Hội Kê Trưởng Công chúa

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Hội Kê Tuyên Trưởng Công chúa
會稽宣長公主
Công chúa Lưu Tống
Thông tin chung
Phu quânTừ Quỳ Chi
Hậu duệTừ Trạm Chi, Từ Thuần Chi
Thụy hiệu
Tuyên (宣)
Tước hiệu[Hội Kê công chúa;
會稽公主]
[Hội Kê Trưởng công chúa;
會稽長公主]
Thân phụLưu Tống Vũ Đế
Thân mẫuTang Ái Thân

Hội Kê Trưởng Công chúa (chữ Hán: 會稽長公主; ? - 444), thụy hiệu là Hội Kê Tuyên Trưởng Công chúa (會稽宣長公主) là công chúa triều Lưu Tống, con gái cả của Lưu Tống Vũ Đế Lưu Dụ.

Tiểu sử[sửa | sửa mã nguồn]

Thời gian Lưu Hưng Đệ sinh ra, cha bà Lưu Dụ vẫn còn đang thuở hàn vi. Mẹ bà Tang Ái Thân (臧爱亲), là vợ đầu của Lưu Dụ, mất sớm. Bà gả cho Chấn Uy tướng quân Từ Quỳ Chi của triều Đông Tấn, sinh hai con trai là Từ Trạm Chi (徐湛之) và Từ Thuần Chi (徐淳之).

Năm Nghĩa Hi thứ 11 (415), triều Tấn An Đế, Từ Quỳ Chi khi thảo phạt Tịnh Châu thứ sử Tư Mã Hưu Chi thì tử trận. Khoảng 5 năm sau (420), Lưu Dụ đăng vị Hoàng đế, lập ra triều Lưu Tống, Lưu Hưng Đệ thụ phong Hội Kê công chúa (會稽公主). Công chúa là con gái đầu, là đích xuất nhưng sớm mất chồng, các con đều còn nhỏ cả, Tống Vũ Đế đặc biệt thương yêu con gái và cháu ngoại, do đó cũng thường đặc biệt gia ân, yêu quý.

Năm Cảnh Bình thứ 2 (424), em trai khác mẹ của Lưu Hưng Đệ là Lưu Nghĩa Long kế vị, tức Lưu Tống Văn Đế. Vị Tân Hoàng đế cực kì kính trọng Đích trưởng tỷ Lưu Hưng Đệ, tôn làm Trưởng công chúa. Năm Nguyên Gia thứ 3 (426), Văn Đế thảo phạt Tịnh Châu Thứ sử Tạ Hối, thỉnh mời chĩ gái Hội Kê Trưởng công chúa nhập cung, quyển ["Tổng nhiếp lục cung"; 總攝六宮][1].

Năm thứ 17 (440), Từ Trạm Chi liên lụy trong vụ án của Đại tướng quân Bành Thành vương Lưu Nghĩa Khang, em trai Văn Đế, do đó cầu xin mẫu thân. Hội Kê Trưởng công chúa liền đem một cái Nạp bố y (纳布衣) của Vũ Đế vào cung, khóc rống ném xuống đất, nói với Văn Đế rằng:"Nhà ngươi vốn nghèo hèn, mẫu thân của ta vì phụ thân mà làm cho cái áo này. Nay ngươi ăn no ngủ kĩ, lại ức hiếp con trai ta sao?!". Văn Đế vì thế không xử phạt Trạm Chi, phân làm Thái tử chiêm sự, Lưu Nghĩa Khang làm Thứ sử Giang Châu. Khi Văn Đế đến nhà của Hội Kê Trưởng công chúa, bà hành đại lễ, thỉnh cầu bảo toàn sinh mệnh cho Lưu Nghĩa Khang, Văn Đế bèn chỉ vào lăng viên của Vũ Đế, thề cả đời không đoạt sinh mạng của Lưu Nghĩa Khang[2].

Năm thứ 21 (444), Hội Kê Trưởng công chúa Lưu Hưng Đệ qua đời, thụy hiệuTuyên (宣). Sang năm sau (445), Lưu Nghĩa Khang lại phạm vào sự kiện mưu phản, Văn Đế lại không vội xử tội, nhưng sau đó (451) bèn cho xử tử Nghĩa Khang. Con trai của Hưng Đệ là Từ Trạm Chi thăng đến Thượng thư bộc xạ, sau Thái tử Lưu Thiệu âm mưu cướp ngôi, Từ Trạm Chi tham gia sự kiện và bị bại lộ, cũng bị xử trảm.

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Tống thư, quyển 71: 會稽公主身居長嫡,為太祖所禮,家事大小,必咨而後行。西征謝晦,使公主留止台內,總攝六宮。
  2. ^ Tống thư, quyển 71: 初,高祖微時,貧陋過甚,嘗自往新洲伐荻,有納布衫襖等衣,皆敬皇后手自作;高祖既貴,以此衣付公主,曰:「後世若有驕奢不節者,可以此衣示之。」湛之為大將軍彭城王義康所愛,與劉湛等頗相附協。及劉湛得罪,事連湛之,太祖大怒,將致大辟。湛之憂懼無計,以告公主。公主即日入宮,既見太祖,因號哭下床,不復施臣妾之禮。以錦囊盛高祖納衣,擲地以示上曰:「汝家本貧賤,此是我母為汝父作此納衣。今日有一頓飽食,便欲殘害我兒子!」上亦號哭,湛之由此得全也。遷中護軍,未拜,又遷太子詹事,尋加侍中。