Glycyrrhiza echinata

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Glycyrrhiza echinata
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Plantae
(không phân hạng)Angiospermae
(không phân hạng)Eudicots
(không phân hạng)Rosids
Bộ (ordo)Fabales
Họ (familia)Fabaceae
Phân họ (subfamilia)Faboideae
Tông (tribus)Glycyrrhizeae
Chi (genus)Glycyrrhiza
Loài (species)G. echinata
Danh pháp hai phần
Glycyrrhiza echinata
L., 1753[1]
Danh pháp đồng nghĩa
  • Glycyrrhiza dioschoridis Medik., 1787
  • Glycyrrhiza duvia Bernh. ex Steud., 1840 nom. inval.
  • Glycyrrhiza echinata f. cylindrica Boza, 1990
  • Glycyrrhiza echinata f. subsedens Boza, 1990
  • Glycyrrhiza foetida J.Jacq., 1813 nom. illeg.
  • Glycyrrhiza foetidissima Tausch, 1831
  • Glycyrrhiza inermis Boros, 1944
  • Glycyrrhiza macedonica Boiss. & Orph., 1870
  • Glycyrrhiza muricata Georgi, 1802
  • Glycyrrhiza subechinata Boza, 1990
  • Glycyrrhiza subinermis (R.Uechtr. & Sint. ex Asch. & Graebn.) Boros, 1944

Glycyrrhiza echinata là một loài thực vật có hoa trong họ Đậu. Loài này được Carl Linnaeus mô tả khoa học đầu tiên năm 1753.[1][2]

Từ nguyên[sửa | sửa mã nguồn]

Tính từ định danh echinata là tiếng Latinh nghĩa là gai,[3] để nói tới các quả đậu nhiều gai che phủ, như trong mô tả của Linnaeus (Leguminibus echinatis. Glycyrrhiza capite echinato).

Phân bố[sửa | sửa mã nguồn]

Loài này có tại Armenia, Azerbaijan, Bắc Macedonia, Bosna và Hercegovina, Bulgaria, Croatia, Gruzia, Hungary, Hy Lạp (gồm cả các đảo Đông Aegea), Iran, Kazakhstan, Kosovo, Liban, Montenegro, Nga (phần thuộc châu Âu và Krym), Palestine, Romania, Serbia, Slovenia, Syria, Thổ Nhĩ Kỳ, Turkmenistan, Ukraina.[4]

Mô tả[sửa | sửa mã nguồn]

Cây lâu năm cao 50-130 cm. Thân phủ phục hoặc mọc thẳng. Lá 3-6 cặp lá chét hình elip, lá chét dài tới 45 mm, thu hẹp ở đáy và đỉnh. Lá kèm hình mác. Cụm hoa dày đặc, gần như hình cầu. Hoa dài tới 10 mm, màu tía-lam. Nở hoa trong nửa sau mùa hè. Quả đậu trong đầu hình cầu dày đặc, hình trứng hoặc elip, dài tới 16 mm, nửa trên rậm gai che phủ. Rễ có vị ngọt.

Hình ảnh[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b Carl Linnaeus, 1753. Glycyrrhiza echinata. Species Plantarum 2: 741-742.
  2. ^ The Plant List (2010). Glycyrrhiza echinata. Truy cập ngày 5 tháng 6 năm 2013.
  3. ^ Stearn, William (2004). Botanical Latin. Portland, Oregon: Timber Press. ISBN 9780881926279.
  4. ^ Glycyrrhiza echinata trong Plants of the World Online. Tra cứu ngày 20 tháng 10 năm 2022.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]