản lý Quỹ ở Zürich (Thụy Sĩ).
Tiền thưởng của giải đầu tiên là 1 triệu Franc Thụy Sĩ, trao cho Quỹ giải Nobel năm 1961. Sau năm 1962, giải ngưng trao 16 năm, sau đó lại bắt đầu trao giải với số tiền nửa triệu franc Thụy Sĩ cho Mẹ Teresa. Lễ trao giải được cử hành luân phiên giữa thành phố Bern (Thụy Sĩ) và Accademia dei Lincei ở Roma (Ý). Những người đoạt giải sau đó thường cũng đoạt giải Nobel.
Các thể loại[sửa | sửa mã nguồn]
Từ năm 1978, bốn giải được trao hàng năm cho các thành tích trong các thể loại. Mọi giải đều do một ủy ban riêng quyết định:
Mỗi 3 tới 5 năm, Quỹ cũng trao "Giải vì nhân đạo, hòa bình và tình hữu nghị giữa các dân tộc". Mới đây, năm 2005 giải này được trao cho Cộng đoàn Sant'Egidio.
Các người nổi tiếng đã đoạt giải[sửa | sửa mã nguồn]
Một số nhân vật nổi tiếng đã đoạt giải là Giáo hoàng Gioan XXIII (1962), Paul Hindemith (1962), Jean Piaget (1979), Jorge Luis Borges (1980), Edward Shils (1983), Jan Hendrik Oort (1984), Otto E. Neugebauer (1986), Emmanuel Levinas (1989), Paul Ricoeur (1999), Abdul Sattar Edhi (2000), Eric Hobsbawm (2003) và Bruce A. Beutler (2007).
Danh sách người hoặc tổ chức đoạt giải[sửa | sửa mã nguồn]
2014[sửa | sửa mã nguồn]
- Mario Torelli (Italy) --- Classical Archaeology
- Ian Hacking (Canada) --- Epistemology and Philosophy of Mind
- G. David Tilman (USA) --- Basic and/or applied Plant Ecology
- Dennis Sullivan (USA) --- Mathematics (pure or applied)
2013[sửa | sửa mã nguồn]
- André Vauchez (France) --- Medieval History
- Manuel Castells (Spain) --- Sociology
- Alain Aspect (France) --- Quantum Information Processing and Communication
- Pascale Cossart (France) --- Infectious diseases: basic and clinical aspects
2012[sửa | sửa mã nguồn]
- Ronald Dworkin (USA) --- Jurisprudence
- Reinhard Strohm (Germany) --- Musicology
- Kurt Lambeck (Australia) --- Solid Earth Sciences, with emphasis on interdisciplinary research
- David Baulcombe (UK) --- Epigenetics
2011[sửa | sửa mã nguồn]
- Peter Brown (Ireland) --- Ancient History (The Graeco-Roman World)
- Bronislaw Baczko (Poland) --- Enlightenment Studies
- Russell Scott Lande (USA / UK) --- Theoretical Biology or Bioinformatics
- Joseph Ivor Silk (USA / UK) --- The Early Universe (From the Planck Time to the First Galaxies)
2010[sửa | sửa mã nguồn]
- Manfred Brauneck (Đức) --- History of theatre in all its aspects
- Carlo Ginzburg (Ý) --- Lịch sử châu Âu (1400 - 1700)
- Jacob Palis (Brasil) --- Toán học (thuần túy và ứng dụng)
- Yamanaka Shin'ya (Nhật Bản) --- Tế bào gốc: Sinh học và Ưúng dụng tiềm năng
2009 - 2000[sửa | sửa mã nguồn]
2009[sửa | sửa mã nguồn]
- Terence Cave (Anh) --- Văn học từ 1500
- Michael Grätzel (Đức/ Thụy Sĩ) --- Khoa học Vật liệu mới
- Brenda Milner (Anh / Canada) --- Khoa thần kinh nhận thức
- Paolo Rossi Monti (Ý) --- Khoa học lịch sử
2008[sửa | sửa mã nguồn]
- Maurizio Calvesi (Ý) --- Nghệ thuật nhìn từ 1700
- Thomas Nagel (Serbia / Mỹ) --- Triết học đạo đức
- Ian H. Frazer (Úc) --- Y học phòng ngừa, kể cả tiêm ngừa
- Wallace S. Broecker (Mỹ) --- Khoa học Biến đổi khí hậu
2007[sửa | sửa mã nguồn]
- Sumio Iijima (Nhật Bản) --- Khoa học Nano
- Bruce A. Beutler (Mỹ) và Jules A. Hoffmann (Pháp) --- Miễn dịch bẩm sinh
- Michel Zink (Pháp) --- Văn học châu Âu (1000 - 1500)
- Rosalyn Higgins (Anh) --- Luật quốc tế từ 1945
- Karlheinz Böhm (Áo) --- Nhan đạo, hòa bình và tình hữu nghị giữa các dân tộc
2006[sửa | sửa mã nguồn]
- Ludwig Finscher (Đức) --- Lịch sử âm nhạc phương Tây từ 1600
- Quentin Skinner (Anh) --- Tư tưởng chính trị: Lịch sử và lý thuyết
- Andrew Lange (Mỹ) và Paolo de Bernardis (Ý) --- Thiên văn học quan sát và Vật lý thiên thể
- Elliott M. Meyerowitz (Mỹ) và Christopher R. Somerville (Canada) --- Di truyền học phân tử của thực vật
2005[sửa | sửa mã nguồn]
- Lothar Ledderose (Đức) --- Lịch sử Nghệ thuật châu Á
- Peter Hall (Anh) --- Lịch sử văn hóa và xã hội của các thành phố từ đầu thế kỷ 16
- Peter R. Grant (Anh) và Rosemary Grant (Mỹ) --- Sinh học dân số
- Russell J. Hemley (Mỹ) và Ho-kwang (David) Mao (Trung quốc) --- Vật lý khoáng vật
2004[sửa | sửa mã nguồn]
- Andrew Colin Renfrew (Anh) --- Khảo cổ học tiền sử
- Cộng đoàn Sant'Egidio --- Nhân đạo, hòa bình và tình hữu nghị giữa các dân tộc * Michael Marmot (Anh) --- Dịch tễ học
- Nikki R. Keddie (Mỹ) --- Thế giới đạo Hồi từ cuối thế kỷ 19 và cuối thế kỷ 20
- Pierre Deligne (Bỉ) --- Toán học
2003[sửa | sửa mã nguồn]
- Eric Hobsbawm (Anh) --- Lịch sử châu Âu từ 1900
- Reinhard Genzel (Đức) --- Thiên văn học (tia) hồng ngoại
- Serge Moscovici (Pháp) --- Tâm lý học xã hội
- Wen-Hsiung Li (Đài Loan / Mỹ) --- Di truyền học và tiến hóa
2002[sửa | sửa mã nguồn]
- Anthony Grafton (Mỹ) --- Lịch sử nhân loại
- Dominique Schnapper (Pháp) --- Xã hội học
- Walter J. Gehring (Thụy Sĩ) --- Sinh học phát triển
- Xavier Le Pichon (Pháp) --- Địa chất học
2001[sửa | sửa mã nguồn]
- Claude Lorius (Pháp) --- Khí hậu học
- James Sloss Ackerman (Mỹ) --- Lịch sử kiến trúc (gồm kế hoạch đô thị và thiết kế phong cảnh)
- Jean-Pierre Changeux (Pháp) --- Khoa học thần kinh nhận thức
- Marc Fumaroli (Pháp) --- Lịch sử văn học và chủ nghĩa phê bình (sau 1500)
2000[sửa | sửa mã nguồn]
- Abdul Sattar Edhi (Pakistan) --- Nhân đạo, hòa bình và tình hữu nghị giữa các dân tộc
- Ilkka Hanski (Phần Lan) --- Khoa học sinh thái
- Martin Litchfield West (Anh) --- Cổ học cổ điển
- Michael Stolleis (Đức) --- Lịch sử pháp luật từ 1500
- Michel G.E. Mayor (Thụy Sĩ) --- Dụng cụ và kỹ thuật trong Thiên văn học và Vật lý thiên thể
1999 - 1990[sửa | sửa mã nguồn]
1999[sửa | sửa mã nguồn]
- John Elliott (Anh) --- Lịch sử 1500-1800
- Luigi Luca Cavalli-Sforza (Ý / Mỹ) --- Khoa nguồn gốc nhân loại
- Mikhail Gromov (Nga / Pháp) --- Toán học
- Paul Ricoeur (Pháp) --- Triết học Pháp
1998[sửa | sửa mã nguồn]
- Andrzej Walicki (Ba Lan/ Mỹ) --- Lịch sử văn hóa, xã hội của thế giới Slavonic từ thời trị vì của Catherine the Great tới Cách mạng Nga năm 1917
- Harmon Craig (Mỹ) --- Địa hóa học
- Robert McCredie May (Anh / Úc) --- Đa dạng Sinh học
1997[sửa | sửa mã nguồn]
- Charles Coulston Gillispie (Mỹ) --- Triết học và Lịch sử khoa học
- Stanley Jeyaraja Tambiah (Sri Lanka / Mỹ) --- Nhân loại học xã hội
- Thomas Wilson Meade (Anh) --- Dịch tễ học
1996[sửa | sửa mã nguồn]
- Arno Borst (Đức) --- Lịch sử: Văn hóa thời trung cổ
- Arnt Eliassen (Na Uy) --- Khí tượng học
- Ủy ban Chữ thập đỏ quốc tế (ICRC) --- Nhân đạo, hòa bình và tình hữu nghị giữa các dân tộc
- Stanley Hoffmann (Áo / Mỹ / Pháp) --- Khoa học chính trị: Các quan hệ quốc tế hiện đại
1995[sửa | sửa mã nguồn]
- Alan J. Heeger (Mỹ) --- Khoa học các vật liệu phi sinh học mới
- Carlo M. Cipolla (Ý) --- Lịch sử kinh tế
- Yves Bonnefoy (Pháp) --- Lịch sử nghệ thuật và Phê bình nghệ thuật (được áp dụng ở châu Âu từ thời Trung cổ tới ngày nay)
1994[sửa | sửa mã nguồn]
- Fred Hoyle (Anh) và Martin Schwarzschild (Đức / Mỹ) --- Vật lý thiên thể (tiến hóa của các ngôi sao)
- Norberto Bobbio (Ý) --- Khoa học Luật và Chính trị (các chính phủ và nền dân chủ)
- René Couteaux (Pháp) --- Sinh học (cấu trúc tế bào với quan hệ đặc biệt tới hệ thần kinh)
1993[sửa | sửa mã nguồn]
- Jean Leclant (Pháp) --- Nghệ thuật và Khảo cổ học của thế giới cổ đại
- Lothar Gall (Đức) --- Lịch sử: các xã hội ở thế kỷ 19 và 20
- Wolfgang H. Berger (Đức / Mỹ) --- Cổ sinh vật học với quan hệ đặc biệt tới Hải dương học
1992[sửa | sửa mã nguồn]
- Armand Borel (Thụy Sĩ / Mỹ) --- Toán học
- Ebrahim M. Samba (Gambia) --- Y học phòng ngừa
- Giovanni Macchia (Ý) --- Lịch sử và phê bình văn học
1991[sửa | sửa mã nguồn]
- Abbé Pierre (Henri Grouèse) (Pháp) --- Nhân đạo, hòa bình và tình hữu nghị giữa các dân tộc
- György Ligeti (Hungary / Áo) --- Âm nhạc
- John Maynard Smith (Anh) --- Di truyền học và tiến hóa
- Vitorino Magalhães Godinho (Bồ Đào Nha) --- Lịch sử: Sự nổi bật của châu Âu trong thế kỷ 15 và 16
1990[sửa | sửa mã nguồn]
- James Freeman Gilbert (Mỹ) --- Địa vật lý (đất rắn)
- Pierre Lalive d'Epinay (Thụy Sĩ) --- Luật quốc tế tư
- Walter Burkert (Đức) --- Nghiên cứu thế giới cũ (Khu vực Địa Trung Hải)
1989-1980[sửa | sửa mã nguồn]
1989[sửa | sửa mã nguồn]
- Emmanuel Lévinas (Pháp / Litva) --- Triết học
- Leo Pardi (Ý) --- Phong tục học
- Martin John Rees (Anh) --- Vật lý thiên thể năng lượng cao
1988[sửa | sửa mã nguồn]
- Michael Evenari (Israel) và Otto Ludwig Lange (Đức) --- Thực vật học ứng dụng (cả các dạng sinh thái)
- René Etiemble (Pháp) --- Văn học so sánh
- Shmuel Noah Eisenstadt (Israel) --- Xã hội học
1987[sửa | sửa mã nguồn]
- Jerome Seymour Bruner (Mỹ) --- Tâm lý học con người
- Phillip V. Tobias (Nam Phi) --- Nhân loại học tự nhiên
- Richard W. Southern (Anh) --- Lịch sử trung cổ
1986[sửa | sửa mã nguồn]
- Jean Rivero (Pháp) --- Các quyền cơ bản của con người
- Otto Neugebauer (Áo / Mỹ) --- Lịch sử khoa học
- Roger Revelle (Mỹ) --- Hải dương học / Khí hậu học
- Cao ủy Liên Hiệp Quốcvề người tỵ nạn (UNHCR) --- Nhân đạo, hòa bình và tình hữu nghị giữa các dân tộc
1985[sửa | sửa mã nguồn]
- Ernst H.J. Gombrich (Áo / Anh) --- Lịch sử nghệ thuật phương Tây
- Jean-Pierre Serre (Pháp) --- Toán học
1984[sửa | sửa mã nguồn]
- Jan Hendrik Oort (Hà Lan) --- Vật lý thiên thể
- Jean Starobinski (Thụy Sĩ) --- Lịch sử và phê bình văn học
- Sewall Wright (Mỹ) --- Di truyền học
1983[sửa | sửa mã nguồn]
- Edward Shils (Mỹ) --- Xã hội học
- Ernst Mayr (Đức / Mỹ) --- Động vật học
- Francesco Gabrieli (Ý) --- Nghiên cứu Đông phương
1982[sửa | sửa mã nguồn]
- Jean-Baptiste Duroselle (Pháp) --- Khoa học xã hội
- Kenneth Vivian Thimann (Anh / Mỹ) --- Thực vật học ứng dụng và thuần túy
- Massimo Pallottino (Italy) --- Sciences of antiquity
1981[sửa | sửa mã nguồn]
- Dan McKenzie (Anh), Drummond Matthews (Anh) và Frederick Vine (Anh) --- Địa chất học và Địa vật lý
- Josef Pieper (Đức) --- Triết học
- Paul Reuter (Pháp) --- Luật công quốc tế
1980[sửa | sửa mã nguồn]
- Enrico Bombieri (Ý) --- Toán học
- Hassan Fathy (Ai Cập) --- Kiến trúc và lập kế hoạch đô thị
- Jorge Luis Borges (Argentina) --- Triết học, Ngữ học và phê bình văn học
< 1980[sửa | sửa mã nguồn]
1979[sửa | sửa mã nguồn]
- Ernest Labrousse (Pháp) và Giuseppe Tucci (Ý) --- Lịch sử
- Jean Piaget (Thụy Sĩ) --- Khoa học xã hội và chính trị
- Torbjörn Caspersson (Thụy Điển) --- Sinh học
1978[sửa | sửa mã nguồn]
- Mẹ Teresa Calcutta (Nam Tư) --- Nhân đạo, hòa bình và tình hữu nghị giữa các dân tộc
1962[sửa | sửa mã nguồn]
- Andrey Kolmogorov (Nga) --- Toán học
- Karl von Frisch (Áo) --- Sinh học
- Paul Hindemith (Đức) --- Âm nhạc
- Giáo hoàng Gioan XXIII (Ý) --- Nhân đạo, hòa bình và tình huynh đệ giữa các dân tộc
- Samuel Eliot Morison (Mỹ) --- Lịch sử
1961[sửa | sửa mã nguồn]
- Quỹ Nobel (Thụy Điển) --- Nhân đạo, hòa bình và tình huynh đệ giữa các dân tộc
Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]
Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]
- The Balzan Foundation - Official site