Hạm đội tàu sân bay thứ nhất (Đế quốc Nhật)

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Hàng không chiến đội 1)
Đệ nhất Hàng không Mẫu hạm Chiến đội
Zuikaku (chính giữa) và hai Khu Trục hạm của Hàng không Chiến đội 1 bị tấn công bởi Phi cơ của Hải quân Hoa Kỳ trong Trận chiến biển Philippine.
Hoạt động01 tháng 04 năm 1928 –10 tháng 04 năm 1945
Quốc giaĐế quốc Nhật Bản
Phục vụĐế quốc Nhật Bản
Quân chủngHải quân Đế quốc Nhật Bản
Phân loạiĐơn vị Không quân Hải quân
Chức năngHỗ trợ với Hàng không Mẫu hạm
Tham chiếnTấn công Trân Châu Cảng
Đột kích Ấn Độ Dương
Trận Midway
Trận chiến Đông Solomon
Trận chiến Quần đảo Santa Cruz
Trận chiến biển Philippines
Các tư lệnh
Chỉ huy
nổi tiếng
Chūichi Nagumo

Hạm đội Tàu Sân bay thứ nhất (第一航空戦隊 (Đệ nhất Hàng không Mẫu hạm Chiến đội) Dai-Ichi Kōkū sentai?, thường được viết tắt là 一航戦 Ikkō-sen) là một đơn vị Hàng không Mẫu hạm thuộc Đệ nhất Hàng không Chiến đội của Đại Đế quốc Nhật Bản Hải quân. Vào đầu Chiến dịch Thái Bình Dương trong Thế chiến thứ hai, Đệ nhất Hàng không Mẫu hạm Chiến đội bao gồm các Hàng không Mẫu hạm là AkagiKaga. Hạm đội tham gia Cuộc Tấn công Trân Châu CảngCuộc Đột Kích Ấn Độ Dương. Sau khi hai Hàng không Mẫu hạm AkagiKaga bị đánh chìm trong trận Hải chiến Midway vào tháng 06 năm 1942, các Hàng không Mẫu hạm Shōkaku, Zuikaku, và Zuihō được chỉ định và phối trí để thành lập lại Tân Đệ nhất Hàng không Mẫu hạm Chiến đội Đại Đế quốc Nhật Bản Hải quân.

Cơ cấu lực lượng[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày Tàu
1 tháng 4 năm 1928 (ban đầu) Akagi, Hōshō và Khu trục đội 6: Ume, Kusunoki
1 tháng 12 năm 1931 Kaga, Notoro và Khu trục đội 2: Minekaze, Okikaze, Yakaze, Sawakaze
15 tháng 11 năm 1934 Ryūjō, Hōshō và Khu trục đội 5: Asakaze, Harukaze, Matsukaze, Hatakaze
1 tháng 12 năm 1937 Kaga và Khu trục đội 29: Oite, Hayate, Asanagi, Yūnagi
15 tháng 11 năm 1939 Akagi và Khu trục đội 19: Isonami, Uranami, Ayanami, Shikinami
10 tháng 4 năm 1941 Akagi, Kaga và Khu trục đội 7: Akebono, Ushio
14 tháng 7 năm 1942 Shōkaku, Zuikaku, Zuihō
1 tháng 4 năm 1944 Taihō, Shōkaku, Zuikaku
15 tháng 8 năm 1944 Unryū, Amagi
15 tháng 12 năm 1944 Amagi, Unryū, Katsuragi, Jun'yō, Ryūhō
10 tháng 4 năm 1945 Giải thể

Chỉ huy[sửa | sửa mã nguồn]

Stt Quân hàm Tên Ngày
1 Chuẩn Đô đốc Takahashi Sankichi 1 tháng 4 năm 1928
x Giải thể 10 tháng 12 năm 1928
2 Chuẩn Đô đốc Takahashi Sankichi 1 tháng 4 năm 1929
3 Chuẩn Đô đốc Edahara Yurikazu 30 tháng 11 năm 1929
4 Chuẩn Đô đốc Katō Takayoshi 1 tháng 12 năm 1930
5 Chuẩn Đô đốc Oikawa Koshirō 15 tháng 11 năm 1932
6 Chuẩn Đô đốc Yamamoto Isoroku 3 tháng 10 năm 1933
7 Chuẩn Đô đốc Wada Hideho 1 tháng 6 năm 1934
8 Chuẩn Đô đốc Satō Saburō 15 tháng 11 năm 1935
9 Chuẩn Đô đốc Takasu Shirō 1 tháng 12 năm 1936
10 Chuẩn Đô đốc Kusaka Jin'ichi 1 tháng 12 năm 1937
11 Chuẩn Đô đốc Hosogaya Boshirō 25 tháng 4 năm 1938
12 Chuẩn Đô đốc Jisaburō Ozawa 15 tháng 11 năm 1939
13 Chuẩn Đô đốc Michitarō Totsuka 1 tháng 11 năm 1940
14 Phó Đô đốc Chūichi Nagumo 10 tháng 4 năm 1941
15 Phó Đô đốc Jisaburō Ozawa 11 tháng 11 năm 1942
16 Chuẩn Đô đốc Keizō Komura 1 tháng 10 năm 1944
17 Chuẩn Đô đốc Sueo Ōbayashi 10 tháng 12 năm 1944
x Vị trí trống 10 tháng 3 năm 1945
x Giải thể 10 tháng 4 năm 1945

Hạm đội tàu sân bay thứ nhất tham gia vào trận chiến giữa các tàu sân bay lớn nhất trong lịch sử, Trận chiến Marianas, và đặc biệt là Trận chiến biển Philippine (cái gọi là"Đợt đại săn gà tây Mariana") vào ngày 19-20 tháng 6, nơi các lực lượng hải quân Nhật Bản đã bị đánh bại một cách dứt khoát với những tổn thất nặng nề và không thể thay thế cho đội máy bay dựa trên tàu sân bay và trên đất liền của họ..[1]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Polmar, Norman (ngày 24 tháng 1 năm 2008). Aircraft Carriers: A History of Carrier Aviation and Its Influence on World Events, 1946-2006 (hardcover). II. Washington, D.C: Potomac Books Inc. tr. 377–400. ISBN 1574886657. ISBN 978-1574886658. Truy cập ngày 1 tháng 6 năm 2014.

Đọc thêm[sửa | sửa mã nguồn]