Hổ mới châu Á

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Hổ mới châu Á (màu vàng) bao gồm 5 nước: Indonesia, Malaysia, Philippines, Thái LanViệt Nam. Hổ châu Á (màu đỏ) bao gồm: Hàn Quốc, Hồng Kông, SingaporeĐài Loan.

Hổ mới châu Á hay Hổ bé châu Á (tiếng Trung: 亞洲小虎, Á châu tiểu hổ; tiếng Anh: Tiger Cub Economies) là nền kinh tế của các quốc gia công nghiệp mới có nền kinh tế lớn và giàu tiềm năng phát triển ở khu vực Đông Nam Á, bao gồm Indonesia, Thái Lan, MalaysiaPhilippines.[1][2][3][4] Thuật ngữ này sau đó bổ sung thêm Việt Nam,[5] mặc dù Việt Nam chưa phải là quốc gia công nghiệp mới nhưng có tỉ lệ tăng trưởng hàng năm khá cao.[6][7][8]

Thuật ngữ Hổ mới châu Á được đặt dựa theo bốn con hổ châu Á, do các quốc gia này cố gắng tuân theo cùng một mô hình phát triển kinh tế và công nghệ hướng vào xuất khẩu đã đạt được bởi các quốc gia giàu có, công nghệ cao, công nghiệp hóa và phát triển, cũng như các nền kinh tế đang phát triển này được kỳ vọng sẽ kế thừa, tiếp nối di sản thành công của các quốc giavùng lãnh thổ phát triển, đi tiên phong của châu Á như Hàn Quốc, Hồng Kông, SingaporeĐài Loan. "Những con hổ con" ở đây dùng để ám chỉ rằng: khu vực Đông Nam Á tuy nền công nghiệp còn non trẻ, trình độ phát triển mỗi nơi còn có sự chênh lệch nhất định nhưng với lợi thế về dân số trẻ, giàu tiềm năng, sẽ phát triển, dần hoàn thiện để trở thành "hổ trưởng thành".[9] Theo dự báo của HSBCGoldman Sachs, đến năm 2050, những quốc gia này sẽ nằm trong danh sách 50 nước dẫn đầu thế giới theo quy mô nền kinh tế. Trong đó, Việt Nam và Philippines thậm chí còn lọt vào top 10 nền kinh tế lớn nhất trên thế giới.[9]

Các doanh nhân Trung Quốc ở nước ngoài đã đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển của khu vực tư nhân trong khu vực. Các doanh nghiệp này là một phần của mạng lưới tre lớn hơn, một mạng lưới các doanh nghiệp Hoa kiều hoạt động tại thị trường các nước đang phát triển như Malaysia, Indonesia, Thái Lan và Philippines có chung mối quan hệ gia đình và văn hóa. Việc Trung Quốc chuyển mình thành một cường quốc kinh tế lớn trong thế kỷ 21 đã dẫn đến việc tăng cường đầu tư vào các nước Đông Nam Á nơi có mạng lưới tre.

Dữ liệu năm 2020[sửa | sửa mã nguồn]

Số liệu GDP và GDP bình quân đầu người theo số liệu tháng 7 năm 2020 của Ngân hàng Thế giới.

Thứ hạng Quốc gia
Dân số(hàng triệu)
GDP danh nghĩa

hàng triệu

đô la Mỹ

GDP danh nghĩa

bình quân đầu người

đô la Mỹ

GDP (PPP)

hàng triệu

đô la Mỹ

GDP (PPP)

bình quân đầu người

đô la Mỹ

 ASEAN 654.306 3.173.141 4.849 8.454.651 12.921
1  Indonesia 266.998 1.119.191 4.136 3.329.169 12.302
2  Thái Lan 67.913 543.650 7.808 1.338.781 19.228
3  Philippines 108.307 376.796 3.485 1.003.038 9.277
4  Malaysia 32.801 338.280 11.415 978.780 29.340
5  Việt Nam 95.494 354.800 3.758 1.142.177 11.677

Các nền kinh tế châu Á nổi bật[sửa | sửa mã nguồn]

Nền kinh tế đi tiên phong[sửa | sửa mã nguồn]

Hổ châu Á/Rồng châu Á[sửa | sửa mã nguồn]

Hổ mới châu Á[sửa | sửa mã nguồn]

Siêu cường tiềm năng[sửa | sửa mã nguồn]

Hình ảnh[sửa | sửa mã nguồn]

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Rod Davies (ngày 16 tháng 6 năm 2002). “Asian Marketing, Market Research and Economic Capsule Review”. Asia Market Research. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 6 năm 2016. Truy cập ngày 20 tháng 2 năm 2013.
  2. ^ “Tiger cub economies growing up fast”. The Times & The Sunday Times (bằng tiếng Anh).
  3. ^ “Tigers, Tiger Cubs and Economic Growth”. www.stlouisfed.org. 25 tháng 5 năm 2017.
  4. ^ Makabenta, Yen (26 tháng 5 năm 2014). “No miracle, just a tiger cub economy”. The Manila Times (bằng tiếng Anh).
  5. ^ “Are The Asian 'Tiger Cubs' Missing a Member? | Reuters Events | Supply Chain & Logistics Business Intelligence”. www.reutersevents.com. 24 tháng 10 năm 2014.
  6. ^ “Việt Nam muốn thành hổ mới châu Á; Thủ tướng hỏi về Vũ "nhôm". Dân Trí. 14 tháng 1 năm 2018.
  7. ^ PAUTASSO, D.; CARDOSO, A. K.. A Nova Ordem Energética Internacional Lưu trữ 2017-08-17 tại Wayback Machine. São Paulo: Escola Superior de Propaganda e Marketing/II Seminário de Iniciação Científica da ESPM – São Paulo: 2013
  8. ^ HOMLONG, Nathalie; SPRINGLER, Elisabeth. Business-Handbuch Vietnam: Das Vietnamgeschäft erfolgreich managen: Kulturverständnis, Mitarbeiterführung, Recht und Finanzierung. Wiesbaden: Springer Gabler, 2013.
  9. ^ a b “The East Asian Miracle Economic Growth and Public Policy”. World Bank. ngày 30 tháng 9 năm 1993. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 2 năm 2018. Truy cập ngày 20 tháng 2 năm 2013.