Họ Cá rồng

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Họ Cá rồng
Cá Kim Long Úc (Osteoglossum bicirrhosum)
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Chordata
Lớp (class)Actinopterygii
Bộ (ordo)Osteoglossiformes
Họ (familia)Osteoglossidae
Các chi

Họ Cá rồng, là một họ cá xương nước ngọt với danh pháp khoa học Osteoglossidae, đôi khi còn gọi là "cá lưỡi xương" (cốt thiệt ngư). Trong họ cá này, đầu của chúng nhiều xương và thân thuôn dài được che phủ bằng các vảy lớn và nặng, với kiểu khảm ống. Các vây lưng và vây hậu môn có các tia vây mềm và dài, trong khi vây ức và vây bụng lại nhỏ. Tên gọi 'cá lưỡi xương' có nguồn gốc từ xương dạng răng trên phần sàn của miệng ('lưỡi'), được trang bị cùng các răng và ngoạm vào các răng ở phần trên trần của miệng. Cá có thể thu được oxy từ không khí bằng cách hít nó vào trong bong bóng, được bao bọc bằng các mao mạch tương tự như phổi. Cá hải tượng (Arapaima gigas) là "cá thở không khí cưỡng bách".[1]

Phân loại[sửa | sửa mã nguồn]

Họ Cá rồng là họ cá nguyên thủy (cơ sở) có từ hạ Đệ Tam và được đặt trong một bộ cá vây tia có danh pháp Osteoglossiformes. Hiện tại còn 10 loài còn sinh tồn đã được miêu tả: 3 từ Nam Mỹ, 1 từ châu Phi, 4 từ châu Á và 2 từ Australia.

Họ Osteoglossidae là họ cá nước ngọt duy nhất được tìm thấy ở cả hai bên của đường Wallace.[2] Điều này có thể giải thích bằng thực tế là cá rồng châu Á (S. formosus) đã phân nhánh ra khỏi hai loài ở Australia từ chi ScleropagesS. jardiniiS. leichardti vào khoảng 140 triệu năm trước (Ma), chứng tỏ một điều rằng các dạng cá rồng châu Á đã được lan truyền tới châu Á theo đường qua tiểu lục địa Ấn Độ.[3][4]

Hành vi[sửa | sửa mã nguồn]

Họ cá rồng là các động vật ăn thịt, thông thường chuyên ăn nổi bề mặt. Chúng nhảy rất tốt; có thông báo cho rằng các loài trong chi Osteoglossum có thể nhảy cao tới 2 m (khoảng gần 7 ft) trên mặt nước để bắt côn trùng và chim đậu trên các cành cây ở Nam Mỹ, vì thế chúng còn được gọi là "khỉ nước". Người ta cũng đồn đại rằng cá rồng có thể bắt những con mồi lớn như những con dơi đang bay hay các con chim nhỏ. Tất cả các loài đều to lớn, và cá hải tượng (Arapaima) có thể cạnh tranh chức vô địch thế giới cho các loài cá nước ngọt. Các loài cá rồng thông thường dài khoảng 0,9-1,2 m (3–4 ft), nhưng điều này chỉ tin tưởng được trong phạm vi con người nuôi thả.

Một vài loài trong chi Osteoglossum thể hiện sự chăm sóc tới con cái. Chúng làm tổ và bảo vệ các con non sau khi sinh ra. Một số loài là ấp trứng bằng miệng, cá bố mẹ đôi khi giữ hàng trăm trứng trong miệng của chúng. Các con non có thể thực hiện vài chuyến bơi thăm dò ra bên ngoài miệng của cha mẹ chúng trước khi rời xa vĩnh viễn.

Các loài[sửa | sửa mã nguồn]

Họ này chứa hai phân họ là Heterotidinae (3 loài, khi tách ra thì là họ Arapaimidae) và Osteoglossinae (8 loài) đã biết.

Nghiên cứu di truyền học gần đây chỉ ra rằng nhánh dẫn tới cá hải tượng và cá rồng châu Phi đã phân nhánh vào khoảng 220 Ma, trong Trias muộn; nhánh dẫn tới ngân long và hắc long của Nam Mỹ đã rẽ nhánh khoảng 170 Ma, trong Trung Trias. Nhánh dẫn tới các loài cá rồng Australia phân nhánh ra khỏi nhánh dẫn tới các loài cá rồng châu Á vào khoảng 140 Ma, trong Tiền Phấn Trắng.[4]

Hóa thạch[sửa | sửa mã nguồn]

Có ít nhất là 5 loài cá cổ, chỉ được biết đến từ các hóa thạch, cũng được phân loại vào họ Osteoglossidae; chúng có niên đại vào khoảng cuối kỷ Phấn Trắng. Các hóa thạch khác có niên đại xa hơn tới cuối kỷ Jura hay đầu kỷ Phấn Trắng nói chung được coi là thuộc về siêu bộ cá rồng (Osteoglossomorpha). Các hóa thạch của cá dạng cá rồng được tìm thấy trên mọi châu lục, ngoại trừ châu Nam Cực.[6]

  • Chi Brychaetus: Brychaetus muelleri (Agassiz, 1845) được biết có từ cuối kỷ Phấn Trắng tới đầu thế Paleocen. Các hóa thạch của nó được tìm thấy tại châu Âu, Bắc Mỹ, và Bắc Phi. Loài cá nước ngọt này có các răng rất dài và cùn. PlatopsPomphractus là các danh pháp đồng nghĩa.[7]
  • Chi Joffrichthys: Chi tại Bắc Mỹ này có 2 loài là J. symmetropterusJ. triangulpterus. Loài thứ hai có từ thế Paleocen tại tằng hệ Sentinel ButteBắc Dakota, Hoa Kỳ[8]
  • Chi Phareodus: Chi này có ít nhất 2 loài là P. testis (Leidy, 1873)P. encaustus. Các đại diện được biết đến có từ giữa thế Eocen tới thế Oligocen ở Australia và Bắc Mỹ, bao gồm tằng hệ sông Green tại Wyoming, Hoa Kỳ[7] P. testis là loài cá nước ngọt với bề ngoài hình ô van, đầu nhỏ, mõm hơi nhọn. Vây lưng và vây hậu môn nằm ở phía sau, với vây hậu môn lớn hơn. Vây đuôi hơi chẻ. Vây bụng nhỏ nhưng dài còn vây ngực thì hẹp. Từ đồng nghĩa Dapedoglossus.[7]

Trong bể cảnh[sửa | sửa mã nguồn]

Các loài cá rồng có xu hướng hợp thành bầy khoảng 5-8 con. Nên giữ chúng trong bể với thể tích tối thiểu là 750 lít (240 gallon) cho con đầu tiên với lọc nước tốt, và thêm khoảng 100 lít bổ sung nữa cho mỗi con kế tiếp. Một vài loài cá có thể thích hợp để nuôi cùng cá rồng là cá còm (Chitala ornata), cá chim trắng (vài chi của phân họ Serrasalminae), cá tai tượng Phi châu (Astronotus ocellatus), cá tỳ bà (cá lau kính) (Hypostomus plecostomus), jaguar cichlid (Parachromis managuensis), cá kim cương (Aequidens rivulatus), Cá sấu hỏa tiễn (Lepisosteidae) và bất kỳ loài cá bán-hung dữ nào khác, đủ lớn để cá rồng không thể ăn được.

Các loài cá rồng từ Australia (S. jardiniiS. leichardti) nên nuôi giữ trong bể riêng[9][10].

Văn hóa dân gian[sửa | sửa mã nguồn]

Đối với người Trung Hoa và các nền văn hóa tương tự, rồng là biểu tượng của may mắn và thịnh vượng. Trong mắt của người Trung Hoa, cá rồng là biểu hiện và sự uy nghi của rồng, đặc biệt là các vảy lớn và râu. Cá rồng cũng được sử dụng trong phong thủy nhằm mang lại may mắn và giàu có.

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Berra Tim M. (2001). Freshwater Fish Distribution. San Diego: Academic Press. ISBN 0-12-093156-7
  2. ^ Ismail Mohd Zakaria (1989). “Systematics, Zoogeography, and Conservation of the Freshwater Fishes of Peninsular Malaysia” (luận án tiến sĩ) |format= cần |url= (trợ giúp). Đại học bang Colorado: 25. Chú thích journal cần |journal= (trợ giúp)
  3. ^ Yoshinori Kumazawa & Nishida Mutsumi (2000). “Molecular Phylogeny of Osteoglossoids: A New Model for Gondwanian Origin and Plate Tectonic Transportation of the Asian Arowana”. Molecular Biology and Evolution. 17 (12). Truy cập ngày 12 tháng 7 năm 2006.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  4. ^ a b Kumazawa, Yoshinori (2003). “The reason the freshwater fish arowana live across the sea”. Quarterly Journal Biohistory (Winter). Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 2 năm 2012. Truy cập ngày 2 tháng 7 năm 2006.
  5. ^ Stewart D.J. (2013) A New Species of Arapaima (Osteoglossomorpha: Osteoglossidae) from the Solimões River, Amazonas State, Brazil. Copeia, 2013 (3): 470-476.
  6. ^ Guo-Qing, Li (1998). “Osteoglossomorpha” (article). Tree of Life. Truy cập ngày 14 tháng 4 năm 2006. Đã định rõ hơn một tham số trong author-name-list parameters (trợ giúp)
  7. ^ a b c Frickhinger, Karl Albert (1995). Fossil Atlas: Fishes. Trans. Dr. R.P.S. Jefferies. Blacksburg, Virginia: Tetra Press.
  8. ^ M. G. Newbreya & Bozekb M. A. (2000). “A New Species of Joffrichthys (Teleostei: Osteoglossidae) from the Sentinel Butte Formation, (Paleocene) of North Dakota, USA”. Journal of Vertebrate Paleontology. 20 (1): 12–20. Truy cập ngày 14 tháng 4 năm 2006.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  9. ^ “Native Fish Australia, Saratoga”. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 4 năm 2013. Truy cập ngày 1 tháng 10 năm 2007.
  10. ^ “Native Fish Australia, Gulf Saratoga”. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 4 năm 2013. Truy cập ngày 1 tháng 10 năm 2007.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]