Gia tộc Tokugawa

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Gia tộc Tokugawa
徳川氏
Tam Diệp Quỳ (thục quỳ ba lá) - Gia huy của gia tộc Tokugawa
Nguyên quánKozuke (dòng chính)
Mikawa (dòng khôi phục)
Gia tộc mẹGia tộc Nitta (dòng chính)
Gia tộc Matsudaira (dòng khôi phục)
Tước hiệuNhiều tước hiệu khác nhau
Người sáng lậpNitta Yoshisue (dòng chính)
Tokugawa Ieyasu (dòng khôi phục)
Người cai trị
cuối cùng
Tokugawa Yoshinobu
Người đứng đầu hiện tạiTokugawa Tsunenari
Thành lậpthế kỷ 13 (dòng chính)
1567 (dòng khôi phục)
Sụp đổvẫn còn tồn tại
Cai trị đến1868 (Bãi bỏ Mạc phủ)
1871 (Phế phiên lập huyện)
Chi tộc nhánhNhiều chi khác nhau

Gia tộc Tokugawa (徳川氏 Đức Xuyên thị?) là một gia đình daimyo hùng mạnh ở Nhật Bản. Họ là hậu duệ của Thiên hoàng Seiwa (850-880) và là một chi của gia tộc Minamoto (Seiwa Genji) qua gia tộc Nitta.

Minamoto no Yoshishige (+1202), cháu nội của Minamoto no Yoshiie (1041-1108), là người đầu tiên lấy cái tên Nitta. Ông cùng với người anh em họ của mình là Minamoto no Yoritomo chống lại gia tộc Taira (1180) và cùng nhau lập nên Mạc phủ Kamakura.

Nitta Yoshisue, con trai thứ tư của Yoshishige, định cư ở Tokugawa (tỉnh Kozuke) và lấy nơi này làm họ của mình.

Tokugawa Chikauji là hậu duệ thứ 8 của Yoshisue. Ông chứng kiến sự sụp đổ của nhà Nitta trong cuộc chiến chống lại nhà Ashikaga; ông định cư ở Matsudaira (tỉnh Mikawa).

Yasuchika (1369-1412), con trai của Chikauji, lấy họ là Matsudaira. Ông nắm giữ lâu đài Iwatsu, sau đó là lâu đài Okazaki, và củng cố quyền thống trị của gia đình mình ở tỉnh Mikawa.

Ieyasu (1542-1616) là cháu đời thứ 7 của Yasuchika. Năm 1567, ông được Thiên Hoàng cho phép lấy lại cái tên Tokugawa. Bằng việc này, ông tuyên bố mình là hậu duệ của gia tộc Minamoto.

Gia tộc vươn đến đỉnh cao quyền lực vào cuối thời Sengoku, và họ thống trị Nhật Bản với tước hiệu shogun cho đến hết thời Edo. Tổng cộng có 15 Shogun Tokugawa. Sự thống trị của họ vững chắc đến mức một số sách lịch sử đã dùng cụm từ "thời đại Tokugawa" thay cho "thời kỳ Edo".

Thêm nữa, người đứng đầu của gosanke (ba nhánh với các phiên) ở Owari, Kishū, và Mito) cũng lấy họ là Tokugawa. Các nhánh khác trở thành các gosankyō: các họ Tayasu, Hitotsubashi, và Shimizu Tokugawa. Nhiều daimyo có họ Matsudaira là hậu duệ của nhà Tokugawa. Ví dụ như nhà Matsudaira ở FukuiAizu. Thành viên của gia tộc Tokugawa thông hôn với các daimyo hùng mạnh và với cả Hoàng gia Nhật Bản.

Lăng mộ chính của gia tộc là Tōshō-gūNikkō, và ngôi đền của gia tộc Kan'ei-jiTokyo.

Gia huy của gia tộc Tokugawa, "hoa thục quỳ ba cánh", là một biểu tượng rất dễ nhận ở Nhật Bản, biểu tượng cho các phần bằng nhau của gia tộc Tokugawa và Mạc phủ cuối cùng. Trong jidaigeki, gia huy thường được dùng để xác định các câu chuyện thời Edo. Trong các tác phẩm xuất bản thời Minh Trị Duy Tân, gia huy này được dùng để báo hiệu lòng trung thành đối với Shogun—đối nghịch với những người bảo hoảng, với gia huy hình bông cúc của Hoàng thất.

Các thành viên gia đình[sửa | sửa mã nguồn]

Thuộc hạ[sửa | sửa mã nguồn]

Các gia tộc[sửa | sửa mã nguồn]

Các thuộc hạ quan trọng[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]