Glutamin

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Glutamin
Danh pháp IUPACGlutamine
Tên khácL-Glutamine
(levo)glutamide
2-Amino-4-carbamoylbutanoic acid
Endari[1]
Nhận dạng
Viết tắtGln, Q
Số CAS56-85-9
PubChem738
KEGGC00303
ChEBI28300
ChEMBL930
Ảnh Jmol-3Dảnh
SMILES
InChI
UNII0RH81L854J
Thuộc tính
Điểm nóng chảyphân hủy khoảng 185°C
Điểm sôi
Độ hòa tan trong nướcsoluble
Độ axit (pKa)2.2 (carboxyl), 9.1 (amino)
SpecRotation+6.5º (H2O, c = 2)
Dược lý học
Các nguy hiểm
Trừ khi có ghi chú khác, dữ liệu được cung cấp cho các vật liệu trong trạng thái tiêu chuẩn của chúng (ở 25 °C [77 °F], 100 kPa).
KhôngN kiểm chứng (cái gì ☑YKhôngN ?)

Glutamine (ký hiệu Gln hoặc Q) [2] là một axit α-amin được sử dụng trong quá trình sinh tổng hợp protein. Chuỗi bên của nó tương tự như của axit glutamic, ngoại trừ nhóm axit carboxyl được thay thế bởi một amid. amino acid này được phân loại như là một amino acid phân cực trung tính. amino acid này là không thiết yếu hoặc thiết yếu trong những điều kiện nhất định ở người, có nghĩa là cơ thể thường có thể tự tổng hợp đủ lượng cần thiết, nhưng trong một số trường hợp stress, nhu cầu glutamine của cơ thể tăng lên, và glutamine phải được lấy thêm từ chế độ ăn uống.[3][4] Glutamine được mã hóa bởi codon CAA và CAG.

Trong máu ở người, glutamine là amino acid tự do có hàm lượng phong phú nhất.[5]

Các nguồn thực phẩm giàu glutamine bao gồm các loại thực phẩm giàu protein như thịt bò, gà, cá, các sản phẩm từ sữa, trứng; rau thì có thể kể đến đậu, củ cải đường, cải bắp, rau bina, cà rốt, rau mùi tây, nước rau ép và lúa mì, đu đủ, cải brussel, cần tây, cải xoăn và thực phẩm lên men như miso.

Chức năng[sửa | sửa mã nguồn]

Glutamine có thể tham gia vào một loạt các chức năng sinh hóa:

  • Tổng hợp protein, là 1 trong số 20 amino acid phổ biến để tổng hợp protein
  • Tổng hợp lipid, đặc biệt ở các tế bào ung thư.[6][7]
  • Điều hòa cân bằng acid-base trong thận bằng cách sản xuất amoni [8]
  • Là một nguồn năng lượng cho tế bào, bên cạnh glucose [9]
  • Chất cho nitơ trong nhiều quá trình đồng hóa, bao gồm cả tổng hợp purine [5]
  • Là một chất cho cacbon, làm đầy chu trình axit citric [10]
  • Vận chuyển không độc amonia trong tuần hoàn máu
  • Tiền chất của chất dẫn truyền thần kinh glutamate

Ở cấp độ , glutamine đóng một vai trò trong việc duy trì tính toàn vẹn bình thường của niêm mạc ruột.[11] nhưng các thử nghiệm ngẫu nhiên không chỉ ra bất kỳ lợi ích nào liên quan đến bổ sung dinh dưỡng.[11]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên FDA2017Glu
  2. ^ “Nomenclature and Symbolism for Amino Acids and Peptides”. IUPAC-IUB Joint Commission on Biochemical Nomenclature. 1983. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 10 năm 2008. Truy cập ngày 5 tháng 3 năm 2018.
  3. ^ Dietary Reference Intakes: The Essential Guide to Nutrient Requirements, published by the Institute of Medicine's Food and Nutrition Board, currently available online at “Archived copy”. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 7 năm 2014. Truy cập ngày 14 tháng 7 năm 2014.Quản lý CS1: bản lưu trữ là tiêu đề (liên kết)
  4. ^ Lacey, JM; Wilmore, DW (tháng 8 năm 1990). “Is glutamine a conditionally essential amino acid?”. Nutrition Reviews. 48 (8): 297–309. doi:10.1111/j.1753-4887.1990.tb02967.x.
  5. ^ a b Brosnan, John T. (tháng 6 năm 2003). “Interorgan amino acid transport and its regulation”. J. Nutr. 133 (6 Suppl 1): 2068S–2072S. PMID 12771367.Ấn phẩm cho phép truy cập mở - đọc miễn phí
  6. ^ Corbet C, Feron O (2015). “Metabolic and mind shifts: from glucose to glutamine and acetate addictions in cancer”. Current Opinion in Clinical Nutrition and Metabolic Care. 18 (4): 346–353. doi:10.1097/MCO.0000000000000178. PMID 26001655.
  7. ^ Gouw AM, Toal GG, Felsher DW (2016). “Metabolic vulnerabilities of MYC-induced cancer”. Oncotarget. doi:10.18632/oncotarget.7223. PMID 26863454.
  8. ^ Hall, John E.; Guyton, Arthur C. (2006). Textbook of medical physiology (ấn bản 11). St. Louis, Mo: Elsevier Saunders. tr. 393. ISBN 0-7216-0240-1.
  9. ^ Aledo, J. C. (2004). “Glutamine breakdown in rapidly dividing cells: Waste or investment?”. BioEssays. 26 (7): 778–785. doi:10.1002/bies.20063. PMID 15221859.
  10. ^ Yuneva, M.; Zamboni, N.; Oefner, P.; Sachidanandam, R.; Lazebnik, Y. (2007). “Deficiency in glutamine but not glucose induces MYC-dependent apoptosis in human cells”. The Journal of Cell Biology. 178 (1): 93–105. doi:10.1083/jcb.200703099. PMC 2064426. PMID 17606868.
  11. ^ a b Yamamoto, T; Shimoyama, T; Kuriyama, M (ngày 8 tháng 12 năm 2016). “Dietary and enteral interventions for Crohn's disease”. Current Opinion in Biotechnology. 44: 69–73. doi:10.1016/j.copbio.2016.11.011. PMID 27940405.