Bước tới nội dung

Goodbye Yellow Brick Road

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Goodbye Yellow Brick Road
Album phòng thu của Elton John
Phát hành5 tháng 10 năm 1973
Thu âmChâteau d'Hérouville, Hérouville, Pháp, tháng 5 năm 1973
Thể loạiRock, glam rock, soft rock
Thời lượng76:20
Hãng đĩaMCA Records
(US/Canada)
DJM Records
Sản xuấtGus Dudgeon
Thứ tự album của Elton John
Don't Shoot Me I'm Only the Piano Player
(1973)
Goodbye Yellow Brick Road
(1973)
Caribou
(1974)

Goodbye Yellow Brick Road là album phòng thu thứ 7 của ca sĩ, nhạc sĩ người Anh Elton John, được phát hành vào năm 1973 dưới dạng đĩa kép. Album bán được 20 triệu bản trên toàn thế giới, và trở thành sản phẩm xuất sắc nhất sự nghiệp của John. Được thu âm tại Château d'Hérouville, album bao gồm ca khúc nổi tiếng tưởng nhớ Marilyn Monroe, "Candle in the Wind", kèm với đó là những đĩa đơn vô cùng xuất sắc khác, như "Bennie and the Jets", "Goodbye Yellow Brick Road", và "Saturday Night's Alright for Fighting".

Goodbye Yellow Brick Road được sáng tác và thu âm chủ yếu tại Lâu đài Hérouville, phía Bắc nước Pháp, nơi mà John cùng ban nhạc đã có quãng thời gian sống và trải nghiệm cùng người dân địa phương. Album được xướng tên tại Đại sảnh Danh vọng Grammy vào năm 2003 và được xếp hạng là một trong những album vĩ đại nhất lịch sử bởi nhiều tạp chí uy tín.

Sản xuất

[sửa | sửa mã nguồn]

Dưới tiêu đề Vodka and TonicsSilent Movies, Talking Pictures, Bernie Taupin đã dành tới hơn 2 tuần để tìm lời cho các ca khúc mà John viết chỉ trong 3 ngày nghỉ tại khách sạn Pink Flamingo ở Kingston, Jamaica[1]. John nói anh thực sự cần tới Jamaica vì The Rolling Stones đã tìm được cảm hứng cho album Goats Head Soup khi họ tới đây[2]. Công việc sản xuất được bắt đầu ở Jamaica vào tháng 1 năm 1973, cho dù có rất nhiều khó khăn về âm thanh và thiết kế phòng thu piano, cùng với đó là sự xao nhãng từ trận đấu quyền anh kinh điển giữa Joe FrazierGeorge Foreman ở Kingston, và cuối cùng là màn bạo lực leo thang ở đây do nền kinh tế ngày một khó khăn. Cuối cùng, tất cả rời đi khi chưa thực sự hoàn thành công việc nào cả[1][3]. Goodbye Yellow Brick Road được thu âm tại Château d'Hérouville, Pháp – nơi mà Elton đã từng ghi những album trước đó là Honky ChâteauDon't Shoot Me I'm Only the Piano Player[1]. Chỉ có duy nhất ca khúc "Saturday Night's Alright for Fighting" được thu ở Jamaica, song nó lại bị thất lạc và rốt cuộc, bản thu trong album lại phải thu ở Château d'Hérouville.

Theo nhà sản xuất Gus Dudgeon, album này vốn không có mục đích trở thành một album-kép. Thực tế, John và Taupin đã viết tới 22 ca khúc cho album[1], và 18 trong số đó (tính cả "Funeral for a Friend" và "Love Lies Bleeding") đã được sử dụng, tức là tương đương với một album-kép. Đây là album-kép đầu tiên của John (ông còn có 3 album tương tự nữa cho tới năm 2011). Các ca khúc vẫn chủ yếu nói về tình yêu quê hương từ những kỉ niệm tuổi thơ và cả những nét văn hóa Mỹ qua góc nhìn từ những bộ phim cũ[1][4], có thể kể tới những ca khúc như "Bennie and the Jets", "Goodbye Yellow Brick Road" hay "Saturday Night's Alright for Fighting" kể lại những góc ở thị trấn Market Rasen mà Taupin hay tới khi còn nhỏ[5]; ngoài ra còn là ca khúc dài tới 11 phút "Funeral for a Friend/Love Lies Bleeding" và lời ca tưởng nhớ Marilyn Monroe trong "Candle in the Wind". "Grey Seal" vốn là ca khúc nằm ở mặt B của đĩa đơn năm 1970 "Rock n' Roll Madonna" và được ghi âm lại cho album này[6].

"Harmony" – ca khúc cuối cùng của album – được coi là đĩa đơn cuối cùng của album, song lại không được phát hành bởi tính kéo dài của album gây ảnh hưởng tới việc quảng bá album liền sau đó Caribou mà dĩ nhiên sẽ bán các đĩa đơn giới thiệu trước khi phát hành chính thức. Cuối cùng nó cũng được cho vào mặt B của đĩa đơn "Bennie and the Jets" tại Mỹ, được chiếu trên nhiều kênh FM, đáng kể nhất là WBZ-FM ở Boston và cũng vào được trong top 40 trong các bảng xếp hạng LP và mặt B bầu chọn bởi các thính giả. "Harmony" có vị trí số 1 tại bảng xếp hạng của WBZ-FM vào tháng 6 năm 1974 và thứ sáu của cả năm, trong khi "Bennie and the Jets" có được vị trí số 1 và "Don't Let the Sun Go Down on Me" số 7. Đĩa đơn "Harmony" được phát hành tại Anh năm 1980 song không được xếp hạng dù được khán giả đánh giá cao. Đôi khi John cũng trình diễn live ca khúc này.

Danh sách ca khúc

[sửa | sửa mã nguồn]

Tất cả các ca khúc đều được sáng tác bởi Elton JohnBernie Taupin.

Đĩa 1
Mặt A
STTNhan đềThời lượng
1."Funeral for a Friend/Love Lies Bleeding"11:09
2."Candle in the Wind"3:50
3."Bennie and the Jets"5:23
Mặt B
STTNhan đềThời lượng
4."Goodbye Yellow Brick Road"3:13
5."This Song Has No Title"2:23
6."Grey Seal"4:00
7."Jamaica Jerk-Off"3:39
8."I've Seen That Movie Too"5:59
Đĩa 2
Mặt A
STTNhan đềThời lượng
9."Sweet Painted Lady"3:54
10."The Ballad of Danny Bailey (1909–34)"4:23
11."Dirty Little Girl"5:00
12."All the Girls Love Alice"5:09
Mặt B
STTNhan đềThời lượng
13."Your Sister Can't Twist (But She Can Rock 'n' Roll)"2:42
14."Saturday Night's Alright for Fighting"4:57
15."Roy Rogers"4:07
16."Social Disease"3:42
17."Harmony"2:46
Bonus tracks (2003 Deluxe edition)
STTNhan đềThời lượng
18."Whenever You're Ready (We'll Go Steady Again)"2:52
19."Jack Rabbit"1:50
20."Screw You (Young Man's Blues)"4:42
21."Candle in the Wind" (acoustic)3:51

Thành phần tham gia sản xuất

[sửa | sửa mã nguồn]

Theo danh sách theo kèm album.

Phát hành và đón nhận của công chúng

[sửa | sửa mã nguồn]
Đánh giá chuyên môn
Nguồn đánh giá
NguồnĐánh giá
Allmusic[7]
Robert Christgau(B)[8]
Rolling Stone(tiêu cực)[9]
Rolling Stone(2004) [10]

Bản LP gốc vào năm 1997 được phát hành thành 2 CD, song bản chỉnh âm vào các năm 1992 và 1995 gộp chúng lại thành 1 khi tổng thời gian chưa vượt quá 80'. Ấn bản kỷ niệm 30 năm phát hành album quay trở lại với kiểu gốc với việc tách album ra làm 2 và kèm theo các bonus track và DVD hậu kỳ của album. Mobile Fidelity cũng từng phát hành album này chỉ trong 1 CD duy nhất với 24 karat vàng. Goodbye Yellow Brick Road cũng được phát hành theo cả các định dạng SACD (2003) và DVD-Audio (2004). Các bản chất lượng cao theo kèm với các bản gốc, và phần âm thanh 5.1 được sản xuất và chỉnh sửa bởi Greg Penny.

Goodbye Yellow Brick Road ban đầu bị coi là một album có vài ca khúc tốt, song lại hỗn loạn, không thống nhất, quá dài và vá víu[11][12][13]. Tuy nhiên, đây lại là album nổi tiếng nhất của Elton John[1] và là album phòng thu bán chạy nhất của anh. Tại Mỹ, 3 đĩa đơn đã được phát hành là "Goodbye Yellow Brick Road", "Bennie and the Jets", và "Saturday Night's Alright for Fighting". Album đạt chứng chỉ vàng vào ngày 12 tháng 10 năm 1973, 5x Bạch kim vào ngày 23 tháng 3 năm 1973, 6x Bạch kim vào ngày 11 tháng 9 năm 1995 và 7x Bạch kim vào ngày 26 tháng 8 năm 1998 theo RIAA.

Xếp hạng

[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c d e f Claude Bernardin, Tom Stanton (1996). Rocket man: Elton John from A-Z. Greenwood Publishing Group. tr. 123. ISBN 0-275-95698-9. Truy cập ngày 30 tháng 12 năm 2010.
  2. ^ Radio Two: Johnnie Walkers Long Players, February 2012
  3. ^ Documentary Classic Albums: Elton John – Goodbye Yellow Brick Road Kiểm tra giá trị |url= (trợ giúp). UK: ISIS Productions, Eagle Rock Entertainment. 2001. Sự kiện xảy ra vào lúc approx. 16 phút. Truy cập ngày 24 tháng 12 năm 2007.[liên kết hỏng]
  4. ^ “Elton John – Goodbye Yellow Brick Road”. superseventies.com. Truy cập ngày 30 tháng 12 năm 2010.
  5. ^ “THE Aston Arms in Market Rasen has been singled out as a top spot for drinkers by Scottish whisky brand The Famous Grouse”. thisislincolnshire.co.uk. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 9 năm 2012. Truy cập ngày 30 tháng 12 năm 2010.
  6. ^ Claude Bernardin, Tom Stanton (1996). Rocket man: Elton John from A-Z. Greenwood Publishing Group. tr. 177. ISBN 0-275-95698-9. Truy cập ngày 30 tháng 12 năm 2010.
  7. ^ “Goodbye Yellow Brick Road”. Allmusic. Truy cập ngày 6 tháng 1 năm 2012.
  8. ^ “CG: elton john”. Robert Christgau. Truy cập ngày 6 tháng 1 năm 2012.
  9. ^ By Stephen Davis (ngày 22 tháng 11 năm 1973). “Goodbye Yellow Brick Road | Album Reviews”. Rolling Stone. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 11 năm 2010. Truy cập ngày 6 tháng 1 năm 2012.
  10. ^ “Elton John: Album Guide | Rolling Stone Music”. Rolling Stone. Truy cập ngày 6 tháng 1 năm 2012.
  11. ^ “Robert Christgau: CG: elton john”. robertchristgau.com. Truy cập ngày 30 tháng 12 năm 2010.
  12. ^ “Goodbye Yellow Brick Road by Elton John”. Rolling Stone. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 6 năm 2011. Truy cập ngày 30 tháng 12 năm 2010. Đã bỏ qua văn bản “Music Reviews” (trợ giúp); Đã bỏ qua văn bản “Rolling Stone Music” (trợ giúp)
  13. ^ “Goodbye Yellow Brick Road – Elton John”. allmusic.com. Truy cập ngày 30 tháng 12 năm 2010. Đã bỏ qua văn bản “AllMusic” (trợ giúp)
  14. ^ a b Kent, David (1993). Australian Chart Book 1970–1992. St Ives, NSW: Australian Chart Book. ISBN 0-646-11917-6. |ngày truy cập= cần |url= (trợ giúp)
  15. ^ Library and Archives Canada. Retrieved ngày 29 tháng 10 năm 2011
  16. ^ a b Billboard – 24 November – 1973. Truy cập ngày 12 tháng 2 năm 2012.
  17. ^ a b “Hit Parade Italia – Gli album più venduti del 1973” (bằng tiếng Ý). hitparadeitalia.it. Truy cập ngày 3 tháng 10 năm 2011.
  18. ^ Oricon Album Chart Book: Complete Edition 1970–2005. Roppongi, Tokyo: Oricon Entertainment. 2006. ISBN 4-87131-077-9. |ngày truy cập= cần |url= (trợ giúp)
  19. ^ “norwegiancharts.com Elton John – Goodbye Yellow Brick Road” (ASP). Hung Medien. VG-lista. Truy cập ngày 29 tháng 10 năm 2011.
  20. ^ Billboard – 23 December – 1973. Truy cập ngày 12 tháng 2 năm 2012.
  21. ^ “Chart Stats – Elton John – Goodbye Yellow Brick Road” (PHP). UK Albums Chart. Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 8 năm 2011. Truy cập ngày 29 tháng 10 năm 2011.
  22. ^ “allmusic (((Goodbye Yellow Brick Road > Charts & Awards > Billboard Albums)))”. allmusic.com. Truy cập ngày 29 tháng 10 năm 2011.
  23. ^ “Album Search: Elton John – Goodbye Yellow Brick Road” (bằng tiếng Đức). Media Control. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 3 năm 2012. Truy cập ngày 29 tháng 10 năm 2011.
  24. ^ “RPM Top 100 Albums of 1974”. RPM. Truy cập ngày 3 tháng 10 năm 2011.
  25. ^ “The Official UK Charts Company: ALBUM CHART HISTORY”. Lưu trữ bản gốc ngày 17 tháng 12 năm 2007. Truy cập ngày 17 tháng 12 năm 2007.
  26. ^ “Billboard.com – Year End Charts – Year-end Albums – The Billboard 200”. Bản gốc|url lưu trữ= cần |url= (trợ giúp) lưu trữ ngày 13 tháng 8 năm 2010. |url= trống hay bị thiếu (trợ giúp); |ngày truy cập= cần |url= (trợ giúp)
Tiền nhiệm
Goats Head Soup
của The Rolling Stones
Canadian RPM quán quân
3 tháng 11 – 1 tháng 12 năm 1973
Kế nhiệm
You Don't Mess Around with Jim
của Jim Croce
US Billboard 200
10 tháng 11 năm 1973 – 4 tháng 1 năm 1974
Kế nhiệm
The Singles: 1969-1973 của The Carpenters
Tiền nhiệm:
Dreams Are Nuthin' More Than Wishes của David Cassidy
UK Albums Chart
22-29 tháng 12 năm 1973
Kế nhiệm:
Tales from Topographic Oceans của Yes
Tiền nhiệm:
Jonathan Livingston Seagull (soundtrack)
của Neil Diamond
Australian Kent Music Report
18 tháng 3 – 7 tháng 4 năm 1974
Kế nhiệm:
Band on the Run
của Paul McCartney & Wings