Giải bóng đá vô địch quốc gia 2008
V-League 2008 | |||
![]() |
|||
Thông tin | |||
---|---|---|---|
Thời gian | 6 tháng 1 - 28 tháng 8 năm 2008 | ||
Số đội | 14 | ||
Vô địch | Bình Dương (lần thứ 2) | ||
Á quân | Đồng Tâm Long An | ||
Hạng ba | Xi Măng Hải Phòng | ||
Xuống hạng | Hòa Phát Hà Nội Hà Nội - ACB Boss Bình Định |
||
Thống kê | |||
Số trận | 182 | ||
Số bàn thắng | 479 (2.63 bàn/trận) | ||
Số thẻ vàng | 756 (4.15 thẻ/trận) | ||
Số thẻ đỏ | 38 (0.21 thẻ/trận) | ||
Lượng khán giả | 1.339.171 (7.358 người/trận) | ||
Vua phá lưới | ![]() |
||
|
Giải bóng đá vô địch quốc gia 2008, có tên chính thức là Giải bóng đá vô địch quốc gia Petro Vietnam Gas 2008 hay Petro Vietnam Gas V-League 2008, với 14 câu lạc bộ tham dự diễn ra từ ngày 6 tháng 1 đến 28 tháng 8 năm 2008. Sau 26 vòng đấu, câu lạc bộ bóng đá Bình Dương bảo vệ thành công chức vô địch của mình. Hai đội bóng còn lại bước lên bục nhận huy chương là Đồng Tâm Long An và Xi Măng Hải Phòng. Đối với Hải Phòng đây là một bất ngờ nhỏ do đội mới vừa thăng hạng và không thực sự được đánh giá cao trước khi mùa giải diễn ra. Còn đối với đội bóng của "bầu Thắng", họ tiếp tục khẳng định là đội bóng ổn định nhất Việt Nam khi lần thứ 6 liên tiếp đứng trong "top 3" của V-League. Đây cũng là một mùa giải buồn cho bóng đá thủ đô khi hai đại diện là Hà Nội ACB và Hòa Phát Hà Nội đều buộc phải xuống hạng. Đội bóng thứ ba phải thi đấu ở giải Hạng nhất 2009 là Boss Bình Định sau khi thua Cao su Đồng Tháp trong trận play-off.[1][2][3]
Mục lục
Các đội tham dự[sửa | sửa mã nguồn]
Câu lạc bộ |
Thành tích giải năm 2007 |
Năm đầu tiên tại V-League[4] |
Số mùa giải tại V-League[5] |
---|---|---|---|
Becamex Bình Dương | Vô địch | 2004 | 4 |
Boss Bình Định | Thứ 6 | 2001 | 6 |
TMN - Cảng Sài Gòn | Thứ 8 | 2000 | 6 |
Đà Nẵng | Thứ 5 | 2001 | 6 |
Đồng Tâm Long An | Á quân | 2003 | 5 |
Hà Nội - ACB | Thứ 11 | 2000 | 7 |
Xi măng Hải Phòng ![]() |
Á quân Giải hạng nhất |
2000 | 5 |
Hòa Phát Hà Nội | Thứ 12 - thắng trận playoff với An Giang | 2003 | 4 |
Hoàng Anh Gia Lai | Thứ 3 | 2003 | 5 |
Khatoco Khánh Hòa | Thứ 10 | 2000 | 3 |
ĐPM Nam Định | Thứ 10 | 2000 | 7 |
TCDK Sông Lam Nghệ An | Thứ 7 | 2000 | 7 |
Thanh Hóa | Thứ 9 | 2007 | 1 |
Thể Công ![]() |
Vô địch Giải hạng nhất |
2000 | 4 |
Thông tin về giải đấu[sửa | sửa mã nguồn]
- So với mùa giải trước thì mùa giải này có sự thay đổi tên của một số câu lạc bộ cụ thể như sau: Pisico - Bình Định thành Boss Bình Định (gọi tắt là Boss B.Định), Đà Nẵng thành SHB Đà Nẵng (gọi tắt là SHB Đ.Nẵng),Vạn Hoa Hải Phòng thành Xi măng Hải Phòng (gọi tắt là Xi măng HP)[6]
- Lê Huỳnh Đức thay Phan Thanh Hùng làm huấn luyện viên trưởng SHB Đà Nẵng[7]
- Sau vòng 10, huấn luyện viên của hai đội bóng xếp cuối bảng từ chức: Trần Bình Sự của Hoà Phát Hà Nội từ chức, trao lại quyền huấn luyện viên trưởng cho trợ lý Nghiêm Xuân Mạnh [8]; Hoàng Văn Phúc của Hà Nội - ACB từ chức, Hoàng Gia thay thế.[9].
- CLB Halida Thanh Hoá thay đổi nhà tài trợ và đổi tên thành CLB Xi măng Công Thanh Thanh Hoá kể từ giai đoạn 2 V-League 2008 [10]
- Tomas Viczko là huấn luyện viên trưởng Hoà Phát Hà Nội[11] kể từ giai đoạn 2 V-League 2008
- Sau nhiều vụ rắc rối và ẩu đả trên sân trong khuôn khổ giải, trưởng ban tổ chức giải Dương Nghiệp Khôi bị thôi chức vào ngày 29 tháng 5 năm 2008 [12] và ngày 11 tháng 6 năm 2008 Liên đoàn bóng đá Việt Nam bổ nhiệm Nguyễn Hữu Bàng làm trưởng ban tổ chức giải.[13]
Lịch thi đấu và kết quả[sửa | sửa mã nguồn]
Lịch thi đấu[sửa | sửa mã nguồn]
Bảng kết quả thi đấu[sửa | sửa mã nguồn]
BBD | BBĐ | CSG | SĐN | ACB | XHP | HPH | HGL | KKH | ĐLA | PNĐ | SNA | XTH | THC | |
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
Bình Dương | XXX | 4-0 | 0-1 | 2-0 | 3-2 | 0-0 | 3-0 | 3-0 | 1-1 | 0-3 | 1-0 | 1-0 | 0-0 | 0-1 |
Bình Định | 0-1 | XXX | 3-2 | 1-4 | 1-0 | 3-2 | 2-0 | 1-2 | 2-2 | 1-1 | 0-0 | 3-2 | 3-4 | 0-0 |
Cảng Sài Gòn | 1-1 | 2-4 | XXX | 0-0 | 2-1 | 1-1 | 3-1 | 3-1 | 2-1 | 1-0 | 2-0 | 2-0 | 3-0 | 1-0 |
Đà Nẵng | 1-0 | 1-0 | 1-0 | XXX | 1-2 | 1-2 | 1-1 | 4-0 | 2-0 | 3-2 | 2-3 | 3-2 | 6-0 | 1-1 |
HN.ACB | 1-3 | 1-1 | 1-1 | 2-3 | XXX | 2-2 | 2-0 | 0-3 | 1-4 | 1-5 | 1-2 | 4-2 | 0-0 | 2-0 |
Hải Phòng | 2-0 | 3-0 | 6-0 | 4-0 | 4-0 | XXX | 2-1 | 1-0 | 1-1 | 1-1 | 4-1 | 0-0 | 1-1 | 2-1 |
Hòa Phát | 1-0 | 3-3 | 3-1 | 1-1 | 1-1 | 0-3 | XXX | 1-1 | 0-0 | 0-2 | 1-3 | 2-4 | 0-0 | 0-1 |
HA Gia Lai | 0-1 | 0-0 | 3-2 | 2-2 | 2-0 | 2-0 | 1-1 | XXX | 1-0 | 3-3 | 3-0 | 3-2 | 1-0 | 2-3 |
Khánh Hòa | 0-1 | 2-2 | 2-1 | 0-0 | 1-0 | 0-1 | 3-1 | 2-1 | XXX | 4-2 | 3-2 | 2-2 | 1-1 | 1-0 |
ĐT Long An | 2-4 | 4-1 | 3-1 | 3-1 | 1-1 | 2-1 | 2-0 | 0-1[14] | 2-0 | XXX | 2-1 | 0-3 | 2-1 | 3-1 |
Nam Định | 1-0 | 0-0 | 2-0 | 1-0 | 2-0 | 2-1 | 0-0 | 0-1 | 0-1 | 1-3 | XXX | 3-1 | 0-1 | 0-1 |
SL Nghệ An | 0-1 | 6-0 | 0-0 | 2-0 | 2-0 | 1-1 | 2-1 | 1-1 | 2-1 | 4-1 | 3-0 | XXX | 1-0 | 2-2 |
Thanh Hóa | 1-2 | 0-0 | 1-3 | 0-2 | 2-1 | 2-1 | 1-0 | 3-1 | 1-1 | 1-1 | 0-0 | 2-0 | XXX | 3-1 |
Thể Công | 0-0 | 2-0 | 0-0 | 3-4 | 0-0 | 2-1 | 2-1 | 2-1 | 0-1 | 1-1 | 1-0 | 2-2 | 1-0 | XXX |
Đội dẫn đầu sau mỗi vòng đấu[sửa | sửa mã nguồn]

Tóm tắt mùa giải[sửa | sửa mã nguồn]
Được coi là ứng cử viên cho một trong hai xuất xuống hạng khi mùa bóng chưa khởi tranh, Xi Măng Hải Phòng đã gây bất ngờ lớn khi thắng cả bốn trận đầu mùa giải, trong đó có hai trận thắng trước Thể Công và TMN Cảng Sài Gòn vốn là những đội bóng có phong độ ổn định nhất trong những vòng đấu đầu tiên. Vươn lên dẫn đầu bảng xếp hạng sau khi thắng Thép - Cảng 6 bàn không gỡ, giành cú "hattrick" cả ba danh hiệu giải thưởng của tháng 1[15] (Cầu thủ, Đội bóng và Huấn luyện viên xuất sắc nhất tháng), "hiện tượng Hải Phòng" xứng đáng được coi là tâm điểm của tháng trước Tết.
Vòng thi đấu thứ 13 (13 tháng 4), sau trận hòa 2-2 giữa 2 đội Thể Công và Sông Lam Nghệ An, cổ động viên 2 đội đã xô xát dữ dội, đuổi đánh nhau trên khán đài. Một số cổ động viên đội Thể Công bị thương đầu, tay[16].
Vòng thi đấu thứ 16 (11 và 13 tháng 5), trong trận đấu giữa Đà Nẵng và Đồng Tâm Long An trên sân vận động Chi Lăng, sau khi trọng tài Nguyễn Xuân Hòa công nhận bàn thắng của Đồng Tâm vào phút thứ 74, đội Đà Năng đã phản đối và bỏ ra ngoài sân không thi đấu. Sau đó, trọng tài Nguyễn Xuân Hòa thay đổi quyết định, không công nhận bàn thắng này làm đội Đồng Tâm cũng bỏ ra ngoài sân phản đối[17]. Với quyết định gây tranh cãi này, trọng tài Nguyễn Xuân Hòa bị treo còi 4 trận [18]. Tuy nhiên, ông Hòa nói rằng giám sát trận đấu và quan chức Liên đoàn bóng đá Việt Nam đã gây sức ép với ông[19].
Vòng thi đấu thứ 18 (24 và 24 tháng 5), Thể Công trở lại vị trí đầu bảng sau khi thắng Hòa Phát 2-1. Tuy nhiên, tâm điểm của vòng đấu này là vụ bạo loạn ngày Chủ nhật trên sân vận động Vinh giữa cổ động viên 2 đội Sông Lam Nghệ An và Hải Phòng làm gần 10 người bị thương phải đi cấp cứu và 1 người bị xe ô tô chở cổ động viên Hải Phòng cán chết. Bạo loạn xảy ra kể từ khi đội Hải Phòng gỡ hòa phút thứ 87, cổ động viên 2 bên ném gạch đá vào nhau. Cổ động viên Hải Phòng phải chạy xuống sân để tránh nhưng bị cổ động viên Sông Lam Nghệ An đuổi theo. Hơn 3 tiếng sau trận đấu, đội Hải Phòng và cổ động viên mới ra khỏi sân ra về nhưng tiếp tục bị ném đá từ 2 bên đường cũng như đuổi theo[20]. Đây là lần thứ 2 trong vòng 1 tháng rưỡi, xô xát xảy ra trên sân vận động Vinh (lần trước với cổ động viên Thể Công[16]).
Ngày 29 tháng 5, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã yêu cầu Liên đoàn bóng đá Việt Nam thay thế Trưởng ban tổ chức giải (ông Dương Nghiệp Khôi) và đe dọa có thể dừng giải nếu tiếp tục xảy ra các sự việc tương tự[21].
Sau 26 vòng đấu, câu lạc bộ bóng đá Bình Dương bảo vệ thành công chức vô địch của mình. Hai đội bóng còn lại bước lên bục nhận huy chương là Đồng Tâm Long An và Xi Măng Hải Phòng. Đối với Hải Phòng đây là một bất ngờ nhỏ do đội mới vừa thăng hạng và không thực sự được đánh giá cao trước khi mùa giải diễn ra. Còn đối với đội bóng của "bầu Thắng", họ tiếp tục khẳng định là đội bóng ổn định nhất Việt Nam khi lần thứ 6 liên tiếp đứng trong "top 3" của V-League. Đây cũng là một mùa giải buồn cho bóng đá thủ đô khi hai đại diện là Hà Nội ACB và Hòa Phát Hà Nội đều buộc phải xuống hạng. Đội bóng thứ ba phải thi đấu ở giải Hạng nhất 2009 là Boss Bình Định sau khi thua Cao su Đồng Tháp trong trận play-off.
Các giải thưởng[sửa | sửa mã nguồn]
Các giải thưởng xuất sắc nhất tháng | |||
---|---|---|---|
Tháng | Câu lạc bộ | Huấn luyện viên | Cầu thủ |
|
|||
|
|
||
|
|
||
|
|
||
|
|
|
|
|
|
||
|
|
Bảng xếp hạng[sửa | sửa mã nguồn]
Bảng xếp hạng sau 26 vòng đấu | ||||||||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
TT | Đội | Trận | Thắng | Hòa | Thua | Điểm | BT | BB | Khác | |||
1 | Becamex Bình Dương | 26 | 14 | 5 | 7 | 47 | 31 | 18 | Vòng bảng AFC Champions League 2009 | |||
2 | Đồng Tâm Long An | 26 | 13 | 6 | 7 | 45 | 51 | 36 | ||||
3 | Xi măng Hải Phòng | 26 | 12 | 8 | 6 | 44 | 46 | 25 | ||||
4 | SHB Đà Nẵng | 26 | 12 | 6 | 8 | 42 | 43 | 33 | ||||
5 | Thép Miền Nam - Cảng Sài Gòn | 26 | 11 | 6 | 9 | 39 | 34 | 34 | ||||
6 | Khataco Khánh Hoà | 26 | 10 | 9 | 7 | 39 | 34 | 29 | ||||
7 | Hoàng Anh Gia Lai | 26 | 11 | 6 | 9 | 39 | 35 | 33 | ||||
8 | Thể Công | 26 | 10 | 8 | 8 | 38 | 28 | 28 | ||||
9 | Tài chính dầu khí - Sông Lam Nghệ An [29] | 26 | 10 | 7 | 9 | 36 | 45 | 35 | ||||
10 | Xi măng Công Thanh Thanh Hóa | 26 | 8 | 9 | 9 | 32 | 25 | 32 | ||||
11 | Đạm Phú Mỹ Nam Định | 26 | 9 | 4 | 13 | 31 | 24 | 32 | ||||
12 ![]() |
Boss Bình Định | 26 | 6 | 10 | 10 | 28 | 31 | 48 | Đá Play-off | |||
13 ![]() |
Hà Nội - ACB | 26 | 4 | 7 | 15 | 19 | 26 | 48 | Xuống hạng V.League 2 năm 2009 | |||
14 ![]() |
Hòa Phát Hà Nội | 26 | 2 | 9 | 15 | 15 | 21 | 43 | Xuống hạng V.League 2 năm 2009 |
Thống kê[sửa | sửa mã nguồn]
Chung cuộc[sửa | sửa mã nguồn]
- Giải vô địch Quốc gia Petro Vietnam Gas 2008
- Đội vô địch: Becamex Bình Dương, phần thưởng 700 triệu đồng.
- Á quân: Đồng Tâm Long An, phần thưởng 350 triệu đồng.
- Thứ ba: Xi Măng Hải Phòng, phần thưởng 150 triệu đồng.
- Vua phá lưới: Almeida (Đà Nẵng), 23 bàn.
- Đấu play-off: Boss Bình Định (với Cao su Đồng Tháp).
- Xuống hạng: Hoà Phát Hà Nội, Hà Nội.ACB.
- Thăng hạng: Quân khu 4, Hà Nội T&T.
Kỷ lục[sửa | sửa mã nguồn]
- Trận thắng đậm nhất: 6-0
- Xi măng Hải Phòng - Thép Miền Nam - Cảng Sài Gòn, ngày 26 tháng 1 năm 2008
- TCDK-Sông Lam Nghệ An - Boss Bình Định, ngày 30 tháng 3 năm 2008
- SHB Đà Nẵng - Xi măng Công Thanh Thanh Hoá, ngày 20 tháng 7 năm 2008
- Số bàn thắng nhiều nhất được một cầu thủ ghi trong một trận: 4
- Almeida (SHB Đà Nẵng) trận SHB Đà Nẵng thắng Xi măng Công Thanh Thanh Hoá 6-0, vòng 21, ngày 20 tháng 7, 2008
Cầu thủ ghi bàn[sửa | sửa mã nguồn]
Nguồn: “vff.org.vn”., “Vòng 26”.
Cầu thủ ghi nhiều bàn thắng[sửa | sửa mã nguồn]
STT | Cầu thủ | Câu lạc bộ | Số bàn thắng |
---|---|---|---|
1 | ![]() |
SHB Đà Nẵng | 23 |
2 | ![]() |
Đồng Tâm Long An | 21 |
3 | ![]() |
Xi măng Hải Phòng | 17 |
4 | ![]() |
TMN Cảng Sài Gòn | 16 |
5 | ![]() |
Xi măng Hải Phòng | 12 |
- | ![]() |
ĐPM Nam Định | 12 |
7 | ![]() |
Hoàng Anh Gia Lai | 11 |
- | ![]() |
TCDK Sông Lam Nghệ An | 11 |
- | ![]() |
Boss Bình Định | 11 |
- | ![]() |
Becamex Bình Dương | 11 |
Các cầu thủ khác[sửa | sửa mã nguồn]
5–10 bàn | |||
---|---|---|---|
|
|
4 bàn | |||
---|---|---|---|
|
|
3 bàn | |||
---|---|---|---|
|
|
2 bàn | |||
---|---|---|---|
|
|
1 bàn | |||
---|---|---|---|
|
|
Ghi bàn vào lưới nhà | |||
---|---|---|---|
|
|
Đấu play-off[sửa | sửa mã nguồn]
Giữa đội xếp thứ 12 giải chuyên nghiệp và đội xếp thứ 3 giải hạng nhất.
Giải bóng đá vô địch quốc gia 2008 Nhà vô địch |
---|
![]() Bình Dương Vô địch lần thứ hai |
Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]
- ^ “Vietnam - List of Cup Winners”. RSSSF.com.
- ^ “Số liệu chuyên môn trước vòng 26 giải VĐQG Petro Vietnam Gas 2008”. vff.org.vn.
- ^ “Vòng 26 giải VĐQG Petro Vietnam Gas 2008: Boss Bình Định đi suất play-off”. vff.org.vn.
- ^ Giải vô địch quốc gia chuyên nghiệp Việt Nam - V League, mới chỉ tồn tại từ mùa giải 2000-2001
- ^ Tính đến khi mùa giải này khởi tranh
- ^ Điều lệ và thông báo trước giải
- ^ Lê Huỳnh Đức làm hlv trưởng SHB Đà Nẵng
- ^ Ông Trần Bình Sự từ chức hlv trưởng Hoà Phát
- ^ Ông Hoàng Văn Phúc từ chức hlv đội HN.ACB
- ^ Thanh Hoá đổi tên thành Ximăng Công Thanh Thanh Hoá
- ^ hlv Tomas Viczko sẽ là hlv trưởng Hoà Phát Hà Nội
- ^ Trưởng BTC giải phải thôi chức sau vụ ẩu đả sân Vinh
- ^ V-League có Trưởng giải mới
- ^ Trận đấu ban đầu diễn ra ngày 6 tháng 1 nhưng do sự cố mất điện ở phút 65 khi kết quả là 1-0 nghiêng về Đồng Tâm Long An, nên kết quả này bị huỷ bỏ và trận đấu được tổ chức đấu lại từ đầu [1]. Đấu lại ngày 8 tháng 1, Đồng Tâm Long An thua 0-1.
- ^ Hattrick cho Xi Măng Hải Phòng
- ^ a ă Cổ động viên ẩu đả đổ máu sau trận hoà giữa SLNA và Thể Công
- ^ Đà Nẵng thắng gây tranh cãi
- ^ Treo còi trọng tài Xuân Hoà
- ^ Trọng tài Nguyễn Xuân Hoà: Các giám sát đã xuống sân nói tôi nhận định sai...
- ^ Bạo loạn tại sân vận động Vinh giữa cổ động viên 2 đội Sông Lam Nghệ An và Hải Phòng
- ^ Ông Dương Nghiệp Khôi mất chức Trưởng ban tổ chức giải sau vụ ẩu đả sân Vinh
- ^ “hlv Vương Tiến Dũng đạt danh hiệu hlv xuất sắc nhất tháng 1 giải VĐQG Petro Vietnam Gas 2008”. vff.org.vn. Truy cập ngày 9 tháng 2 năm 2009.
- ^ “Kết quả bầu chọn các danh hiệu tháng 2 giải VĐQG Petro Vietnam Gas 2008: TCDK SLNA lập cú đúp”. vff.org.vn. Truy cập ngày 9 tháng 2 năm 2009.
- ^ “Bầu chọn danh hiệu tháng 3 giải VĐQG Petro Vietnam Gas 2008: TCDK SLNA xuất sắc nhất”. vff.org.vn. Truy cập ngày 4 tháng 1 năm 2009.
- ^ “Danh hiệu tháng 4 giải VĐQG Petro Vietnam Gas 2008: Bình Dương và Martin Trinade được tôn vinh”. vff.org.vn. Truy cập ngày 4 tháng 1 năm 2009.
- ^ “Danh hiệu tháng 5 giải VĐQG Petro Vietnam Gas 2008: ĐTLA xuất sắc nhất”. vff.org.vn. Truy cập ngày 4 tháng 1 năm 2009.
- ^ “SHB Đà Nẵng lập hattrick giải thưởng tháng 7”. vff.org.vn. Truy cập ngày 4 tháng 1 năm 2009.
- ^ “Giải thưởng tháng 8 giải VĐQG Petro Vietnam Gas 2008: Thêm niềm vui cho B.Bình Dương”. vff.org.vn. Truy cập ngày 4 tháng 1 năm 2009.
- ^ Câu lạc bộ Tài chính dầu khí - Sông Lam Nghệ An bị trừ 1 điểm do những lộn xộn trên sân Vinh.
Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]
- Cúp bóng đá Việt Nam 2008
- Giải vô địch bóng đá hạng nhất Việt Nam 2008
- Siêu cúp bóng đá Việt Nam 2007
Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]
- Lịch thi đấu giải vô địch bóng đá Việt Nam 2008 trên trang chủ của Liên đoàn bóng đá Việt Nam
- Liên đoàn Bóng đá Việt Nam tổng kết mùa giải 2008
- Trang chủ Công ty Cổ phần Bóng đá Chuyên nghiệp Việt Nam (VPF) (tiếng Việt)
- Trang chủ Liên đoàn bóng đá Việt Nam (VFF) (tiếng Việt)
- Trang chủ flashscore
.pl (tiếng Ba Lan)
|
|