Giải thưởng Hội Nhà Văn

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam là một giải thưởng văn học của Hội Nhà văn Việt Nam. Hằng năm Hội Nhà văn Việt Nam đều tổ chức phát động và trao Giải thưởng Hội Nhà Văn cho các loại hình văn học. Đồng thời, cứ mỗi 5 năm, Hội trao Giải thưởng Thăng Long cho các hoạt động văn học có ý nghĩa nhất.

Dưới đây là danh sách các giải thưởng các năm (danh sách này chưa đầy đủ).

Năm Văn xuôi Thơ Lý luận phê bình Văn học dịch Văn học thiếu nhi Nguồn
2021 Một ví dụ xoàng
Nguyễn Bình Phương
Văn bản văn học và sự bất ổn của nghĩa
Trương Đăng Dung
Châu Phi nghìn trùng
(Isak Dinesen)
Hà Thế Giang
Mùa tiểu học cuối cùng
Lê Văn Nghĩa
[1]
2022 Bửu Sơn Kỳ Hương
Lý Lan
Ngàn bài thơ khác
Trần Lê Khánh
Bóng của ý nghĩ
Nguyễn Bảo Chân
Hiệp sĩ thánh chiến
(Henryk Sienkiewicz)
Nguyễn Hữu Dũng
Thung lũng Đồng Vang
Trung Sỹ
[2]

2018[sửa | sửa mã nguồn]

  • Hoàng đế - Ryszard Kapuscinski - Người dịch: Nguyễn Chí Thuật - Văn học dịch
  • Tương lai được viết trên đá cổ - Fernando Rendón - Phạm Long Quận - Văn học dịch
  • Văn học Nga hiện đại - những vấn đề lý thuyết và lịch sử - Trần Thị Phương Phương - Phê bình Văn học

2017[sửa | sửa mã nguồn]

  • Khổ vì trí tuệ - Alexandr Griboedov - Lê Đức Mẫn - Văn học dịch
  • Bóng người trong bóng núi - Lê Thành Nghị - Phê bình Văn học
  • Cách tân nghệ thuật văn học phương Tây- Phùng Văn Tửu - Phê bình Văn học
  • Vũ Hùng - Bộ 18 tác phẩm viết cho thiếu nhi - Giải thưởng Sự nghiệp Văn học

2016[sửa | sửa mã nguồn]

  • Nữ quyền luận ở Pháp và tiểu thuyết nữ Việt Nam đương đại - Trần Huyền Sâm - Phê bình Văn học

2015[sửa | sửa mã nguồn]

  • Thông reo Ngàn Hống - Nguyễn Thế Quang - Văn xuôi
  • Kỳ nhân làng ngọc: tập truyện ngắn - Trần Thanh Cảnh - Văn xuôi
  • Người đàn ông đến từ Bắc Kinh - Henning Mankell - Nguyễn Minh Châu - Văn học dịch
  • Các lý thuyết nghiên cứu văn học ảnh hưởng và tiếp nhận từ ngày đổi mới đến nay - Nguyễn Văn Dân - Phê bình Văn học
  • Âm thanh của tưởng tượng - Lê Hồ Quang - Phê bình Văn học
  • Vườn khuya - Trần Hùng - Thơ
  • Long mạch - Hoàng Trần Cương - Thơ

2014[sửa | sửa mã nguồn]

  • Cuộc chiến đi qua - Kanta Ibragimov - Đào Minh Hiệp - Văn học dịch
  • Trăm năm trong cõi... - Phong Lê - Phê bình Văn học
  • Thơ Việt Nam hiện đại, tiến trình & hiện tượng - Nguyễn Đăng Điệp - Phê bình Văn học

2013[sửa | sửa mã nguồn]

  • Tập tiểu luận và bút ký về nghề văn: Phút giây huyền diệu - Ma Văn Kháng
  • Tập truyện ngắn: Bãi vàng, Đá quý, Trầm hương - Nguyễn Trí
  • Tập thơ: Những lớp sóng ngôn từ - Mã Giang Lân

2012[sửa | sửa mã nguồn]

  • Văn xuôi:
    • Giải thưởng: Tập truyện ngắn Thành phố đi vắng - Nguyễn Thị Thu Huệ.
    • Bằng khen:
      • Tiểu thuyết Trò chơi hủy diệt cảm xúc - Y Ban
      • Tiểu thuyết lịch sử Một thế kỷ bị mất - Phạm Ngọc Cảnh Nam.
  • Thơ:
    • Giải thưởng:
      • Tác phẩm Trường ca chân đất - Thanh Thảo
      • Tập thơ Màu tự do của đất - Trần Quang Quý
      • Tập thơ Giờ thứ 25 - Phạm Đương.
    • Bằng khen:
      • Tập thơ Hoa hoàng đàn nở muộn - Khuất Bình Nguyên
      • Tập thơ Chất vấn thói quen - Phan Hoàng.
  • Lý luận phê bình:
    • Giải thưởng: Cuốn sách Đa cực và điểm đến - Văn Chinh.

2011[sửa | sửa mã nguồn]

  • Tập phê bình lý luận “Bàn về minh triết và minh triết Việt” (Hoàng Ngọc Hiến)
  • Tập truyện ký “Huyền thoại tàu không số” (Đình Kính)
  • 2 tập thơ “Ngày linh hương nở sáng” (Đinh Thị Như Thúy) và “Hoan ca” (Đỗ Doãn Phương).
  • Bên cạnh đó, Hội Nhà văn Việt Nam cũng tặng bằng khen cho 2 tác phẩm: “Một bàn tay thì đầy” (Tiểu thuyết) của Hoàng Việt Hằng; “Bài hát ngày mai” (Thơ) Bản dịch của Lê Đăng Hoan (tác giả Ko Un - Hàn Quốc).

2010[sửa | sửa mã nguồn]

  • 4 tập tiểu thuyết, truyện ngắn:
    • “Lính trận” (Trung Trung Đỉnh)
    • “Minh sư” (Thái Bá Lợi)
    • “Lỏng và Tuột” (Trần Đức Tiến)
    • “Giữa dòng chảy lạc” (Nguyễn Danh Lam)
  • 2 tập thơ:
    • “Bầu trời không mái che” (Mai Văn Phấn)
    • “Sóng và khoảng lặng” (Từ Quốc Hoài)

2009[sửa | sửa mã nguồn]

  • Giải thưởng duy nhất của năm 2009 đã thuộc về tác phẩm lý luận phê bình “Tản mạn nghiệp văn” của Đinh Quang Tốn.

2008[sửa | sửa mã nguồn]

  • Văn xuôi:
    • “Ngôi nhà xưa bên suối”, tập truyện ngắn của Cao Duy Sơn
    • “Sóng chìm”, tiểu thuyết của Đình Kính
    • “Tiếng khóc của nàng Út”, tiểu thuyết của Nguyễn Chí Trung.

2007[sửa | sửa mã nguồn]

  • Tập thơ Khúc hát trái tim - Mattie J.T.Stepanek do Hữu Việt dịch
  • Tiểu thuyết "Và khi tro bụi" của nhà văn Việt kiều Đoàn Minh Phượng

2006[sửa | sửa mã nguồn]

  • Tặng thưởng:
    • Gia đình bé mọn, tiểu thuyết của Dạ Ngân
    • Paris ngày 11 tháng 8, tiểu thuyết của Thuận
    • Thượng Đức, tiểu thuyết của Nguyễn Bảo Trường Giang
    • Lô lô, tập thơ của Ly Hoàng Ly

2005[sửa | sửa mã nguồn]

  • Năm tặng thưởng:
    • Thức đến sáng và mơ (tập thơ của Phạm Thị Ngọc Liên)
    • Cho (tập thơ của Mai Linh)
    • Những bức tường lửa (tiểu thuyết của Khuất Quang Thụy)
    • Một thoáng văn nhân (chân dung văn học của Nguyên An)
    • Những ngôi sao băng (tập thơ Nga, dịch giả Thúy Toàn)

2004[sửa | sửa mã nguồn]

  • Không có giải A.
  • Giải B cho sáu tác phẩm:
    • Quỷ thành (tập truyện của Lê Bầu)
    • Gió mưa gửi lại (tập truyện của Thùy Linh)
    • Miệt vườn xa lắm (tập truyện của Dạ Ngân)
    • Rừng xưa xanh lá (ký của Bùi Ngọc Tấn)
    • Giấc mơ hình chiếc thớt (tập thơ của Trần Quang Quý)
    • Hoa (tập thơ của cố tác giả Lãng Thanh)
  • Ngoài ra có 10 tặng thưởng dành cho tác phẩm của các tác giả khác. Bạn nào biết 10 tác phẩm tặng thưởng nói tôi bổ sung.

2003[sửa | sửa mã nguồn]

  • Không có giải A.
  • 7 tác phẩm được tặng giải B:
    • Cơn giông, tiểu thuyết của Lê Văn Thảo
    • Lễ tẩy trần tháng tư, thơ của Inrasara, Nguyễn Tiến Văn dịch
    • Thơ lục bát của Trần Mạnh Hảo
    • Mùa không gió, thơ của Lê Thành Nghị
    • Ảo giác, thơ của Tuyết Nga
    • Cây bút đời người, tập chân dung văn học của Vương Trí Nhàn
    • Đàn hương hình tiểu thuyết của Mạc Ngôn, dịch giả Trần Đình Hiến
  • 3 tác phẩm được tặng thưởng gồm:
    • Kính vạn hoa, bộ truyện trường thiên cho thiếu nhi của Nguyễn Nhật Ánh
    • Đi hết đường mưa, tập truyện ngắn của Phạm Hải Anh
    • Miền xa thẳm, tiểu thuyết của Phạm Hoa

2002[sửa | sửa mã nguồn]

Danh sách năm này còn thiếu.

2001[sửa | sửa mã nguồn]

  • Không có giải A. 7 giải B:
    • Chim khách kêu (tập truyện ngắn - Nguyễn Kiên)
    • Ngọn đèn không tắt (tập truyện ngắn - Nguyễn Ngọc Tư)
    • Miền xanh thẳm (truyện thiếu nhi - Trần Hoài Dương)
    • Cõi lạ (thơ - Thu Nguyệt)
    • Một ngọn đèn xanh (thơ - Trúc Thông)
    • Văn chương và đổi mới (lý luận phê bình - Trịnh Đình Khôi)
    • Nhà văn Việt Nam hiện đại - chân dung và phong cách (lý luận phê bình, Nguyễn Đăng Mạnh)
  • Ngoài ra, có 7 tác phẩm được nhận tặng thưởng:
    • Nhật ký chiến tranh (ký - Chu Cẩm Phong)
    • Người trồng địa lan (tập truyện ngắn - Dương Duy Ngữ)
    • Trên mặt đất (tập thơ - Đặng Huy Giang)
    • Lời của lá (tập thơ - Nông Thị Ngọc Hòa)
    • Tranh luận văn học (lý luận phê bình - Nguyễn Hoàng Sơn)
    • Khúc hát gõ mái chèo (dịch - Phan Văn Các)
    • Nỗi đau và niềm tin (dịch - Lê Sơn)

2000[sửa | sửa mã nguồn]

  • Không có giải A.
  • Văn xuôi: Không có giải A và giải B; giải C:
    • “Truyện ngắn Lê Minh Khuê” - Lê Minh Khuê
    • Tập truyện “Mây núi Thái Hàng” - Bão Vũ
  • Thơ:
    • Giải B: tập thơ “Trầm tích” - Hoàng Trần Cương
    • Giải C:
      • “Mưa trong thành phố” - Lê Thành Nghị
      • “Nhặt lại thời gian” - Gia Minh
  • Lý luận phê bình:
    • Giải B: “Nghiên cứu văn học - lý luận và ứng dụng” - Nguyễn Văn Dân

1999[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ VANVN (8 tháng 2 năm 2022). “Giải thưởng Văn học Hội Nhà văn Việt Nam 2021”. Hội Nhà Văn Việt Nam. Truy cập ngày 7 tháng 8 năm 2023.
  2. ^ VANVN (31 tháng 12 năm 2022). “Giải thưởng Văn học Hội Nhà văn Việt Nam năm 2022”. Hội Nhà Văn Việt Nam. Truy cập ngày 7 tháng 8 năm 2023.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]