Hà Xuân Trừng
Hà Xuân Trừng | |
---|---|
Chức vụ | |
Nhiệm kỳ | 12 tháng 6 năm 1971 – 20 tháng 10 năm 1973 |
Tiền nhiệm | Nguyễn Bích Huệ |
Kế nhiệm | Châu Kim Nhân |
Thông tin cá nhân | |
Sinh | 20 tháng 11, 1942 Thừa Thiên Huế, Trung Kỳ, Liên bang Đông Dương |
Tôn giáo | Phật giáo |
Học vấn | Tiến sĩ |
Alma mater | Đại học Yale Đại học Harvard Trường Harvard Kennedy |
Hà Xuân Trừng (sinh ngày 20 tháng 11 năm 1942) là giáo sư, tiến sĩ[1] và nhà kinh tế học người Việt Nam, từng giữ chức Bộ trưởng Bộ Tài chánh Việt Nam Cộng hòa. Sau khi Việt Nam cải cách mở cửa, ông trở về nước sinh sống và làm việc cho tới nay.
Tiểu sử
[sửa | sửa mã nguồn]Hà Xuân Trừng chào đời ngày 20 tháng 11 năm 1942 tại tỉnh Thừa Thiên Huế, Trung Kỳ, Liên bang Đông Dương.[2]:869
Ông tốt nghiệp Đại học Georgia ở Mỹ với tấm bằng Cử nhân Quản trị kinh doanh.[2]:869 Từ năm 1963 đến năm 1964, ông theo học tại Đại học Yale và đậu lấy bằng Thạc sĩ Kinh tế.[1][2]:869
Từ năm 1965 đến 1966, ông vào làm chuyên viên tại Ngân hàng Quốc gia Việt Nam.[2]:869 Từ năm 1966 đến năm 1969, ông làm thư ký Ngân hàng Quốc gia Việt Nam.[2]:869 Năm 1972, ông là giáo sư tại Trường Kinh tế và Kinh doanh thuộc Viện Đại học Minh Đức.[2]:869
Từ năm 1969 đến năm 1971, ông giữ chức Thứ trưởng Bộ Tài chánh.[2]:869 Từ năm 1971 đến năm 1973, ông được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Bộ Tài chánh Việt Nam Cộng hòa.[2]:869[3][4] Sự kiện ông trở thành Thứ trưởng Bộ Tài chánh khi chỉ mới 28 tuổi và Bộ trưởng Bộ Tài chánh vào năm 30 tuổi đã gây chấn động đương thời.[5] Sau khi kết thúc nhiệm kỳ, ông được trao học bổng chính phủ để theo học ngành kinh tế chính trị tại Đại học Harvard bên Mỹ và dự định trở về Việt Nam để tiếp tục sự nghiệp trong tương lai.[5] Sau biến cố 30 tháng 4 năm 1975, ông tin rằng mình chẳng còn có cơ hội nào quay trở lại Việt Nam nữa và việc tiếp tục theo học ngành chính trị cũng chẳng ích gì nếu chọn ở lại Mỹ nên đã chuyển sang học ngành quản trị kinh doanh.[5]
Năm 1978, ông thi đậu bằng MBA của Đại học Harvard rồi về sau đi học lấy bằng tiến sĩ hai năm chuyên ngành kinh tế chính trị và kinh tế chính phủ tại Trường Harvard Kennedy.[1]
Sau khi Việt Nam cải cách mở cửa đã kêu gọi kiều bào về nước đóng góp cho quê hương.[5] Hà Xuân Trừng về Việt Nam lần đầu tiên vào năm 1993, sau đó ông quyết định trở về nước sinh sống và làm việc cho tới nay.[5]
Đời tư
[sửa | sửa mã nguồn]Theo cuốn Who's who in Vietnam năm 1974, ông là một Phật tử, đã lập gia đình và có ba người con.[2]:869
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ a b c “Giáo sư, Tiến sĩ Hà Xuân Trừng”. stellarvietnam.com. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 3 năm 2022. Truy cập ngày 11 tháng 9 năm 2022.
- ^ a b c d e f g h i Trần Văn Ngô; Nguyễn Huynh; Nguyễn Văn Toàn; Lê Trung Hiếu (1974). Who's who in Vietnam (PDF) (bằng tiếng Anh). Vietnam Press. Bản gốc (pdf) lưu trữ ngày 11 tháng 1 năm 2022. Truy cập ngày 6 tháng 9 năm 2022.
- ^ Hata Ikuhiko (tháng 12 năm 1988). 世界諸国の制度・組織・人事 1840-1987 [Chế độ, tổ chức, nhân sự các nước trên thế giới năm 1840–1987] (bằng tiếng Nhật). Nhà xuất bản Đại học Tokyo. tr. 159.
- ^ Hata Ikuhiko (tháng 12 năm 2001). 世界諸国の制度・組織・人事 1840-2000 [Chế độ, tổ chức, nhân sự các nước trên thế giới năm 1840–2000] (bằng tiếng Nhật). Nhà xuất bản Đại học Tokyo. tr. 196-197. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 10 năm 2022. Truy cập ngày 17 tháng 1 năm 2023.
- ^ a b c d e Trường Minh (1 tháng 5 năm 2019). “30 tháng Tư: Tâm sự những người ra đi để trở về”. viettimes.vn. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 6 năm 2021. Truy cập ngày 11 tháng 9 năm 2022.
Liên kết ngoài
[sửa | sửa mã nguồn]- Sáu tùy viên tháp tùng Tổng thống Nam Việt Nam Nguyễn Văn Thiệu trong chuyến thăm Trung Hoa Dân Quốc Được lưu trữ ngày 11 tháng 9 năm 2022 tại Wayback Machine