Bước tới nội dung

Họ Cá sao

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Họ Cá sao
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Chordata
Nhánh Craniata
Phân ngành (subphylum)Vertebrata
Phân thứ ngành (infraphylum)Gnathostomata
Liên lớp (superclass)Osteichthyes
Lớp (class)Actinopterygii
Nhánh Actinopteri
Phân lớp (subclass)Neopterygii
Phân thứ lớp (infraclass)Teleostei
Nhánh Osteoglossocephalai
Nhánh Clupeocephala
Nhánh Euteleosteomorpha
Nhánh Neoteleostei
Nhánh Eurypterygia
Nhánh Ctenosquamata
Nhánh Acanthomorphata
Nhánh Euacanthomorphacea
Nhánh Percomorphaceae
Nhánh Eupercaria
Bộ (ordo)Uranoscopiformes
Họ (familia)Uranoscopidae
Bonaparte, 1831[1]
Các chi
Xem bài.

Họ Cá sao (danh pháp khoa học: Uranoscopidae) là một họ cá biển, theo truyền thống xếp trong phân bộ Trachinoidei của bộ Cá vược (Perciformes),[2] nhưng các kết quả nghiên cứu phát sinh chủng loài gần đây cho thấy tốt nhất nên tách nó cùng một số họ khác, bao gồm Ammodytidae, Cheimarrichthyidae (= Cheimarrhichthyidae) và Pinguipedidae ra thành một bộ riêng, có danh pháp là Uranoscopiformes.[3]

Từ nguyên

[sửa | sửa mã nguồn]

Từ tiếng Hy Lạp οὐρανός (ouranós) nghĩa là trời, thiên đường và σκοπεῖν (skopein) nghĩa là ngắm, quan sát.[2]

Phân bố

[sửa | sửa mã nguồn]

Sinh sống trong các vùng biển nhiệt đới và ôn đới thuộc Đại Tây Dương, Ấn Độ DươngThái Bình Dương,[2] ở độ sâu tới 500 m.[4][5]

Đặc điểm

[sửa | sửa mã nguồn]

Không vảy hoặc có vảy mịn nhỏ. Đầu hình phỏng lập phương lớn. Miệng xiên lệch mạnh, vểnh lên trên, có viền môi. Mắt nằm ở mặt lưng hoặc gần mặt lưng của đầu, nghĩa là nằm ở phần trên của đầu, từ đó mà có tên cá sao hay cá ngắm sao. Đường bên cao, nằm gần lưng. Các vây chậu thuộc cổ và rất gần nhau. Một tia gai trong vây chậu; tia mềm 5. Vây lưng dài vừa phải; nhiều loài với vây lưng không tia gai. Vây hậu môn dài vừa phải, với 12-18 tia mềm. Vây đuôi thẳng hay hơi khía răng cưa. Một số loài sử dụng một sợi nhỏ hình giun mọc ra từ hàm dưới và có thể ngọ nguậy để thu hút con mồi. Hai gai nọc lớn, với các rãnh kép và một tuyến nọc ở đáy, nằm phía sau nắp mang và phía trên ngực. Đốt sống 24-26. Các loài của chi Astroscopus với lỗ mũi bên trong để hít thở và các cơ quan điện. Thức ăn là các loài cá đáy và động vật không xương sống. Sinh sản không rõ nhưng được cho là không bảo vệ trứng.[2]

Tập tính thông thường của chúng là vùi mình trong bùn, cát và chỉ đôi mắt nhỏ lộ ra, và nhảy vọt lên để phục kích con mồi (là các loài động vật không xương sống sinh sống ở đáy) bơi ngang qua đầu chúng. Chiều dài của chúng trong khoảng từ 4,4 cm (như ở Kathetostoma fluviatilis) đến 90 cm (như ở cá sao khổng lồ (Kathetostoma giganteum).[2]

Cá sao có nọc, chúng có 2 gai nọc to nằm phía sau nắp mang và phía trên vây ngực. Các loài thuộc các chi AstroscopusUranoscopus cũng có thể phóng ra sốc điện. Các loài Astroscopus có một cơ quan điện là các cơ mắt đã biến đổi, trong khi các loài Uranoscopus có cơ quan điện sinh ra từ các cơ âm thanh.[6] Sự phát triển của các cơ quan điện ở hai chi cá sao này nằm trong số tám nhánh tiến hóa độc lập của phóng điện sinh học (với năm nhánh thuộc về Ostariophysi (1 ở tổ tiên của Gymnotiformes và bốn nhánh của Siluriformes), 1 ở tổ tiên chung của Mormyriformes và 2 ở Uranoscopidae).[6] Chúng cũng là duy nhất trong số các loài cá điện không sở hữu các thụ quan điện chuyên biệt hóa.[6]

Cá sao được coi là đặc sản trong một số nền văn hóa (nọc của chúng không độc khi ăn), và chúng có thể được tìm thấy ở một số chợ cá với cơ quan điện đã được loại bỏ. Do cá sao là động vật săn mồi kiểu phục kích ngụy trang chính chúng và đôi khi có thể phóng cả nọc lẫn sốc điện nên người ta từng coi chúng là "những điều xấu xí nhất của sáng thế".[7]

Họ này bao gồm 53 loài trong 8 chi, tất cả đều là cá biển và được tìm thấy trong các vùng biển nhiệt đới và ôn đới trên toàn thế giới.[2][8]

Phát sinh chủng loài

[sửa | sửa mã nguồn]

Cây phát sinh chủng loài trong phạm vi họ Uranoscopidae dưới đây dựa theo Veera Vilasri (2013):[9]

 Uranoscopidae 

Pleuroscopus

Xenocephalus

Kathetostoma

Uranoscopus

Selenoscopus

Genyagnus

Ichthyscopus

Astroscopus

Theo Veera Vilasri (2013) thì Selenoscopus turbisquamatus, loài duy nhất của chi Selenoscopus lồng sâu trong Uranoscopus, với mối quan hệ họ hàng gần với Uranoscopus polli, và vì thế Selenoscopus nên được coi như là đồng nghĩa muộn của Uranoscopus.[9]

Thư viện ảnh

[sửa | sửa mã nguồn]

Niên biểu

[sửa | sửa mã nguồn]
QuaternaryNeogenePaleogeneHolocenePleist.Plio.MioceneOligoceneEocenePaleoceneAstroscopusQuaternaryNeogenePaleogeneHolocenePleist.Plio.MioceneOligoceneEocenePaleocene

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Eschmeyer's Catalog of Fishes Classification
  2. ^ a b c d e f Chủ biên Ranier Froese và Daniel Pauly. (2019). "Uranoscopidae" trên FishBase. Phiên bản tháng 12 năm 2019.
  3. ^ Betancur-R R., E. Wiley, N. Bailly, A. Acero, M. Miya, G. Lecointre, G. Ortí. 2017. Phylogenetic Classification of Bony Fishes – Phiên bản 4, 2017. BMC Evolutionary Biology BMC series – open, inclusive and trusted 2017 17:162. doi:10.1186/s12862-017-0958-3
  4. ^ Ranier Froese và Daniel Pauly (chủ biên). Thông tin Xenocephalus australiensis trên FishBase. Phiên bản tháng 12 năm 2019.
  5. ^ Ranier Froese và Daniel Pauly (chủ biên). Thông tin Xenocephalus innotabilis trên FishBase. Phiên bản tháng 12 năm 2019.
  6. ^ a b c Alves-Gomes, J. A. (2001). “The evolution of electroreception and bioelectrogenesis in teleost fish: a phylogenetic perspective”. Journal of Fish Biology. 58 (6): 1489–1511. doi:10.1111/j.1095-8649.2001.tb02307.x.
  7. ^ Grady Denise, 2006. Venom Runs Thick in Fish Families, Researchers Learn New York Times 22/8/2006.
  8. ^ Bray, Dianne. “Family Uranoscopidae”. Fishes of Australia. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 8 năm 2020. Truy cập ngày 30 tháng 9 năm 2014.
  9. ^ a b Veera Vilasri, 2013. Comparative anatomy and phylogenetic systematics of the family Uranoscopidae (Actinopterygii: Perciformes). Memoirs of the Faculty of Fisheries Sciences, Hokkaido University 55(1/2):1-106.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Video
Stargazer lunges from sandYouTube
Little Red Cardinalfish gets eaten by hidden Stargazer!YouTube