Hệ thống đường cao tốc Việt Nam

Hệ thống đường cao tốc Việt Nam là một mạng lưới các đường cao tốc kéo dài từ Bắc đến Nam ở Việt Nam. Thuộc hệ thống giao thông đường bộ ở Việt Nam. Bắt đầu được xây dựng từ đầu thế kỉ XXI đến nay. Hiện theo tính toán thì toàn bộ Hệ thống đường cao tốc Việt Nam có quãng đường hơn 900 km[1] Hiện nay nhiều đoạn cao tốc đã được xây dựng và đang được vận hành như Đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây hoặc đang xây dựng như Đường cao tốc La Sơn – Túy Loan. Đường cao tốc lớn đi từ bắc đến nam là Đường cao tốc Bắc – Nam (CT01) đã được xây dựng nhiều đoạn và nhiều Đường cao tốc lớn khác vẫn đang trong quá trình xây dựng.
Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]
Ý tưởng xây dựng đường cao tốc đã xuất hiện từ khoảng năm 2010, khi số lượng ô tô cá nhân tăng nhanh, trong khi nhiều tuyến quốc lộ như Quốc lộ 1, Quốc lộ 5, Quốc lộ 51... đã quá tải. Tuy nhiên, khả năng mở rộng của 1 số quốc lộ này (đặc biệt các tuyến quốc lộ ở miền Bắc) trở nên hạn chế do người dân sống tập trung 2 bên đường nên chi phí giải tỏa rất lớn, đồng thời 1 số tuyến quốc lộ có chung hành lang với đường sắt tương ứng; ngoài ra 1 số tuyến quốc lộ ở miền núi phía Bắc không thể mở rộng do địa hình. Việc xây dựng hệ thống đường cao tốc ở Việt Nam nhằm tách các xe con, xe khách không dừng và xe tải chạy đường dài ra khỏi luồng giao thông của xe thô sơ, xe 2-3 bánh, xe con, xe khách đón trả khách thường dọc đường và xe tải, tạo điều kiện cho xe chạy đường dài chạy nhanh hơn và an toàn hơn.
Tiền thân của các tuyến đường cao tốc hiện nay là các tuyến tránh quốc lộ được xây dựng song song với đường chính, nằm ngoài vùng đông dân cư của các thành phố, trong đó các đoạn tránh QL.1 Pháp Vân - Cầu Giẽ, đoạn Pháp Vân - Bắc Giang và quốc lộ 18 đoạn Nội Bài - Bắc Ninh đều hoàn thành năm 1998. Thời điểm đó, các tuyến đường này đều chỉ là tuyến tránh các quốc lộ tương ứng và không đạt tiêu chuẩn cao tốc.
Ngày 29 tháng 6 năm 2008, đường cao tốc Liên Khương - Prenn đã hoàn thành và đưa vào sử dụng, giúp giảm tải cho Quốc lộ 20. Đây là tuyến đường đầu tiên được công nhận là đường cao tốc ở Việt Nam.
Kể từ sau năm 2010, các tuyến đường cao tốc được triển khai và xây dựng, trong đó nổi bật nhất là Đường cao tốc Bắc – Nam, Đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng, đường cao tốc Hà Nội - Lào Cai,...
Tháng 9 năm 2021, Chính phủ công bố Quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, đã quy hoạch lại hệ thống đường bộ cao tốc. Theo đó, số tuyến đường cao tốc được nâng lên là 41, với tổng chiều dài hơn 9000km.[1]
Tiêu chuẩn[sửa | sửa mã nguồn]
Đường cao tốc[sửa | sửa mã nguồn]
Hiện nay không có tiêu chuẩn nào được đặt ra khi làm hệ thống đường cao tốc Việt Nam, tuy nhiên nhìn chung thì các đường cao tốc ở Việt Nam đều được xây dựng với quy mô từ 4 - 6 làn bao gồm 2 - 3 làn mỗi chiều và đều liên kết đến các quốc lộ và các đường cao tốc khác ở nơi mà đường cao tốc đi qua. Tốc độ các đường cao tốc ở Việt Nam đều được thiết kế tối đa từ 80 – 120 Km/h.
Ký hiệu[sửa | sửa mã nguồn]

Biển hiệu được thiết kế trên 1 tấm khiên hình chữ nhật có nền màu vàng, viền đen, Số tuyến đường được hiển thị sau chữ "CT". Biển hiệu thường được hiển thị ở một số vị trí khác nhau. Chúng được hiển thị ở các giao lộ giữa cao tốc với các đường quốc lộ vào các đường khác. Thứ 2, chúng được hiển thị tại các bảng chỉ đường đặt ở các giao lộ với các đường chính và cao tốc khác, để người đi đường có thể biết được hướng các đi và đi theo đường đã chọn. Thứ 3, chúng có thể được hiển thị trên các biển chỉ dẫn màu xanh lá cây lớn cho biết các nút giao thông sắp tới trên đường cao tốc, ngoài ra việc hiển thị trên các biển chỉ dẫn màu xanh lá cây lớn còn cho biết đã vào hay đi hết đường cao tốc.
Hệ thống đường cao tốc[sửa | sửa mã nguồn]
Đây là danh sách tất cả đường cao tốc của Việt Nam, bao gồm các đường cao tốc lớn và những đường cao tốc thuộc đường cao tốc lớn.[2]
Một số cao tốc của Việt Nam được chỉ định tham gia mạng lưới đường bộ xuyên Á, đó là: CT.01, CT.29, CT.40 và CT.31 (AH1), CT.05 và CT.04 (AH14).
Quy hoạch hệ thống đường cao tốc Việt Nam (2015)[sửa | sửa mã nguồn]
Đây là danh sách tất cả đường cao tốc của Việt Nam được quy hoạch từ năm 2015 đến năm 2021.[3]
Ký hiệu | Tên tuyến | Chiều dài (km) | Điểm đầu | Điểm cuối | Ghi chú |
---|---|---|---|---|---|
![]() |
Bắc – Nam phía Đông | 1.811 | Hà Nội | Cần Thơ | Đã hoàn thành nhiều đoạn |
Đường cao tốc thuộc ![]() |
Pháp Vân – Cầu Giẽ | 30 | Nút giao Pháp Vân, Hoàng Mai, Hà Nội | Nút giao Cầu Giẽ, Phú Xuyên, Hà Nội | |
Cầu Giẽ – Ninh Bình | 54 | Nút giao Cầu Giẽ, Phú Xuyên, Hà Nội | Nút giao Xuân Mai, Hoa Lư, Ninh Bình | ||
Cao Bồ – Mai Sơn | 20,1 | Nút giao thông Cao Bồ, Ý Yên, Nam Định | Mai Sơn, Yên Mô, Ninh Bình | Dự án đường nối cao tốc Cầu Giẽ – Ninh Bình với Quốc lộ 1 | |
Ninh Bình – Thanh Hóa | 53,2 | Cao tốc Cầu Giẽ – Ninh Bình tại Mai Sơn, Yên Mô, Ninh Bình | Ngã ba Trường Thịnh, Tĩnh Gia, Thanh Hóa | Đang xây dựng | |
Thanh Hóa – Hà Tĩnh | 97 | Ngã ba Trường Thịnh, Tĩnh Gia, Thanh Hóa | Quốc lộ 8 tại Đức Thịnh, Đức Thọ, Hà Tĩnh | ||
Hà Tĩnh – Quảng Bình | 145 | Quốc lộ 8 tại Thanh BìnhThịnh, Đức Thọ, Hà Tĩnh | Tỉnh lộ 2B tại Cự Nẫm, Bố Trạch, Quảng Bình | Dự kiến xây dự án trong giai đoạn 2020 – 2025, đi trùng với ![]() | |
Quảng Bình – Quảng Trị | 117 | Nam cầu Bùng, Cự Nẫm, Bố Trạch, Quảng Bình | Quốc lộ 9 tại Nút giao Vĩnh An, Cam Lộ, Quảng Trị | ||
Quảng Trị – Đà Nẵng | 182 | Vĩnh An, Cam Lộ, Quảng Trị | Nút giao Túy Loan, Hòa Vang, Đà Nẵng | Đã hoàn thành đoạn La Sơn – Hòa Liên, đang thi công đoạn Cam Lộ – La Sơn, đi trùng với ![]() | |
Đà Nẵng – Quảng Ngãi | 139 | Túy Loan, Hòa Vang, Đà Nẵng | Đường vành đai quy hoạch thành phố Quảng Ngãi, Nghĩa Kỳ, Tư Nghĩa, Quảng Ngãi | ||
Quảng Ngãi – Bình Định | 170 | Đường vành đai quy hoạch thành phố Quảng Ngãi, Nghĩa Kỳ, Tư Nghĩa, Quảng Ngãi | ![]() |
Dự kiến xây dự án trong giai đoạn 2020 – 2025 | |
Bình Định – Nha Trang | 215 | ![]() |
Tỉnh lộ 65-22 tại Nút giao Diên Thọ, Diên Khánh, Khánh Hòa | ||
Nha Trang – Phan Thiết | 235 | Tỉnh lộ 65-22 tại Nút giao Diên Thọ, Diên Khánh, Khánh Hòa | ![]() |
Đang xây dựng | |
Phan Thiết – Dầu Giây | 98 | ![]() ![]() |
Cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây tại Sông Nhạn, Cẩm Mỹ, Đồng Nai (nút giao thông Dầu Giây) | Bắt đầu xây dự án từ 2020 | |
Thành phố Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây | 55,7 | ![]() ![]() ![]() |
Đại lộ Mai Chí Thọ tại Nút giao An Phú, Quận 2, Thành phố Hồ Chí Minh | Điểm bắt đầu thực tế (km 0) được tính theo chiều ngược lại là chiều thi công của cao tốc này. | |
Bến Lức – Long Thành | 58 | ![]() |
![]() | ||
Thành phố Hồ Chí Minh – Trung Lương | 50 | ![]() |
![]() |
Đang khai thác giai đoạn 1 | |
Trung Lương – Mỹ Thuận | 51 | ![]() |
![]() |
Đang xây dựng. Dự kiến thông xe vào cuối tháng 4/2022 | |
Mỹ Thuận – Cần Thơ | 23 | ![]() |
![]() |
Đang xây dựng. Dự kiến thông xe vào năm 2023 | |
![]() |
Bắc – Nam phía Tây | 1.269 | Tuyên Quang | Kiên Giang | Đang xây dựng một số đoạn |
Đường cao tốc thuộc ![]() |
Tuyên Quang – Phú Thọ | 40,2 | Tuyên Quang | Phú Thọ | Từ xã Lưỡng Vượng (TP Tuyên Quang) đến nút giao IC09 (TX Phú Thọ) ![]() |
Đoan Hùng – Chợ Bến | 130 | Phú Thọ | Hòa Bình | Dự kiến xây dự án trong giai đoạn 2025 – 2030 | |
Chợ Bến – Tân Kỳ | 235 | Hòa Bình | Nghệ An | ||
Tân Kỳ – Khe Cò | 84 | Nghệ An | Hà Tĩnh | ||
Khe Cò – Can Lộc | 32 | Hà Tĩnh | |||
Hà Tĩnh – Quảng Bình (Can Lộc – Bùng) | 145 | Quốc lộ 8 tại Đức Thịnh, Đức Thọ, Hà Tĩnh | Tỉnh lộ 2B tại Cự Nẫm, Bố Trạch, Quảng Bình | Dự kiến xây dự án trong giai đoạn 2020 – 2025, đi trùng với ![]() | |
Quảng Bình – Quảng Trị (Bùng – Cam Lộ) | 117 | Nam cầu Bùng, Cự Nẫm, Bố Trạch, Quảng Bình | Quốc lộ 9 tại Nút giao Vĩnh An, Cam Lộ, Quảng Trị | ||
Quảng Trị – Đà Nẵng (Cam Lộ – ) | 182 | Vĩnh An, Cam Lộ, Quảng Trị | Nút giao Túy Loan, Hòa Vang, Đà Nẵng | Đã hoàn thành đoạn La Sơn – Hòa Liên, đang thi công đoạn Cam Lộ – La Sơn, đi trùng với ![]() | |
Đà Nẵng – Ngọc Hồi | 220 | Đà Nẵng | Kon Tum | ||
Bờ Y – Ngọc Hồi – Pleiku | 111 | Kon Tum | Gia Lai | ||
Pleiku – Chơn Thành | 404 | Gia Lai | Bình Phước | ||
Chơn Thành – Đức Hòa | 84 | Bình Phước | Nút giao tại km 82+574, giao với đường tỉnh ĐT 825 và tuyến tránh Hậu Nghĩa (Đức Hòa, Long An) | Dự kiến sẽ tiếp tục triển khai trong giai đoạn 2021 – 2025 | |
Đức Hòa – Mỹ An | 81 | Long An | Đồng Tháp | Trên cơ sở nâng cấp Quốc lộ N2 lên chuẩn cao tốc 4 làn xe sau năm 2030 | |
Mỹ An – Cao Lãnh | 26 | Đồng Tháp | Dự kiến sẽ triển khai trong giai đoạn 2021 – 2025 | ||
Cao Lãnh – Rạch Sỏi | 84 | nút giao đường dẫn cầu Cao Lãnh với ![]() |
tuyến tránh TP Rạch Giá (huyện Châu Thành, Kiên Giang) | Đã hoàn thành | |
![]() |
Hà Nội – Lạng Sơn | 143 | Lạng Sơn | Đã hoàn thành đoạn Hà Nội – Chi Lăng (Lạng Sơn) | |
![]() |
Hà Nội – Hải Phòng | Hải Phòng | |||
![]() |
Hà Nội – Lào Cai | Lào Cai | Yên Bái – Lào Cai: đã hoàn thành giai đoạn 1 | ||
![]() |
Nội Bài – Hạ Long – Móng Cái | Quảng Ninh | Đã hoàn thành đoạn Hạ Long – Vân Đồn | ||
![]() |
Hà Nội – Thái Nguyên | 70 | Thái Nguyên | ||
Thái Nguyên – Chợ Mới – Bắc Kạn | 43 | ||||
![]() |
Hà Nội – Hòa Bình | Hòa Bình | Láng – Hòa Lạc: đã hoàn thành toàn bộ
Hòa Lạc – Hòa Bình: đã hoàn thành giai đoạn 1 | ||
![]() |
Ninh Bình – Hải Phòng – Quảng Ninh | Quảng Ninh | Đã hoàn thành đoạn Hải Phòng – Hạ Long | ||
![]() |
Hồng Lĩnh – Hương Sơn | 34 | Hà Tĩnh | ||
![]() |
Cam Lộ – Lao Bảo | 70 | Quảng Trị | ||
![]() |
Quy Nhơn – Pleiku | 160 | Gia Lai | ||
![]() |
Biên Hòa – Vũng Tàu | Bà Rịa – Vũng Tàu | Tái khởi động dự án [4] | ||
![]() |
Dầu Giây – Đà Lạt | Lâm Đồng | Đã hoàn thành đoạn Liên Khương – Prenn | ||
![]() |
Thành phố Hồ Chí Minh – Thủ Dầu Một – Chơn Thành | 69 | Bình Phước | ||
![]() |
Thành phố Hồ Chí Minh – Mộc Bài | 55 | Tây Ninh | ||
![]() |
Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng | 200 | An Giang | Sóc Trăng | |
![]() |
Hà Tiên – Rạch Giá – Bạc Liêu | 225 | Kiên Giang | Bạc Liêu | |
![]() |
Cần Thơ – Cà Mau | 150 | Cà Mau | Dự kiến xây dựng trên cơ sở nâng cấp đường Quản Lộ - Phụng Hiệp | |
![]() |
Vành đai 3 (Hà Nội) | 55 | |||
![]() |
Vành đai 4 (Hà Nội) | 125 | |||
![]() |
Vành đai 3 (Thành phố Hồ Chí Minh) | 89 |
Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]
- ^ a b “Đặt mục tiêu đến năm 2050, cả nước có hơn 9.000 km đường cao tốc”. hanoimoi.com. 17 tháng 3 năm 2021. Truy cập ngày 18 tháng 4 năm 2022.
- ^ “Quyết định 1454/QĐ-TTg 2021 phê duyệt Quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021 2030”. thuvienphapluat.vn. Truy cập ngày 18 tháng 4 năm 2022.
- ^ “Dự thảo QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ BÁO HIỆU ĐƯỜNG BỘ - Bộ Giao thông Vận tải Việt Nam (2015)” (PDF). Truy cập ngày 18 tháng 4 năm 2022.
- ^ “Chính phủ đồng ý làm đường cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu”. Báo Pháp Luật TP. Hồ Chí Minh. 8 tháng 2 năm 2020. Truy cập ngày 18 tháng 4 năm 2022.