Giải vô địch cờ tướng thế giới

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Giải vô địch cờ tướng thế giới là giải đấu do Liên đoàn Cờ tướng thế giới đứng ra tổ chức. Mỗi đoàn tham dự được cử đi 3 kỳ thủ (2 nam, 1 nữ) tranh giải chính là ba giải: cá nhân nam, cá nhân nữ, đồng đội nam. Ngoài ra các đoàn có thể cử thêm kỳ thủ tranh giải Phi Hoa Việt duệ (dành cho kỳ thủ không phải gốc Hoa và gốc Việt). Nước chủ nhà cũng chỉ được cử một đoàn. Có một số trường hợp đặc biệt là MalaysiaMỹ, mỗi quốc gia này được cử hai đoàn Đông và Tây.

Giải lần đầu tiên được tổ chức năm 1990. Năm sau đó tổ chức giải thứ hai. Kể từ đó giải diễn ra đều đặn hai năm một lần. Trừ năm 2021, do ảnh hưởng của Đại dịch COVID-19 nên giải này hoãn đến 2022. Sau đó năm 2023 vẫn diễn ra như lịch trình. Tính đến năm 2023 giải đã tiến hành được 18 lần.

Kết quả[sửa | sửa mã nguồn]

Giải Năm Địa điểm Huy
chương
Giải nam Giải nữ Giải Phi Hoa duệ /
Phi Hoa Việt duệ [1]
1 1990 Singapore Singapore 1 Trung Quốc Lữ Khâm Singapore Trương Tâm Hoan Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland Winston Williams
2 Trung Quốc Hồ Vinh Hoa Trung Quốc Hoàng Ngọc Dinh Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất Ismail Sloan
3 Đài Loan Ngô Quý Lâm Malaysia Triệu Phụng Linh [2] Canada Gary Avrin
2 1991 Trung Quốc Côn Minh 1 Trung Quốc Triệu Quốc Vinh Trung Quốc Hồ Minh Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland Winston Williams
2 Trung Quốc Lý Lai Quần Singapore Trương Tâm Hoan Đức Simon Henke
3 Đài Loan Mã Trọng Uy Malaysia Chiêm Mẫn Châu [2] Singapore Osland Othman
3 1993 Trung Quốc Bắc Kinh 1 Trung Quốc Từ Thiên Hồng Trung Quốc Hồ Minh Việt Nam Mai Thanh Minh
2 Trung Quốc Triệu Quốc Vinh Canada Hoàng Ngọc Dinh Pháp Đặng Thanh Trung
3 Đài Loan Ngô Quý Lâm Úc Thường Hồng Việt Nam Trần Văn Ninh
4 1995 Singapore Singapore 1 Trung Quốc Lữ Khâm Canada Hoàng Ngọc Dinh Việt Nam Võ Văn Hoàng Tùng
2 Đài Loan Ngô Quý Lâm Trung Quốc Hồ Minh Việt Nam Lê Thiên Vị
3 Trung Quốc Đào Hán Minh Úc Lưu Bích Quân Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland Đại Vệ Dương[3]
5 1997 Hồng Kông Hồng Kông 1 Trung Quốc Lữ Khâm Ý Lâm Dã Việt Nam Mai Thanh Minh
2 Trung Quốc Hứa Ngân Xuyên Trung Quốc Cao Ý Bình Pháp Đặng Thanh Trung
3 Đài Loan Ngô Quý Lâm Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland Quách Thục Long Canada Nguyễn Hữu Phúc
6 1999 Trung Quốc Thượng Hải 1 Trung Quốc Hứa Ngân Xuyên Trung Quốc Kim Hải Anh Nhật Bản Shoshi Kazuharu
2 Trung Quốc Diêm Văn Thanh Pháp Lý Thẩm Malaysia Anuar Bin Haji Bakri [4]
3 Đài Loan Ngô Quý Lâm Malaysia Chiêm Mẫn Châu Đức Claus Tempelmann
7 2001 Ma Cao Ma Cao 1 Trung Quốc Lữ Khâm Trung Quốc Vương Lâm Na Hồng Kông Kon Island
2 Trung Quốc Hồ Vinh Hoa Đài Loan Cao Ý Bình Đức Joachim Schmidt-Brauns
3 Đài Loan Ngô Quý Lâm Úc Hoàng Tử Quân Đức Simon Henke
8 [5] 2003 Hồng Kông Hồng Kông 1 Trung Quốc Hứa Ngân Xuyên Trung Quốc Quách Lợi Bình Nhật Bản Shoshi Kazuharu
2 Trung Quốc Vu Ấu Hoa Đài Loan Cao Ý Bình Hồng Kông Kon Island
3 Đài Loan Ngô Quý Lâm Úc Lưu Bích Quân Đức Simon Henke
9 [6] 2005 Pháp Paris [7] 1 Trung Quốc Lữ Khâm Trung Quốc Quách Lợi Bình Hồng Kông Kon Island
2 Ma Cao Lý Cẩm Hoan Đài Loan Cao Ý Bình Đức Michael Nägler
3 Việt Nam Nguyễn Vũ Quân Canada Hoàng Ngọc Dinh Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland Alain Dekker
10 [8] 2007 Ma Cao Ma Cao 1 Trung Quốc Hứa Ngân Xuyên Trung Quốc Ngũ Hà Nhật Bản Shoshi Kazuharu
2 Trung Quốc Hồng Trí Việt Nam Ngô Lan Hương Hồng Kông Kon Island
3 Việt Nam Nguyễn Thành Bảo Đài Loan Cao Ý Bình Đức Michael Nägler
11 [9] 2009 Trung Quốc Sơn Đông 1 Trung Quốc Triệu Hâm Hâm Trung Quốc Vưu Dĩnh Khâm Indonesia Iwan Setiawan
2 Việt Nam Nguyễn Thành Bảo Việt Nam Ngô Lan Hương Hồng Kông Kon Island
3 Hoa Kỳ Mâu Hải Cần [10] Đài Loan Cao Ý Bình Campuchia Sour Samphy
12 [11] 2011 Indonesia Jakarta 1 Trung Quốc Tưởng Xuyên Trung Quốc Đường Đan Hồng Kông Kon Island
2 Trung Quốc Hứa Ngân Xuyên Việt Nam Nguyễn Hoàng Yến Nhật Bản Shoshi Kazuharu
3 Việt Nam Nguyễn Thành Bảo Hoa Kỳ Giả Đan[10] Indonesia Iwan Setiawan
13 [12] 2013 Trung Quốc Quảng Đông 1 Trung Quốc Vương Thiên Nhất Trung Quốc Đường Đan Thái Lan Krishna Sankirtan
2 Trung Quốc Tôn Dũng Chinh Việt Nam Nguyễn Hoàng Yến Malaysia Jia Han
3 Ma Cao Tào Nham Lỗi Hoa Kỳ Giả Đan Nhật Bản Shoshi Kazuharu
14 [13] 2015 Đức München 1 Trung Quốc Trịnh Duy Đồng Trung Quốc Vương Lâm Na Nhật Bản Shoshi Kazuharu
2 Trung Quốc Tạ Tịnh Hoa Kỳ Giả Đan Indonesia Iwan Setiawan
3 Ma Cao Tào Nham Lỗi Việt Nam Hồ Thị Thanh Hồng Đức Michael Nägler
15 [14] 2017 Philippines Manila 1 Trung Quốc Vương Thiên Nhất Trung Quốc Đường Đan Hà Lan Joep Nabuurs
2 Trung Quốc Trịnh Duy Đồng Việt Nam Nguyễn Hoàng Yến Malaysia Anuar Bin Bakri[4]
3 Ma Cao Tào Nham Lỗi Malaysia Dư Đình Đình[2] Nhật Bản Shoshi Kazuharu
16 2019 Canada Vancouver 1 Trung Quốc Từ Siêu Hoa Kỳ Giả Đan Nhật Bản Shoshi Kazuharu
2 Hồng Kông Hoàng Học Khiêm Trung Quốc Đường Đan Nhật Bản Sakai Kiyotaka
3 Canada Trần Hoằng Thịnh Việt Nam Cao Phương Thanh Indonesia Iwan Setiawan
17 2022 Malaysia Kuching 1 Trung Quốc Vương Thiên Nhất Trung Quốc Tả Văn Tịnh Không tổ chức
2 Hồng Kông Phùng Gia Tuấn Trung Quốc Trần Hạnh Lâm
3 Việt Nam Nguyễn Thành Bảo Singapore Ngô Lan Hương
18 2023 Hoa Kỳ Houston 1 Trung Quốc Mạnh Thần Trung Quốc Đường Tư Nam
2 Việt Nam Lại Lý Huynh Trung Quốc Lưu Hoan
3 Singapore Ngô Tông Hàn Singapore Ngô Lan Hương

Chi tiết một số giải[sửa | sửa mã nguồn]

Giải lần thứ 11 tổ chức vào tháng 12/2009 tại tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc, từ 28/8-3/9. Giải này có 93 kỳ thủ (bao gồm 13 nữ) thuộc 28 quốc gia và vùng lãnh thổ tham gia tranh tài 3 nội dung: cá nhân, đồng đội nam và cá nhân nữ. Mỗi nội dung thi đấu từ 9 đến 11 ván. Ngôi vô địch từng nội dung sẽ được nhận tiền thưởng từ 20.000 đến 50.000 nhân dân tệ.

  • Tại giải vô địch cờ tướng thế giới năm 1999, ban tổ chức giải đã thêm nội dung Phi Hoa Việt duệ vào thi đấu để thay cho nội dung Phi Hoa duệ; tức là các kỳ thủ thi đấu nội dung này không mang Quốc tịch Trung Quốc hoặc Việt Nam.
  • Tại giải vô địch cờ tướng thế giới năm 2022, ban tổ chức giải đã loại bỏ nội dung thi đấu Phi Hoa Việt duệ. Thay vào đó, thử nghiệm nội dung cờ tướng nhanh và kết quả Lại Lý Huynh của đoàn Việt Nam lên ngôi vô địch.

Thống kê[sửa | sửa mã nguồn]

  • Kỳ thủ vô địch thế giới nhiều lần nhất là Lữ Khâm với 5 lần, tiếp theo là Hứa Ngân Xuyên (3 lần)
  • Người đoạt nhiều huy chương nhất là Ngô Quý Lâm, tuy chưa lần nào vô địch. Ông có 1 huy chương bạc và 6 huy chương đồng.
  • Ngôi vô địch thế giới nam chưa lọt khỏi tay đội Trung Quốc lần nào. Ngôi vô địch thế giới nữ mới 4 lần thuộc về các đoàn ngoài Trung Quốc, tuy nhiên vẫn là các kỳ thủ gốc Hoa
  • Kỳ thủ Nguyễn Vũ Quân là kỳ thủ người Việt Nam đầu tiên đoạt huy chương thế giới (huy chương đồng 2005)

Chú thích và tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Ban đầu chỉ là giải Phi Hoa duệ (không phải gốc Hoa). Từ khi các kỳ thủ Việt Nam tham dự đều chiếm hết giải nên đến giải năm 1999 thêm vào là Phi Hoa Việt duệ (không phải kỳ thủ gốc Hoa và gốc Việt)
  2. ^ a b c Đông Malaysia
  3. ^ Các kỳ thủ này do chưa tra cứu được ngoài nguồn tiếng Trung nên đành tạm để tên phiên âm tiếng Trung.
  4. ^ a b Tây Malaysia
  5. ^ Giải vô địch cờ tướng thế giới 2003[liên kết hỏng]
  6. ^ Giải vô địch cờ tướng thế giới 2005[liên kết hỏng]
  7. ^ Giải đầu tiên tổ chức ngoài châu Á
  8. ^ Giải vô địch cờ tướng thế giới lần thứ 10 - 2007[liên kết hỏng]
  9. ^ “Giải vô địch cờ tướng thế giới lần thứ 11 - 2009”. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 3 năm 2012. Truy cập ngày 25 tháng 11 năm 2011.
  10. ^ a b Đông Mỹ
  11. ^ Trang chủ Giải vô địch cờ tướng thế giới lần thứ 12 - 2011 Lưu trữ 2011-11-27 tại Wayback Machine (tiếng Anh)
  12. ^ Kết quả bảng namnữ năm 2013 (tiếng Anh)
  13. ^ Kết quả bảng namnữ năm 2015 (tiếng Anh)
  14. ^ 奇迹!世锦赛王天一惊天大逆转夺冠 女子唐丹冠军 (Vưong Thiên Nhất bất ngờ đảo ngược tình thế, vô địch thế giới; Đường Đan vô địch nữ)