HD 76653

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

HD 76653 là tên của một ngôi sao đơn lẻ[1] nằm trong một chòm sao phương nam tên là Thuyền Phàm. Với cấp sao biểu kiến là 5,71[2], ta nhìn thấy nó là một ngôi sao mờ nhạt bằng mắt thường. Để có thể nhìn thấy nó rõ ràng nhất, ta cần có một vị trí cách xa thành thị (do sự ô nhiễm ánh sáng đã làm hạn chế tầm nhìn) và điều kiện thời tiết tốt. Dựa trên giá trị thị sai đo được là 41,40 mas, khoảng cách của nó với mặt trời của chúng ta là khoảng xấp xỉ 79 năm ánh sáng. Hiện tại, nó đang di chuyển về phía chúng ta với vận tốc là 6 km/s[3]. Có một xác suất rất cao, đến 96% rằng nó cùng chuyển động với một hệ ba ngôi sao tên là Delta Velorum. Cả hai thiên thể trên cách nhau 2,2 năm ánh sáng (0,6605 parsec) và có chung chuyển động riêng[4]. Cả hai rất có thể là thành viên của nhóm di chuyển Ursa Major.[1]

Nó là một ngôi sao loại F, nằm trong dãy chính với quang phổ loại F6 V[5]. Nó lớn hơn mặt trời do nặng gấp 1,22 lần khối lượng mặt trời[4] và có độ sáng gấp 1,35 lần mặt trời[1]. Nó tỏa ra năng lượng gấp 2,72 lần mặt trời[6] với nhiệt độ hiệu dụng là 6296 Kelvin. Năm 2012, Fuhrmann và Chini đã xác định tuổi của ngôi sao này là 2 tỉ năm[1], nhưng một năm sau thì Pace xác định tuổi của nó là khoảng 770 triệu năm[7]. Tuy nhiên, HD 76653 là một nguồn phát ra tia X với cường độ 214,3 × 1027 erg, cao một cách bất thường nếu tuổi của nó là 2 tỉ năm[1]. Độ kim loại của nó là gần bằng mặt trời và đang tự quay với vận tốc 10,3 km/s.[8]

Bên cạnh đó nó còn cho thấy sự dư thừa hồng ngoại, điều này có thể cho rằng nó có một đĩa sao.[9]

Dữ liệu hiện tại[sửa | sửa mã nguồn]

Theo như quan sát, đây là ngôi sao nằm trong chòm sao Thuyền Phàm và dưới đây là một số dữ liệu khác:

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b c d e Fuhrmann, K; Chini, R (2012). “Multiplicity among F-type Stars”. The Astrophysical Journal Supplement. 203 (2): 30. Bibcode:2012ApJS..203...30F. doi:10.1088/0067-0049/203/2/30.
  2. ^ a b Johnson, H. L.; và đồng nghiệp (1966), “UBVRIJKL photometry of the bright stars”, Communications of the Lunar and Planetary Laboratory, 4 (99), Bibcode:1966CoLPL...4...99J.
  3. ^ a b de Bruijne, J. H. J.; Eilers, A.-C. (tháng 10 năm 2012), “Radial velocities for the HIPPARCOS-Gaia Hundred-Thousand-Proper-Motion project”, Astronomy & Astrophysics, 546: 14, arXiv:1208.3048, Bibcode:2012A&A...546A..61D, doi:10.1051/0004-6361/201219219, A61.
  4. ^ a b Shaya, Ed J.; Olling, Rob P. (tháng 1 năm 2011), “Very Wide Binaries and Other Comoving Stellar Companions: A Bayesian Analysis of the Hipparcos Catalogue”, The Astrophysical Journal Supplement, 192 (1): 2, arXiv:1007.0425, Bibcode:2011ApJS..192....2S, doi:10.1088/0067-0049/192/1/2.
  5. ^ a b Gray, R. O.; và đồng nghiệp (2006), “Contributions to the Nearby Stars (NStars) Project: Spectroscopy of Stars Earlier than M0 within 40 pc--The Southern Sample”, The Astronomical Journal, 132: 161, arXiv:astro-ph/0603770, Bibcode:2006AJ....132..161G, doi:10.1086/504637.
  6. ^ Anderson, E.; Francis, Ch. (2012), “XHIP: An extended hipparcos compilation”, Astronomy Letters, 38 (5): 331, arXiv:1108.4971, Bibcode:2012AstL...38..331A, doi:10.1134/S1063773712050015.
  7. ^ Pace, G. (tháng 3 năm 2013), “Chromospheric activity as age indicator. An L-shaped chromospheric-activity versus age diagram”, Astronomy & Astrophysics, 551: 4, arXiv:1301.5651, Bibcode:2013A&A...551L...8P, doi:10.1051/0004-6361/201220364, L8.
  8. ^ a b Ammler-von Eiff, M.; Reiners, A. (tháng 6 năm 2012), “New measurements of rotation and differential rotation in A-F stars: are there two populations of differentially rotating stars?”, Astronomy & Astrophysics, 542: A116, arXiv:1204.2459, Bibcode:2012A&A...542A.116A, doi:10.1051/0004-6361/201118724.
  9. ^ Lawler, S. M.; và đồng nghiệp (tháng 11 năm 2009), “Explorations Beyond the Snow Line: Spitzer/IRS Spectra of Debris Disks Around Solar-type Stars”, The Astrophysical Journal, 705 (1): 89–111, arXiv:0909.0058, Bibcode:2009ApJ...705...89L, doi:10.1088/0004-637X/705/1/89.
  10. ^ a b Gaia Collaboration; và đồng nghiệp (tháng 11 năm 2016), “Gaia Data Release 1. Summary of the astrometric, photometric, and survey properties”, Astronomy & Astrophysics, 595: 23, arXiv:1609.04172, Bibcode:2016A&A...595A...2G, doi:10.1051/0004-6361/201629512, A2.
  11. ^ van Leeuwen, F. (2007), “Validation of the new Hipparcos reduction”, Astronomy and Astrophysics, 474 (2): 653–664, arXiv:0708.1752, Bibcode:2007A&A...474..653V, doi:10.1051/0004-6361:20078357.