Hải Hưng, Hải Lăng

Hải Hưng
Xã Hải Hưng
Hành chính
Quốc gia Việt Nam
VùngBắc Trung Bộ
TỉnhQuảng Trị
HuyệnHải Lăng
Thành lập1/1/2020[1]
Địa lý
Tọa độ: 16°44′50″B 107°14′25″Đ / 16,74722°B 107,24028°Đ / 16.74722; 107.24028
Hải Hưng trên bản đồ Việt Nam
Hải Hưng
Hải Hưng
Vị trí xã Hải Hưng trên bản đồ Việt Nam
Diện tích19,177 km²
Dân số (2021)
Tổng cộng4.648 người
Mật độ242 người/km²
Khác
Mã hành chính19699[2]

Hải Hưng là một thuộc huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị, Việt Nam. Định hướng đến năm 2040, xã trở thành phường thuộc thị xã Hải Lăng

Địa lý[sửa | sửa mã nguồn]

Xã Hải Hưng nằm ở phía bắc huyện Hải Lăng, có vị trí địa lý:

Xã Hải Hưng có diện tích 19,19 km², dân số năm 2018 là 8.042 người, mật độ dân số đạt 419 người/km².[1]

Hành chính[sửa | sửa mã nguồn]

Xã Hải Hưng được chia thành 6 thôn: Kinh Duy, Lam Thủy, Thi Ông, Thuận Chánh An, Trà Lộc, Trà Trì Phú.[3]

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Địa bàn xã Hải Hưng hiện nay trước đây vốn là hai xã Hải Xuân và Hải Vĩnh thuộc huyện Hải Lăng.

Trước khi sáp nhập, xã Hải Xuân có diện tích 8,32 km², dân số là 3.998 người, mật độ dân số đạt 479 người/km², có 5 làng: Trà Lộc, Trà Trì, Duân Kinh, Phú Xuân, La Duy, trong đó làng Phú Xuân là làng nhỏ nhất và có nguồn gốc từ cố đô Huế. Xã Hải Vĩnh có diện tích 10,87 km², dân số là 4.054 người, mật độ dân số đạt 373 người/km².

Ngày 17 tháng 12 năm 2019, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết 832/NQ-UBTVQH14 về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã thuộc tỉnh Quảng Trị (nghị quyết có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2020)[1]. Theo đó, sáp nhập toàn bộ diện tích và dân số của hai xã Hải Xuân và Hải Vĩnh thành xã Hải Hưng.

Du lịch[sửa | sửa mã nguồn]

Làng Trà Lộc là đất hiếu học với dòng họ Lê nổi tiếng nhất cả nước, đồng thời nơi đây có Khu du lịch sinh thái Trằm.[4]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b c “Nghị quyết số 832/NQ-UBTVQH14 năm 2019 về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã thuộc tỉnh Quảng Trị”.
  2. ^ Tổng cục Thống kê
  3. ^ Nghị quyết số 21/NQ-HĐND ngày 20 tháng 7 năm 2019 của HĐND tỉnh Quảng Trị về việc sắp xếp, sáp nhập và đổi tên thôn, khu phố và hỗ trợ đối với người hoạt động không chuyên trách ở thôn, khu phố đang công tác dôi dư sau sắp xếp, sáp nhập thôn, khu phố trên địa bàn tỉnh Quảng Trị
  4. ^ “Trằm Trà Lộc – "viên ngọc" giữa đồng bằng”.

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]