Bước tới nội dung

Hệ thống Hiệp ước châu Nam Cực

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
The Antarctic Treaty
tiếng Pháp: Traité sur l'Antarctique
tiếng Nga: Договор об Антарктике
tiếng Tây Ban Nha: Tratado Antártico
Tên đầy đủ:
  • Antarctic Treaty System
{{{image_alt}}}
Cờ của Hiệp ước châu Nam cực
Loại hiệp ướcTuyên bố chủ quyền chung
Ngày kí1/12/1959[1]
Nơi kíWashington, D.C., Hoa Kỳ
Ngày đưa vào hiệu lực23/5/1961
Điều kiệnThu thập đủ 12 chữ ký từ 12 đại diện các nước
Bên kí12[2]
Bên tham gia54[2]
Người gửi lưu giữChính quyền liên bang Hoa Kỳ[2]
Ngôn ngữTiếng Anh, Tiếng Pháp, Tiếng NgaTiếng Tây Ban Nha
Antarctic Treaty tại Wikisource
Châu Nam cực nhìn từ vệ tinh.

Hiệp ước Nam Cực (tiếng Anh, Antarctic Treaty) và các hiệp định liên quan được gọi chung là Hệ thống Hiệp ước Nam Cực (gọi tắt là ATS), là các hiệp ước có giá trị pháp lý ràng buộc để điều chỉnh quan hệ quốc tế giữa các quốc gia đối với châu Nam Cực, châu lục duy nhất trên Trái Đất không có người bản địa sinh sống. Căn cứ theo mục đích của hệ thống hiệp ước, châu Nam Cực được định nghĩa là toàn bộ vùng đất và khối băng phía Nam 60 độ vĩ Nam.

Hiệp ước chính thức có hiệu lực vào năm 1961 và có 47 quốc gia thành viên bảo vệ châu Nam Cực vì mục đích tự do nghiên cứu khoa học và nghiêm cấm các hoạt động quân sự trên châu lục này. Hiệp ước Nam Cực là điều ước quốc tế kiểm soát vũ trang đầu tiên được thiết lập trong Chiến tranh Lạnh. Từ tháng 9/2004, Ban thư ký Hiệp ước Nam Cực có trụ sở tại Buenos Aires, Argentina.[3]

Hiệp ước bắt đầu được các quốc gia ký kết tham gia vào ngày 1/12/1959 và chính thức có hiệu lực từ ngày 23/6/1961.[4] Những quốc gia đầu tiên tham gia ký kết hiệp ước là những nước tích cực hoạt động trong Năm Vật lý Địa cầu Quốc tế (International Geophysical Year - IGY) 1957-1958 và sẵn sàng chấp nhận đề nghị của Hoa Kỳ về hội nghị đàm phán về chính hiệp ước này. Lúc đó, 12 quốc gia có sự quan tâm rõ ràng đến khu vực này bao gồm: Argentina, Úc, Bỉ, Chile, Pháp, Nhật Bản, New Zealand, Na Uy, Nam Phi, Liên Xô, AnhHoa Kỳ. Các quốc gia này đã thiết lập hơn 50 trạm nghiên cứu tại châu Nam Cực. Hiệp ước là một biểu hiện ngoại giao thành công cho việc hợp tác hoạt động cũng như khoa học ở khu vực này.

Các điều kiện

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Điều 1 – khu vực này chỉ dành cho các mục đích hòa bình; hoạt động quân sự như thử nghiệm vũ khí bị nghiêm cấm trừ lực lượng quân đội và các trang thiết bị của quân đội được sử dụng cho mục đích nghiên cứu khoa học và các mục đích hòa bình khác;
  • Điều 2 – tự do nghiên cứu khoa học và phải liên tục hợp tác;
  • Điều 3 – tự do trao đổi thông tin và nhân lực trong việc hợp tác với Liên Hợp Quốc và các cơ quan quốc tế khác;
  • Điều 4 – hiệp ước không thừa nhận, tranh luận và xác lập các tuyên bố về chủ quyền lãnh thổ; không một tuyên bố mới nào được công nhận trong khi hiệp ước còn có hiệu lực;
  • Điều 5 – cấm các vụ nổ hạt nhânchất thải phóng xạ;
  • Điều 6 – hiệp ước này bao gồm tất cả các lãnh thổtảng băng ở phía nam vĩ tuyến 60 độ nam;
  • Điều 7 – quốc gia là quan sát viên của hiệp ước được tự do tiếp cận, kể cả trên không, tất cả các khu vực và có thể kiểm tra các trạm, căn cứ, trang thiết bị; tất cả mọi hoạt động phải được thông báo trước, bao gồm cả việc triển khai lực lượng quân đội;
  • Điều 8 – quyền tài phán đối với các giám sát viên và các chuyên gia khoa học thuộc về các quốc gia mà người đó mang quốc tịch;
  • Điều 9 – thường xuyên tổ chức các cuộc họp tham vấn giữa các quốc gia thành viên hiệp ước;
  • Điều 10 – tất cả các quốc gia thành viên của hiệp ước phải phản đối mọi hoạt động trái với quy định của hiệp ước của các quốc gia khác;
  • Điều 11 – các tranh chấp phải được giải quyết hòa bình bởi các bên liên quan hoặc bởi Tòa án Quốc tế vì công lý;
  • Điều 12, 13, 14 – các quốc gia có liên quan thỏa thuận việc phê chuẩn, giải thích và chỉnh sửa hiệp ước;

Mục tiêu chính của hệ thống hiệp ước là đảm bảo lợi ích của toàn nhân loại tại châu Nam Cực được duy trì và sử dụng riêng cho các mục đích hòa bình và tránh biến khu vực này thành mâu thuẫn hoặc tranh chấp quốc tế. Hiệp ước nghiêm cấm bất cứ biện pháp có tính chất quân sự nhưng sự xuất hiện của lực lượng quân đội vẫn được cho phép.

Các thỏa thuận khác

[sửa | sửa mã nguồn]
Tấm bìa này kỉ niệm việc triển khai bưu điện Wilkes vào năm ở khu vực Nam Cực thuộc Úc
Nghị định thư về bảo vệ môi trường không cho phép việc xử lý chất thải bằng cách vứt bỏ ở bờ biển như tại căn cứ Bellingshausen, Nga (ảnh)

Các thỏa thuận khác — khoảng 200 đề xuất được thông qua tại các cuộc họp tham vấn của hiệp ước và đã được phê chuẩn - bao gồm:

Các Quốc gia thành viên

[sửa | sửa mã nguồn]
Vị trí các quốc gia tuyên bố chủ quyền trên Nam cực.
  bên ký kết, tham vấn, tuyên bố chủ quyền lãnh thổ
  bên ký kết, tham vấn, bảo lưu quyền đòi hỏi lãnh thổ
  bên ký kết, tham vấn
  bên ký kết, tán thành
  bên không ký kết


Quốc gia[5] Ngày ký tắt Ngày tham vấn Ngày tham gia
Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland Anh Quốc Lãnh thổ châu Nam Cực thuộc Anh (tuyên bố chủ quyền)* 31/5/1960
Cộng hòa Nam Phi Cộng hòa Nam Phi 21/6/1960
Bỉ Bỉ 26/7/1960
Nhật Bản Nhật Bản 4/8/1960
Hoa Kỳ Hoa Kỳ** 18/8/1960
Na Uy Na Uy (tuyên bố chủ quyền) 24/8/1960
Pháp Pháp Vùng đất Adélie (tuyên bố chủ quyền) 16/9/1960
New Zealand New Zealand (tuyên bố chủ quyền) 1/11/1960
Nga Nga (Lúc này còn thuộc Liên Xô Liên Xô)** 2/11/1960
Argentina Argentina (tuyên bố chủ quyền)* 23/6/1961
Úc Úc (tuyên bố chủ quyền)
Chile Chile Antártica Chilena (tỉnh) (tuyên bố chủ quyền)*
Áo Áo 25/8/1987
Belarus Belarus 27/12/2006
Brasil Brasil 12/9/1983 16/5/1975
Ấn Độ Ấn Độ 19/8/1983
Bulgaria Bulgaria 25/5/1998 11/9/1978
Canada Canada 4/5/1988
Trung Quốc Trung Quốc 7/10/1985 8/6/1983
Colombia Colombia 31/1/1989
Cuba Cuba 16/8/1984
Cộng hòa Séc Cộng hòa Séc (Lúc này còn thuộc Tiệp Khắc Tiệp Khắc) 14/6/1962
Slovakia Slovakia (Lúc này còn thuộc Tiệp Khắc Tiệp Khắc)
Đan Mạch Đan Mạch 20/5/1965
Ecuador Ecuador 19/11/1990 15/9/1987
Hà Lan Hà Lan 30/3/1967
Estonia Estonia 17/5/2001
Phần Lan Phần Lan 9/10/1989 15/5/1984
Perú Peru 10/4/1981
Hàn Quốc Hàn Quốc 28/11/1986
Đức Đức (tuyên bố chủ quyền) (ngưng từ năm 1945)
Cộng hòa Dân chủ Đức Đông Đức
3/3/1981
5/10/1987
5/2/1979
19/11/1974
Hy Lạp Hy Lạp 8/1/1987
Guatemala Guatemala 31/7/1991
Ý Ý 5/10/1987 18/3/1981
Hungary Hungary 27/1/1984
Monaco Monaco 30/5/2008
Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên 21/1/1987
Papua New Guinea Papua New Guinea 16/3/1981
Ba Lan Ba Lan 29/7/1977 8/6/1961
România România 15/9/1971
Tây Ban Nha Tây Ban Nha 21/9/1988 31/3/1982
Thụy Điển Thụy Điển 24/3/1984
Thụy Sĩ Thụy Sĩ 15/11/1990
Thổ Nhĩ Kỳ Thổ Nhĩ Kỳ 25/1/1996
Ukraina Ukraina 27/5/2004 28/10/1992
Uruguay Uruguay 7/10/1985 11/1/1980
Venezuela Venezuela 24/5/1999

* Tuyên bố bị chồng lấn.
** Bảo lưu tuyên bố.

Từ 2007 cho đến hiện tại, đã có 46 quốc gia là thành viên của Hiệp ước Nam Cực bao gồm 28 nước tham vấn và 18 nước gia nhập. Các nước tham vấn (có quyền bỏ phiếu) bao gồm 7 quốc gia tuyên bố chủ quyền quốc gia đối với 1 bộ phận của châu Nam Cực. 21 nước không có tuyên bố không hề thừa nhận những tuyên bố của các nước khác hoặc đưa ra quan điểm của quốc gia mình.

Ban thư ký Hiệp ước Nam Cực

[sửa | sửa mã nguồn]

Ban Thư ký Hiệp ước Nam Cực được thành lập ở Buenos Aires, Argentina vào tháng 9/2004 trong một cuộc họp tham vấn. Ngài Jan Huber (Hà Lan) được chỉ định làm Thư ký điều hành đầu tiên cho nhiệm kì 5 năm đến hết 31 tháng 8 năm 2009. Ngày 1 tháng 9 năm 2009, ngài Manfred Reinke (Đức) được chỉ định là người kế nhiệm cho nhiệm kì 4 năm tiếp theo.

Nhiệm vụ của Ban thư ký Hiệp ước Nam Cực được chia thành các hạng mục sau:

  • Hỗ trợ tổ chức các cuộc họp tham vấn thường niên và các cuộc họp của Ủy ban bảo vệ môi trường.
  • Tạo điều kiện để các bên trong hiệp ước và nghị định thư về môi trường trao đổi thông tin.
  • Tập hợp, lưu trữ, sắp xếp và công bố những tài liệu của các cuộc họp tham vấn thường niên.
  • Cung cấp và phổ biến các thông tin chung về Hệ thống Hiệp ước Nam Cực và các hoạt động ở khu vực này.

Hiện tại, có 46 quốc gia sở hữu căn cứ riêng tại châu Nam Cực.

Hệ thống pháp lý

[sửa | sửa mã nguồn]

Châu Nam Cực không có cư dân sinh sống nên ở đây không tồn tại khái niệm công dân hay chính phủ. Vì châu Nam Cực không có quyền chủ quyền nên tất cả những người có mặt ở châu Nam Cực đều công dân hoặc người có quốc tịch của quốc gia khác nhau trên thế giới, không phải là công dân của châu Nam Cực. Bên cạnh đó, hầu hết các quốc gia trên thế giới đều tuyên bố quyền chủ quyền đối với một bộ phận hay phần lớn lãnh thổ của châu Nam Cực nhưng đều không được công khai thừa nhận bởi các quốc gia khác. Đặc biệt, khu vực nằm giữa 90 độ kinh Tây and 150 độ kinh Tây là khu vực duy nhất trên Trái Đất không có một quốc gia nào tuyên bố chủ quyền.[6]

Đa phần, chính phủ của quốc gia trên thế giới là thành viên của Hiệp ước Nam Cực và những nghị định thư có liên quan về bảo vệ môi trường ở khu vực này chịu trách nhiệm triển khai các điều khoản đã được quy định trong Hiệp ước hay các phán quyết của tòa án liên quan đến Hiệp ước thông qua nội luật của từng quốc gia. Theo đó, công dân mang quốc tịch của các quốc gia thành viên Hiệp ước có nghĩa vụ tuân thủ theo các quy định đã nêu trong Hiệp ước khi có mặt tại bất cứ khu vực nào của châu Nam Cực. Hiệp ước Nam Cực thường được xem là đại diện tiêu biểu cho nguyên tắc pháp lý quốc tế về di sản chung của nhân loại.[7]

Theo các quy định của chính phủ Argentina, bất cứ hành vi tội phạm nào được thực hiện trong chu vi 50 km ở bất kì căn cứ nào của quốc gia này đều xem như nằm ở Ushuaia. Trong khu vực có tranh chấp với Chile hoặc Vương quốc Anh, người phạm tội khi xét xử có thể yêu cầu chuyển cho bất kì nước nào trong 2 nước đã nêu.[cần dẫn nguồn]

Theo luật pháp của Hoa Kỳ, những hành vi phạm tội của hoặc chống lại công dân Hoa Kỳ như giết người, thẩm quyền tài phán của Hoa Kỳ có thể áp dụng cho những khu vực không thuộc về các quốc gia khác.[cần dẫn nguồn] Hiện tại, Hoa Kỳ có một thống chế đặc biệt ở châu Nam Cực phụ trách việc thực thi luật pháp trong trường hợp cần thiết.[8]

Một số bộ luật của Hoa Kỳ được áp dụng trực tiếp cho châu Nam Cực.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ "Antarctic Treaty" in The New Encyclopædia Britannica. Chicago: Encyclopædia Britannica Inc., 15th edn., 1992, Vol. 1, p. 439.
  2. ^ a b c Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên depositary
  3. ^ “Bản sao đã lưu trữ”. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 5 năm 2019. Truy cập ngày 5 tháng 7 năm 2010.
  4. ^ 28 tháng 12 năm 2005.397747204/?searchterm=treaty “Information about the Antarctic Treaty and how Antarctica is governed” Kiểm tra giá trị |url= (trợ giúp). 70South. 28 tháng 12 năm 2005. Truy cập 3 tháng 6 năm 2007.[liên kết hỏng]
  5. ^ “Secretariat of the Antarctic Treaty: Parties”. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 4 năm 2009. Truy cập 23 tháng 5 năm 2009.
  6. ^ Wright, Minturn, "The Ownership of Antarctica, Its Living and Mineral Resources", Journal of Law and the Environment 4 (1987).
  7. ^ Jennifer Frakes, The Common Heritage of Mankind Principle and the Deep Seabed, Outer Space, and Antarctica: Will Developed and Developing Nations Reach a Compromise? Wisconscin International Law Journal. 2003; 21:409
  8. ^ “Marshals and Antarctica”. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 2 năm 2012. Truy cập ngày 31 tháng 7 năm 2010.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]