Giang Đông lục thập tứ đồn
Giang Đông lục thập tứ đồn | |||||||
Giang Đông lục thập tứ đồn là khu vực màu hồng ở bản đồ to phía trên. | |||||||
Tên tiếng Trung | |||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|
Phồn thể | 江東六十四屯 | ||||||
Giản thể | 江东六十四屯 | ||||||
| |||||||
Tên tiếng Nga | |||||||
Tiếng Nga | Шестьдесят четыре деревни к востоку от реки Амур hay Зазейский район |
Giang Đông lục thập tứ đồn là một nhóm các thôn làng người Mãn nằm ở tả ngạn (bắc) của sông Amur (Hắc Long Giang), đối diện với Hắc Hà; và nằm trên bờ đông của sông Zeya, đối diện với Blagoveshchensk.[1] Tổng diện tích các khu vực này là 3.600 kilômét vuông (1.400 dặm vuông Anh)[chuyển đổi: tùy chọn không hợp lệ].[2]
Lịch sử
[sửa | sửa mã nguồn]Vào mùa hè năm 1857, đế quốc Nga đã đề nghị bồi thường cho triều đình nhà Thanh nếu như họ buộc các cư dân người Mãn dời khỏi khu vực; tuy nhiên, đề nghị của người Nga đã bị khước từ.[3] Năm sau, theo điều ước Ái Hồn năm 1858, triều đình nhà Thanh đã nhượng vùng đất ở phía bắc Hắc Long Giang cho Nga.[2] Tuy nhiên, các thần dân của triều Thanh sinh sống ở phía bắc của sông được phép "giữ chỗ ở của họ vĩnh viễn nắm dưới thẩm quyền của chính quyền Mãn Châu".[1]
Ước tính sớm nhất được biết đến của Nga (1859) cho thấy số thần dân của triều Thanh tại "khu Ngoại Zeya" là 3.000, song không có phân loại về sắc tộc; ước tính sau đó (1870) đưa ra con số 10.646, bao gồm 5.400 người Hán, 4.500 người Mãn và 1.000 người Đạt Oát Nhĩ.[4] Các ước tính được công bố cuối thập niên 1870 và đầu thập niên 1880 thay đổi từ 12.000 đến 16.000, lên đến đỉnh điểm vào năm 1894, với con số 16.102 (bao gồm 9.119 người Hán, 5.783 người Mãn, và 1.200 người Đạt Oát Nhĩ).[4] Sau đó, các con số được ghi nhận đã giảm xuống (7.000 đến 7.500 cư dân được ghi nhận mỗi năm từ 1895 đến 1899);[4] tuy nhiên, lúc đó, các dân làng Ngoại Zeya chỉ là một thiểu số so với những người Hán hiện diện tại khu vực. Giả dụ, bên cạnh các dân làng Ngoại Zeya, số liệu thống kê vào năm 1898 ghi nhận có 12.199 otkhodniki (công nhân nhập cư) người Hán[5] và 5.400 thợ mỏ người Hán[6] trong tỉnh Amur vào thời điểm đó,[7] cũng như 4.008 cư dân đô thị người Hán tại Blagoveshchensk[8] và có lẽ ở những nơi khác.
Trong khởi nghĩa Nghĩa Hòa Đoàn năm 1900, quân Thanh đã cố gắng phong tỏa tàu thuyền của Nga đi lại trên sông Amur gần Ái Hồn, bắt đầu từ 16 tháng 7, và tấn công Blagoveshchensk cùng với những đạo tặc Hồng hồ tử người Hán.,[9] thống đốc quân sự của Nga tại khu vực Amur, trung tướng Konstantin Nikolaevich Gribskii, đã ra lệnh trục xuất tất cả các thần dân của nhà Thanh còn ở lại bờ bắc sông Amur.[1] Lệnh này không những áp dụng cho dân làng, mà còn áp dụng với các thương nhân và công nhân người Hán sinh sống tại Blagoveshchensk, nơi họ chiếm từ 1/6 đến 1/2 trong tổng số 30.000 cư dân tại địa phương.[1][2] Họ bị cảnh sát địa phương đưa đi và bị lùa xuống sông; hầu hết trong số họ đều không biết bơi và đã có hàng nghìn người chết đuối.[1][10] Theo một ước tính, hai sự kiện vào ngày 17 và 21 tháng 7 năm 1900 đã cướp đi mạng sống của 2000 và 5000 người Trung Quốc.[11] Vụ thảm sát khiến người Trung Quốc giận dữ, và còn gây hậu quả về sau: Hồng hổ tử đã chiến đấu trong một cuộc chiến tranh du kích chống lại người Nga và đã hỗ trợ người Nhật trong chiến tranh Nga-Nhật để trả thù. Louis Livingston Seaman cho rằng vụ thảm sát là nguyên do khiến Hồng hổ tử đem lòng hận thù đối với người Nga, ông còn dẫn lời một viên sĩ quan Nga tham gia cuộc thảm sát nói rằng người ta có thể đi bộ qua sông Amur trên các thi thể.[12]
Tranh chấp
[sửa | sửa mã nguồn]Trung Hoa Dân Quốc, thực thể kế thừa nhà Thanh, chưa bao giờ công nhận sự xâm chiếm của người Nga là hợp pháp.[2] Trong Thỏa thuận biên giới Trung-Xô 1991, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đã từ bỏ chủ quyền đối với 64 đồn.[10] Tuy vậy, chính quyền Trung Hoa Dân Quốc tại Đài Loan không công nhận bất kỳ thỏa thuận biên giới nào giữa Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và các nước khác.[2] Do đó, khu vực vẫn được thể hiện là một phần của Trung Quốc trong một số bản đồ xuất bản tại Đài Loan mặc dù nó đang nằm dưới sự quản lý của tỉnh Amur, Nga.[10]
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]Chú thích
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ a b c d e Paine 1996, tr. 213–214
- ^ a b c d e Yan 2005
- ^ Paine 1996, tr. 68
- ^ a b c Timofeyev 2003b, Table 11
- ^ Timofeyev 2003b, Tables 2 and 3; tuy nhiên, con số năm 1898 cao hơn khoảng 50% so với các năm khác
- ^ Timofeyev 2003b, Table 4
- ^ tỉnh Amur của đế quốc Nga không có ranh giới tương đương với tỉnh Amur ngày nay, song nó cũng bao gồm vùng gần nơi hợp lưu giữa Amur và Zeya.
- ^ Timofeyev 2003a
- ^ Joana Breidenbach (2005). Pál Nyíri, Joana Breidenbach (biên tập). China inside out: contemporary Chinese nationalism and transnationalism . Central European University Press. tr. 90. ISBN 963-7326-14-6. Truy cập ngày 18 tháng 3 năm 2012.
The political component of Chinese banditism emerged only in the year 1900. For the first time, Khunkhuzy attacked the Russian city of Blagoveshchensk. It ended in the drowning of about 3,000 Chinese near Blagoveshchensk (called Hailanbao in Chinese). When during the Boxer Uprising Boxers and khunkhuzy assaulted Russian positions nearby, Cossacks stationed there decided to drive the Chinese from the Russian bank of the river back onto the Chinese bank. People were simply pushed into the river, and many of them drowned. Even Vladimir Lenin personally criticized the Russian tsarist government for its brutality.
- ^ a b c Maxwell 2007, tr. 56
- ^ “111年前的血案:沙俄军队尽屠江东六十四屯居民”. 凤凰新媒体. Truy cập ngày 30 tháng 11 năm 2012.
- ^ Louis Livingston Seaman (1904). From Tokio through Manchuria with the Japanese. PRINTED AT THE APPLETON PRESS, NEW YORK, U.S.A.: S. Appleton. tr. 170. Truy cập ngày 18 tháng 3 năm 2012.
ant, in his relation to the Russians in this conflict with Japan has not forgotten the terrible treatment accorded him since the Muscovite occupation of Manchuria. He still remembers the massacre at Blagovestchensk when nearly 8,000 unarmed men, women, and children were driven at the point of the bayonet into the raging Amur, until—as one of the Russian officers who participated in that brutal murder told me at Chin-Wang-Tao in 1900—" the execution of my orders made me almost sick, for it seemed as though I could have walked across the river on the bodies of the floating dead." Not a Chinaman escaped, except forty who were employed by a leading foreign merchant who ransomed their lives at a thousand roubles each. These, and many even worse, atrocities are remembered and now is their moment for revenge. So it was easy for Japan to enlist the sympathy of these men, especially when emphasized by liberal pay, as is now the case. It is believed that more than 10,000 of these bandits, divided into companies of from 200 to 300 each and led by Japanese officers, are now in the pay of Japan.
LONDON SIDNEY APPLETON COPYRIGHT, 1904, BY D. APPLETON AND COMPANY Original from the University of California Digitized Nov 21, 2007
Nguồn
[sửa | sửa mã nguồn]- Maxwell, Neville (2007), “How the Sino-Russian Boundary Conflict Was Finally Settled: From Nerchinsk 1689 to Vladivostok 2005 via Zhenbao Island 1969”, trong Iwashita, Akihiro (biên tập), Eager Eyes Fixed on Eurasia (PDF), 21st Century COE Program Slavic Eurasian Studies, Sapporo: Slavic Research Center, Hokkaido University, tr. 47–72, truy cập ngày 24 tháng 2 năm 2009
- Paine, S. C. M. (1996), Imperial Rivals: China, Russia, and Their Disputed Frontier, M. E. Sharpe, ISBN 978-1-56324-724-8
- Yan, Jiaqi (2005), “中俄邊界問題的十個事實──回應俄羅斯駐中國大使館公使銜參贊岡察洛夫等人文章 (Ten facts about the Sino-Russian border problem: In reply to the essays of Russian Minister-Counselor to China Sergey Goncharov and other people)”, Twenty-First Century, Chinese University of Hong Kong, 35, Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 10 năm 2008, truy cập ngày 24 tháng 2 năm 2009
- Timofeyev, Oleg Anatolyevich (2003a), Russian-Chinese relations in the Amur region, mid-19th - early 20th centuries. Part 1 [Тимофеев Олег Анатольевич. Российско-китайские отношения в Приамурье (сер. XIX – нач. XX вв.). Часть 2] (bằng tiếng Nga), Blagoveshchensk, ISBN 5-8331-0051-8
- Timofeyev, Oleg Anatolyevich (2003b), Russian-Chinese relations in the Amur region, mid-19th - early 20th centuries. Part 2 [Тимофеев Олег Анатольевич. Российско-китайские отношения в Приамурье (сер. XIX – нач. XX вв.). Часть 2] (bằng tiếng Nga), Blagoveshchensk, ISBN 5-8331-0051-8
Đọc thêm
[sửa | sửa mã nguồn]- Yang, Chuang; Gao, Fei; Feng (2006), “海兰泡和江东六十四屯惨案 (The Tragic Case of Blagoveshchensk/Hailanpao and the Sixty-Four Villages East of the River)”, 百年中俄关系 (A Century of China-Russia Relations), Beijing: World Affairs Press, ISBN 7-5012-2876-0