Bhava

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Hữu (Phật giáo))
Bản chuyển ngữ của
भव
Tiếng Anhbeing, worldly existence, becoming, birth, be, production, origin; habitual or emotional tendencies.
Tiếng Phạnभव
(IAST: bhava)
Tiếng Paliभव
(bhava)
Tiếng Việthữu
Thuật ngữ Phật Giáo

Từ tiếng Phạn bhava (भव, hữu) có nghĩa là sự tồn tại, sự tồn tại thuộc về trần tục, sự trở thành, sự là, nguồn gốc[1] cũng mang nghĩa là những xu hướng của thói quen hoặc của cảm xúc.[2]

Ấn độ giáo[sửa | sửa mã nguồn]

Bhava xuất hiện theo nghĩa là sự trở thành, hiện hữu, tồn tại, diễn ra, hiện ra, trong văn bản Vedanga như Srauta Sutra, Áo nghĩa thư như Áo nghĩa thư Shvetashvatara, Mahabharata và các văn bản Hindu cổ khác.[1]

Phật giáo[sửa | sửa mã nguồn]

Trong Phật giáo, bhava là một khái niệm có nguồn gốc từ tiếng Phạn có nghĩa là hữu, sự tồn tại, sự tồn tại thuộc về trần tục, sự trở thành, sự là, nguồn gốc,[1] kinh nghiệm,[3] theo nghĩa về sự tái sanh và sự lặp lại cái chết, bởi vì một cá thể bị ảnh hưởng và bị tác động bởi sự tích lũy của nghiệp lực;[3] nhưng cũng mang nghĩa là những xu hướng của thói quen hoặc của cảm xúc.[2]

  12 Nhân Duyên  
Vô minh
Hành
Thức
Danh & Sắc
Lục nhập
Xúc
Thọ
Ái
Thủ
Hữu
Sinh
Già & Chết
 

Hữu là liên kết thứ 10 trong 12 liên kết của thuyết Duyên khởi (pratītyasamutpāda),[4] là thuyết mô tả vòng sinh tử luân hồi - là vòng lặp của những phản ứng theo thói quen về những ấn tượng của giác quan. Chính hữu là nguyên nhân dẫn đến sự sinh (liên kết thứ 11). Sự sinh thường được dịch là sự tái sinh trong một trong các cõi luân hồi, cụ thể là cõi trời, cõi A-tu-la, cõi người, cõi súc sanh, cõi ngạ quỷ và cõi địa ngục dựa theo vũ trụ học Phật giáo.[3] Trong Phật giáo Thái Lan, hữu còn được dịch là những xu hướng của thói quen hoặc của cảm xúc - là cái dẫn đến sự sinh khởi của bản ngã, như là một hiện tượng của tâm trí.

Trong bản sinh kinh, Đức Phật nhắc lại một cách mô phạm với nhiều vị tỳ kheo về những trải nghiệm mà họ đã chia sẻ cùng với ngài trong một đời sống ở quá khứ, những người nghe được cho rằng không nhớ về những trải nghiệm đó bởi do hữu (bhava), cụ thể là do việc tái sinh.[5]

Nguồn tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b c Monier Monier-Williams (1899), Sanskrit English Dictionary, Oxford University Press, Archive: भाव Lưu trữ 13 tháng 3 2016 tại Wayback Machine, bhAva
  2. ^ a b What is Habitual Tendencies? by Bhante Vimalaramsi and Sister Khanti-Khema
  3. ^ a b c William Rhys Davids, Thomas; Stede, William (1921). Pali English Dictionary. Motilal Banarsidass. tr. 499. ISBN 978-81-208-1144-7.
  4. ^ Julius Evola; H. E. Musson (1996). The Doctrine of Awakening: The Attainment of Self-Mastery According to the Earliest Buddhist Texts. Inner Traditions. tr. 67–68. ISBN 978-0-89281-553-1.
  5. ^ Caroline A.F. Rhys Davids, Stories of the Buddha (Being Selections from the Jātakas), 1989, Dover Publications, Introduction, pp. xix, also see pp. 2,6,11,etc.