Học đôi tình bạn

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Hai ông lão người Do Thái học đôi tình bạn
Người Do Thái học đôi tình bạn
Hai người Do Thái đang tranh luận trong quá trình học đôi tình bạn
Học sinh người Do Thái học nhóm
Hai em học sinh người Do Thái học đội tình bạn trong Chủng viện Do Thái

Học đôi tình bạn (người Do Thái gọi là Chavrusa - phiên âm ký tự Latin) có nguồn gốc từ tiếng Aramaic חַבְרוּתָא nghĩa là tình bạn[1] hay tình bằng hữu[2]. Học đôi tình bạn là một phương pháp truyền thống của Do Thái Giáongười Do Thái. Phương pháp Học đôi tình bạn được áp dụng trong việc học kinh Talmud của đạo Do thái giáo. Phương pháp này được sử dụng phổ biến trong Chủng viện Do Thái, nó khuyến khích các cặp đôi học sinh người Do Thái có tính cách và trình độ và kỹ năng tương đồng sẽ cùng nhau phân tích các đoạn văn bản, từng câu từng chữ trong Kinh Thánh, tranh luận về một đoạn văn mà cả hai người cùng đọc.

Không giống như lối học giữa thầy giáo và học sinh với mục đích là ghi nhớ, lập lại những gì đã học để kiểm tra, Học đôi tình bạn bắt buộc học sinh phải sử dụng tư duy suy nghĩ ý kiến của chính bản thân để tranh luận và phân tích và sắp xếp các chuỗi logic một cách hợp lý, học sinh người Do Thái phải giải thích lý do cho bạn đồng hành cùng hiểu, và học sinh người Do Thái cũng phải chú ý lắng tai nghe ý kiến của bạn đồng hành, câu hỏi thắc mắc của bạn đồng hành, cả hai người học sinh Do Thái sẽ cùng nhau sửa chữa những lỗi lầm khuyết điểm của nhau và cùng nhau nâng cấp và bổ sung ý tưởng của nhau.[1][3]

Định nghĩa[sửa | sửa mã nguồn]

Học đôi tình bạn được người Do Thái gọi là Chavrusa và trong tiếng Aramaic có nghĩa là tình bạn[1] hay tình bằng hữu[2]. Các thầy đạo sử dụng thuật ngữ có cùng nguồn gốc là chaver (חבר, "bạn" hoặc "đồng hành") để nói tới những người học kinh thánh Torah.[4][5][6][7]

Trong đạo Do Thái Giáo chính thống, học đôi tình bạn có nghĩa là hai học sinh người Do Thái mặt đối mặt cùng nhau học tập. Khi có ba học sinh người Do Thái trở lên thì gọi là Chavurah nghĩa học nhóm (tiếng Hebrew: חַבוּרָה‎, nhóm).[8]

Nguồn gốc[sửa | sửa mã nguồn]

"Cũng như lưỡi dao được mài sắc bén về một phía, vì thế, đệ tử của nhà hiền triết trở nên tốt hơn thông qua sự giúp đỡ của người bạn đồng hành của con"

Rabbi Hama b. Hanina[9]

"Người bạn đồng hành sẽ làm được điều đó [học kinh thánh Torah] nắm chặt bàn tay con. Và con không nên ỷ y vào sự hiểu biết của bản thân con"

Rabbi Nehorai[10]

"O chavrusa o misusa" (Hoặc là tình bạn hoặc là cái chết)

Rava[11]

Dựa vào kinh Mishnah và Gemara của người Do Thái, Học đôi tình bạn là bản sắc giáo dục của các chủng viện Do Thái trong thời kỳ Tannaim và Amoraim. Các thầy đạo Do Thái thúc giục các học sinh người Do Thái phải tìm kiếm bạn đồng hành; một ví dụ, Thầy đạo Yehoshua ben Perachya ra lệnh các học sinh người Do Thái phải "tự biến chính bản thân thành vai trò của thầy đạo (Rav là tên gọi tắt) và tìm kiếm một người bạn đồng hành" [12] và Thầy đạo Yose ben Chalafta đã nói rằng con trai của ngài là thầy đạo Abba là một cậu bé vô học bởi vì thầy đạo Abba không chịu học hành chung với người khác.[13] Sự lựa chọn học đôi tình bạn dựa vào nền tảng căn bản là quan hệ bạn bè hoặc các mối quan hệ thân mật gần gũi. Học đôi tình bạn giải quyết các nhu cầu xã hội và nhu cầu giáo dục.[14] Một cá nhân cũng có thể tự học kinh Talmud một mình, nhưng điều đó cực kỳ bị phản đối và không bao giờ khuyến khích. Trong kinh Talmud, thầy đạo Yossi bar Hanina trích lời nói rằng "những vị học giả ngồi một mình và học Kinh Thánh Torah...trở nên ngu si đần độn (Berakhot 63b).[15] Học đôi tình bạn là phương pháp học tập tương thích với kinh Talmud của người Do Thái, văn bản chứa nhiều ý kiến trái ngược và dường như mâu thuẫn với các quy tắc của luật pháp Do Thái Giáo. Bên cạnh việc tranh luận và đối đáp, học sinh người Do Thái phải có kỹ năng phân tích các ý kiến và đưa ra giả thuyết để dung hòa trong ánh sáng của những người khác.[16] Mối quan hệ trong học đôi tình bạn là nền tảng để làm rõ và giải thích trình độ của bản thân cho bạn đồng hành biết; sau đó cả hai học sinh người Do Thái đặt câu hỏi, bảo vệ, thuyết phục, sửa đổi, tinh chỉnh, và thậm chí đưa đến những kết luận mới thông qua sự hợp tác trí tuệ cứng nhắc.[17][18]

Lợi ích giáo dục[sửa | sửa mã nguồn]

Không giống như học tập trong các lớp học thông thường, khi mà một giáo viên giảng dạy cho học sinh và học sinh chỉ cần ghi nhớ và lặp đi lặp lại các thông tin để làm các bài kiểm tra, và không giống như một chủng viện học, nơi học sinh làm nghiên cứu độc lập,[19] Học đôi tình bạn thử thách khả năng phân tích, kỹ năng ăn nói, giải thích, thuyết phục, tìm kiểm điểm sai, soi mói điểm thiếu sót trong lời giải thích và lý do của bạn đồng hành, và đặt câu hỏi, mài duỗi ý tưởng, và tìm những ý nghĩa mới trong nội dung của văn bản.[20]

Học đôi tình bạn giúp các học sinh người Do Thái tránh khỏi sự buồn ngủ, làm cho học sinh học hành với đầu óc tỉnh tảo, thoải mái, nhiệt tình và năng động. Làm cho trí óc minh mẫn và tập trung vào việc học tập, đồng thời trau dồi khả năng suy luận, xây dựng và phát triển ý tưởng quả lời nói, và sắp xếp ý tưởng qua việc tranh luận một cách hợp lý.[21] Phương pháp học đôi tình bạn giúp học sinh làm rõ ràng những ý tưởng mơ hồ của bản thân và bạn bè.[22] Việc chăm chú lắng nghe ý kiến, sự phân tích, sự giải thích, sự đối đáp của những người bạn khác xây dựng sự tôn trọng lẫn nhau trong tình bạn. Làm gián đoạn lời nói của bạn đồng hành bị coi là thô lỗ bất lịch sự.[23] Học đôi tình bạn tạo sự say mê trong việc học hành của các học sinh người Do Thái, đồng thời cũng tăng chán ghét khi phải ngồi học một mình hoặc sự chán ghét bản thân khi lỡ quên mất cuộc hẹn hò để cùng nhau học hành tranh luận giải thích giúp đỡ người bạn thân đồng hành.[24]

Lựa chọn một người bạn thân đồng hành[sửa | sửa mã nguồn]

Các tiêu chuẩn để chọn một người bạn đồng hành bao gồm kỹ năng, sở thích, tính cách và lịch trình của mỗi người.[25][26] Những người bạn tốt bụng không có nghĩa là những người bạn đồng hành tốt. Nếu một người bạn đồng hành dành quá nhiều thời gian trò chuyện hay nói đùa với nhau làm lãng phí thời gian học hành của họ, họ nên tìm một người bạn đồng hành khác.

Trong hệ thống Chủng viện Do Thái, những học sinh người Do Thái giỏi nhất luôn được nhiều học sinh khao khát hợp tác.[27] Tuy nhiên, có những nhược điểm và ưu điểm khi học đôi tình bạn với học sinh người Do Thái mạnh hơn, yếu hơn, và ngang sức trong kỹ năng, sự hiểu biết, và trình độ.

Với một bạn đồng hành ngang sức trong kiến thức và khả năng, học sinh bắt buộc phải chứng minh quan điểm của mình với logic chứ không phải tỏ thái độ đàn anh, đó là cách cải thiện khả năng để suy nghĩ một cách logic, phân tích ý kiến của người khác một cách khách quan, và chấp nhận những lời chỉ trích mạnh mẽ kịch liệt tạo nên cuộc tranh luận gay cấn.

Với một bạn đồng hành yếu đuối, anh ta thường hay lo lắng và đặt nhiều câu hỏi từng bước nhỏ nhặt chi tiết, học sinh giỏi hơn phải am hiểu rõ cặn kẽ nội dung bài học, và phải tinh chỉnh và sắp xếp ý tưởng trong một hệ thống hợp lý, trình bày quan điểm rõ ràng, và sẵn sàng để biện minh giải thích và làm rõ bất cứ lúc nào.

Học sinh giỏi hơn phải giúp đỡ học sinh yếu đuối hơn với một số lượng kiến thức lớn, và học sinh yếu đuối hơn phải giúp các học sinh cách học. Các học sinh người Do Thái trong chủng viện Do Thái được khuyến khích phải có cả ba loại người bạn đồng hành (mạnh hơn, ngang sức, và yếu đuối) để trau dồi kỹ năng kinh nghiệm và kiến thức.[21]

Học đôi tình bạn thường tạo những mối quan hệ tình bạn lâu dài. Cam kết chia sẻ học bổng và phát triển trí tuệ tạo ra một liên kết thân mật gần gũi giữa các bạn học.[28][29] thậm chí những mối quan hệ học đôi tình bạn còn gần gũi thân mật hơn cả quan hệ vợ chồng.[30]

Thực hành[sửa | sửa mã nguồn]

Học đôi tình bạn được sử dụng trong các Chủng viện Do Thái của người Do Thái. Một người học sinh người Do Thái có khả năng tự học. Nhưng phương pháp học đôi tình bạn giúp các em học sinh người Do Thái tạo ra và nâng cấp những ý tưởng.[31]

Trong hệ thống Chủng viện Do Thái, các học sinh người Do Thái chuẩn bị và xem lại những bài học với người bạn đồng hành vào mỗi buổi sáng, buổi chiều, và buổi tối.[2] Trung bình thì mỗi học sinh người Do Thái sử dụng 10 tiếng đồng hồ mỗi ngày để học đôi tình bạn.[32]

Các thầy đạo người Do Thái sẽ thay đổi các cặp đôi với 20 cậu bé 8 lần hoặc 9 lần để thầy đạo tìm ra những cặp đôi lý tưởng ăn ý trong học đôi tình bạn.[32] Nếu một học sinh đồng hành bị kẹt và chưa hiểu rõ nội dung và ý tưởng, cậu bé có thể nhờ vả sự giúp đỡ của thầy đạo người Do Thái.

Học đôi tình bạn rất là ồn ào và náo nhiệt, học sinh người Do Thái và bạn đồng hành người Do Thái vừa đọc to, vừa phân tích, vừa đưa ý kiến, vừa đặt câu hỏi trong mỗi đoạn văn trong Kinh Thánh Talmud. Học đôi tình bạn tạo ra những cuộc tranh luận gay cấn và kịch tính, các học sinh người Do Thái có thể sử dụng ngón tay chỉ thẳng vào mặt người bạn đồng hành, múa máy tay chân, và thậm chí la hét vào khuôn mặt người bạn đồng hành.[33] Dựa vào diện tích và độ rộng lớn của các Chủng viện Do Thái, các học sinh người Do Thái có thể nghe tranh luận và ý kiến của các cặp đôi khác.[34][35]

Một trong những kỹ năng khác của phương pháp học đôi tình bạn là các em học sinh người Do Thái có thể khóa tiếng ồn và nội dung của các cặp đôi khác và chăm chú lắng nghe người bạn đồng hành của riêng mình.[2]

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Lập trình đôi

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b c Liebersohn, Aharon (2006). World Wide Agora. tr. 155. ISBN 978-965-90756-1-4.
  2. ^ a b c d Forta, Arye (1989). Judaism. Heineman Educational. tr. 89. ISBN 0-435-30321-X.
  3. ^ http://www.rebjeff.com/blog/category/singing
  4. ^ Sinclair, Dr. Julian (ngày 5 tháng 11 năm 2008). “Chavruta”. The Jewish Chronicle. Truy cập ngày 2 tháng 12 năm 2015.
  5. ^ In contemporary usage, chavrusa is defined as a "study partner".
  6. ^ Benor, Sarah (2012). Becoming Frum: How Newcomers Learn the Language and Culture of Orthodox Judaism. Rutgers University Press. tr. 70. ISBN 0813553911.
  7. ^ Goldberger, Moshe (2004). September 11 and You. Targum Press. tr. 67. ISBN 1568713185.
  8. ^ “Adult Education Catalogue/Spring 2003”. East Denver Orthodox Synagogue. 2003. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 3 năm 2012. Truy cập ngày 2 tháng 12 năm 2015.
  9. ^ Genesis Rabbah 69:2.
  10. ^ Avot 4:14.
  11. ^ Ta'anit 23a.
  12. ^ Avot 1:6.
  13. ^ Yerushalmi Nedarim 11:1, 41c.
  14. ^ Hezser, Catherine (1997). The Social Structure of the Rabbinic Movement in Roman Palestine. Mohr Siebeck. tr. 351. ISBN 978-3-16-146797-4.
  15. ^ “Babylonian Talmud Brachot 63b”. American Jewish World Service. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 12 năm 2015. Truy cập ngày 10 tháng 4 năm 2013.
  16. ^ Rosenblum, Jonathan (ngày 11 tháng 11 năm 2011). “Think Again: Talmud Study and the Liberal Arts”. The Jerusalem Post. Truy cập ngày 8 tháng 4 năm 2013.
  17. ^ Becker, Mordechai (2005). Gateway to Judaism: The What, How, And Why of Jewish Life. Mesorah Publications, Ltd. tr. 418, 422–423. ISBN 1422600300.
  18. ^ Langfitt, Frank (ngày 25 tháng 9 năm 2003). “Study Form Ancient, But Lessons Modern”. The Baltimore Sun. Truy cập ngày 8 tháng 4 năm 2013.
  19. ^ Bouskila, Rabbi Daniel (ngày 5 tháng 6 năm 2003). “Learning Together”. The Jewish Journal of Greater Los Angeles. Truy cập ngày 26 tháng 6 năm 2011.
  20. ^ “Bringing the People Together”. Reb Jeff. ngày 24 tháng 2 năm 2011. Truy cập ngày 26 tháng 6 năm 2011.
  21. ^ a b Zobin, Zvi (1996). Breakthrough to Learning Gemora: A concise, analytical guide. Kest-Lebovits. tr. 104–106.
  22. ^ “Chavrusa System of Learning”. Kollel Toronto. 2010. Truy cập ngày 26 tháng 6 năm 2011.
  23. ^ "The wise man does not speak before one who is wiser than him and does not break into the words of another" (Avot 5:7)” (PDF). Ohrnet. Ohr Somayach. 13 (39): 2. ngày 15 tháng 7 năm 2006.
  24. ^ Mirvis, Rabbi Ephraim (ngày 10 tháng 5 năm 2012). “Two Heads are Better Than One”. The Jewish Chronicle. Truy cập ngày 9 tháng 4 năm 2013.
  25. ^ “Chavrusa across the country, or: A Siyum once in three and a half years”. Toldos Yeshurun. ngày 27 tháng 11 năm 2007. Truy cập ngày 8 tháng 4 năm 2013.
  26. ^ “The Chavrusa Shidduch World”. Demosthenes Needs a Locke. ngày 6 tháng 1 năm 2010. Truy cập ngày 8 tháng 4 năm 2013.
  27. ^ Reinman, Yaakov Yosef; Salomon, Matisyohu (2002). With Hearts Full of Faith: Insights into trust and emunah: A selection of addresses. Mesorah Publications, Ltd. tr. 94. ISBN 1-57819-583-7.
  28. ^ Schwartzbaum, Avraham (1989). The Bamboo Cradle: A Jewish father's story. Feldheim Publishers. tr. 193. ISBN 0-87306-459-3. Second, revised edition
  29. ^ Weiss, Abner (2005). Connecting to God: Ancient Kabbalah and modern psychology. Bell Tower. tr. 124. ISBN 1-4000-8334-6.
  30. ^ Levin, Michael Graubart (1986). Journey to Tradition: The odyssey of a born-again Jew. Ktav Publishing House. tr. 33. ISBN 0-88125-093-7.
  31. ^ Helmreich, William B. (2000). The World of the Yeshiva: An intimate portrait of Orthodox Jewry. Ktav Publishing House. tr. 110–111. ISBN 0-88125-642-0.
  32. ^ a b Helmreich, The World of the Yeshiva, p. 112
  33. ^ Neusner, Jacob; Avery-Peck, Alan J. (2001). The Blackwell Reader in Judaism. Blackwell Publishers. tr. 422. ISBN 0-631-20738-4.
  34. ^ Finkel, Avraham Yaakov (1999). Ein Yaakov: The ethical and inspirational teachings of the Talmud. Jason Aronson. tr. xxix. ISBN 0-7657-6082-7.
  35. ^ Bianco, Anthony (1997). The Reichmanns: Family, faith, fortune, and the empire of Olympia & York. Times Books. tr. 203. ISBN 0-8129-2140-2.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]