Giảm căng thẳng dựa trên chánh niệm

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Giảm căng thẳng dựa trên chánh niệm (Mindfulness-based stress reduction; MBSR) là một chương trình phối hợp với chánh niệm nhằm giúp giảm đau, giải quyết các tình trạng sức khỏe và các vấn đề cuộc sống mới đầu khó điều trị trong bệnh viện. Được phát triển tại Trung tâm Y tế Đại học Massachusetts vào những năm 1970 bởi Giáo sư Jon Kabat-Zinn, MBSR là sự kết hợp giữa thiền chánh niệm, nhận thức cơ thể và yoga nhằm mục đích giúp con người trở nên chú tâm hơn.[1][2] Trong những năm gần đây, thiền là đề tài của nhiều nghiên cứu lâm sàng có kiểm soát[3]. Cho thấy thiền có những vai trò lợi ích nhất định, bao gồm giảm bớt căng thẳng, thư giãn và cải thiện chất lượng cuộc sống, nhưng không giúp phòng ngừa hoặc chữa bệnh tật.[4] Trong khi MBSR bắt nguồn từ các giáo lý tâm linh, thì chính chương trình lại thế tục.[5]

Phương pháp thực hành[sửa | sửa mã nguồn]

Các lớp học và chương trình giảm căng thẳng dựa trên chánh niệm đã có mặt tại nhiều bệnh viện, trung tâm tĩnh tâm và cơ sở yoga.[6] Điển hình các chương trình tập trung vào giảng dạy,

  • hiểu biết sâu sắc về tâm trí và cơ thể nhằm giảm các phản ứng sinh lý của căng thẳng, đau đớn hoặc bệnh tật
  • nhận thức không phán xét những gì diễn ra trong cuộc sống hàng ngày
  • an bình thanh thản và sống trong từng khoảnh khắc
  • trải nghiệm cuộc sống lạc quan hơn và chú trọng nguồn lực từ bên trong để chữa bệnh và kiểm soát căng thẳng
  • thư giãn cơ tiến bộ
  • thiền chánh niệm

Hiệu quả[sửa | sửa mã nguồn]

Các phương pháp tiếp cận dựa trên chánh niệm đã được thử nghiệm cho một loạt các vấn đề sức khỏe bao gồm rối loạn lo âu, rối loạn tâm trạng, rối loạn lạm dụng thuốc, rối loạn ăn uống, đau mãn tính, ADHD, chứng mất ngủ, đối phó với các tình trạng bệnh tật, trên nhiều đối tượng gồm có trẻ em, thanh thiếu niên, các bậc cha mẹ, giáo viên, nhà trị liệu và bác sĩ.[7] Là đề tài nhận được sự quan tâm ngày càng tăng của nhiều nghiên cứu, 52 bài báo đã được xuất bản năm 2003, lên đến 477 vào năm 2012.[1] Gần 100 nghiên cứu lâm sàng đối chứng ngẫu nhiên đã được xuất bản vào đầu năm 2014.[8]

Nghiên cứu cho thấy rèn luyện chánh niệm giúp cải thiện sự tập trung, chú ý và khả năng làm việc dưới áp lực.[9][10][11]

Một tuyên bố năm 2013 của Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ về các phương pháp thay thế hạ huyết áp kết luận MBSR không được khuyến khích trong thực hành lâm sàng để giảm huyết áp.[12] MBSR có thể có lợi với chứng trầm cảm và khổ đau tâm lý liên quan đến các bệnh mãn tính.[13]

Bằng chứng sơ bộ cho thấy hiệu quả của thiền chánh niệm trong điều trị rối loạn sử dụng thuốc; tuy nhiên, cần nghiên cứu thêm.[14] MBSR có thể có ích cho những người bị đau cơ xơ hóa: không có bằng chứng về lợi ích lâu dài nhưng có bằng chứng chất lượng thấp về lợi ích nhỏ ngắn hạn.[15]

Năm 2010, một phân tích tổng hợp được thực hiện bởi Hoffman và các đồng nghiệp đã khám phá hiệu quả của MBSR và các chương trình tương tự lên đối tượng người trưởng thành có triệu chứng lo âu và trầm cảm.[7] Một phân tích tổng hợp rộng hơn được thực hiện vào năm 2004 bởi Grossman và các đồng nghiệp đã tìm thấy có những ảnh hưởng tích cực lên sức khỏe thể chất và tinh thần sau khi điều trị MBSR.[7]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b Pickert K (tháng 2 năm 2014). “The art of being mindful. Finding peace in a stressed-out, digitally dependent culture may just be a matter of thinking differently”. Time. 183 (4): 40–6. PMID 24640415. Lỗi chú thích: Thẻ <ref> không hợp lệ: tên “Time2014” được định rõ nhiều lần, mỗi lần có nội dung khác
  2. ^ Will, Andrea; Rancea, Michaela; Monsef, Ina; Wöckel, Achim; Engert, Andreas; Skoetz, Nicole (ngày 12 tháng 2 năm 2015). “Mindfulness-based stress reduction for women diagnosed with breast cancer”. Cochrane Database of Systematic Reviews (bằng tiếng Anh). doi:10.1002/14651858.cd011518. ISSN 1465-1858.
  3. ^ Ospina MB, Bond K, Karkhaneh M (tháng 6 năm 2007). “Meditation practices for health: state of the research”. Evid Rep Technol Assess (Full Rep) (155): 35–37. PMC 4780968. PMID 17764203.
  4. ^ “Meditation”. Cancer Research UK. Truy cập ngày 27 tháng 9 năm 2017.
  5. ^ Greeson, Jeffrey M.; Webber, Daniel M.; Smoski, Moria J.; Brantley, Jeffrey G.; Ekblad, Andrew G.; Suarez, Edward C.; Wolever, Ruth Quillian (2011). “Changes in spirituality partly explain health-related quality of life outcomes after Mindfulness-Based Stress Reduction”. Journal of Behavioral Medicine. 34 (6): 508–18. doi:10.1007/s10865-011-9332-x. PMC 3151546. PMID 21360283.
  6. ^ “Mindfulness based stress reduction at El Camino Hospital, Mountain View, CA (accessed in November 2017)”. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 4 năm 2019.
  7. ^ a b c Hayes, Steven C.; Villatte, Matthieu; Levin, Michael; Hildebrandt, Mikaela (ngày 1 tháng 1 năm 2011). “Open, Aware, and Active: Contextual Approaches as an Emerging Trend in the Behavioral and Cognitive Therapies”. Annual Review of Clinical Psychology. 7 (1): 141–168. doi:10.1146/annurev-clinpsy-032210-104449. PMID 21219193.
  8. ^ Hurley, Dan (ngày 14 tháng 1 năm 2014). “Breathing In vs. Spacing Out”. New York Times Magazine. Truy cập ngày 9 tháng 4 năm 2014.
  9. ^ Lazar SW, Kerr CE, Wasserman RH (tháng 11 năm 2005). “Meditation experience is associated with increased cortical thickness”. NeuroReport. 16: 1893–7. doi:10.1097/01.wnr.0000186598.66243.19. PMC 1361002. PMID 16272874.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  10. ^ “Breaking News, Analysis, Politics, Blogs, News Photos, Video, Tech Reviews - TIME.com”. TIME.com. Truy cập 1 tháng 1 năm 2019.
  11. ^ Krompinger J., Baime M. J. (2007). “Mindfulness training modifies subsystems of attention”. Cognitive, Affective, & Behavioral Neuroscience. 7: 109–119. doi:10.3758/CABN.7.2.109.
  12. ^ Brook, Robert D; Lawrence J. Appel; Melvyn Rubenfire; Gbenga Ogedegbe; John D. Bisognano; William J. Elliott; Flavio D. Fuchs; Joel W. Hughes; Daniel T. Lackland; Beth A. Staffileno; Raymond R. Townsend; Sanjay Rajagopalan (ngày 22 tháng 4 năm 2013). “Beyond Medications and Diet: Alternative Approaches to Lowering Blood Pressure: A Scientific Statement From the American Heart Association”. Hypertension. 61 (6): 1360–83. doi:10.1161/HYP.0b013e318293645f. PMID 23608661.
  13. ^ Bohlmeijer, Ernst; Prenger, Rilana; Taal, Erik; Cuijpers, Pim (2010). “The effects of mindfulness-based stress reduction therapy on mental health of adults with a chronic medical disease: A meta-analysis”. Journal of Psychosomatic Research. 68 (6): 539–44. doi:10.1016/j.jpsychores.2009.10.005. PMID 20488270.
  14. ^ Zgierska A, Rabago D, Chawla N, Kushner K, Koehler R, Marlatt A (2009). “Mindfulness meditation for substance use disorders: a systematic review”. Subst Abus (Systematic review). 30 (4): 266–94. doi:10.1080/08897070903250019. PMC 2800788. PMID 19904664.
  15. ^ Lauche R, Cramer H, Dobos G, Langhorst J, Schmidt S (tháng 12 năm 2013). “A systematic review and meta-analysis of mindfulness-based stress reduction for the fibromyalgia syndrome”. J Psychosom Res (Systematic review). 75 (6): 500–10. doi:10.1016/j.jpsychores.2013.10.010. PMID 24290038.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]