HMNZS Achilles (70)

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
HMNZS Achilles
Tàu tuần dương HMNZS Achilles
Lịch sử
Anh Quốc
Tên gọi HMS Achilles
Xưởng đóng tàu Cammell Laird, Birkenhead, Anh Quốc
Đặt lườn 11 tháng 6 năm 1931
Hạ thủy 1 tháng 9 năm 1932
Nhập biên chế 10 tháng 10 năm 1933
Ngừng hoạt động Chuyển cho Hải quân Hoàng gia New Zealand 1 tháng 10 năm 1936
Số phận Bán cho Hải quân Ấn Độ 5 tháng 7 năm 1948
Lịch sử
New Zealand
Tên gọi HMNZS Achilles
Nhập biên chế 1 tháng 10 năm 1941
Xuất biên chế Hoàn trả cho Hải quân Hoàng gia 17 tháng 9 năm 1946
Đặc điểm khái quát
Lớp tàu Lớp tàu tuần dương Leander
Kiểu tàu Tàu tuần dương hạng nhẹ
Trọng tải choán nước
  • 7.270 tấn (tiêu chuẩn)
  • 9.740 tấn (đầy tải)
Chiều dài 555,5 ft (169,3 m)
Sườn ngang 56 ft (17 m)
Mớn nước 19,1 ft (5,8 m)
Động cơ đẩy
  • 4 × turbine hơi nước hộp số Parsons
  • 6 × nồi hơi ống nước Admiralty
  • 4 × trục
  • công suất 72.000 shp (53.700 kW)
Tốc độ 32,5 kn (60 km/h)
Tầm xa 5.730 nmi (10.610 km) ở tốc độ 13 hải lý trên giờ (24 km/h)
Thủy thủ đoàn tối đa 550 (680 thời chiến)
Vũ khí
Bọc giáp
  • hầm đạn: 76 mm (3 inch)
  • sàn tàu: 25 mm (1 inch)
  • tháp pháo: 25 mm (1 inch)
Máy bay mang theo
Hệ thống phóng máy bay 1 × máy phóng xoay

HMNZS Achilles (70) là một tàu tuần dương hạng nhẹ thuộc lớp Leander đã phục vụ cùng Hải quân Hoàng gia New Zealand trong Chiến tranh Thế giới thứ hai. Nó trở nên nổi tiếng vì đã tham gia trận River Plate cùng với các chiếc HMS AjaxHMS Exeter. Sau chiến tranh nó được bán cho Hải quân Ấn Độ và phục vụ dưới tên gọi INS Delhi cho đến khi ngừng hoat động và tháo dỡ vào năm 1978.

Thiết kế và chế tạo[sửa | sửa mã nguồn]

Achilles là chiếc thứ hai trong số năm chiếc thuộc loạt ban đầu của lớp Leander, được thiết kế như là sự tiếp nối hiệu quả cho lớp tàu tuần dương hạng nặng York. Được nâng cấp như lớp Leander cải tiến, nó có khả năng mang máy bay, trở thành chiếc tàu chiến đầu tiên mang theo kiểu máy bay Supermarine Walrus, cho dù cả hai chiếc Walrus đều bị mất trước chiến tranh.

Achilles thoạt tiên được chế tạo để phục vụ cùng Hải quân Hoàng gia Anh, được đặt lườn tại xưởng đóng tàu của hãng Cammell LairdBirkenhead vào ngày 11 tháng 6 năm 1931, được hạ thủy vào ngày 1 tháng 9 năm 1932 và đưa ra hoạt động dưới tên gọi HMS Achilles vào ngày 10 tháng 10 năm 1933. Nó phục vụ cùng với Phân hạm đội New Zealand của Hải quân Hoàng gia từ ngày 31 tháng 3 năm 1937 cho đến khi thành lập Hải quân Hoàng gia New Zealand, nó được cho chuyển sang vào tháng 9 năm 1941, và được đổi tên như là HMNZS Achilles. Thủy thủ đoàn của nó có khoảng 60% là người New Zealand.

Lịch sử hoạt động[sửa | sửa mã nguồn]

Lúc Chiến tranh Thế giới thứ hai bắt đầu nổ ra, Achilles bắt đầu tuần tra tại khu vực bờ biển phía Tây của Nam Mỹ truy lùng các tàu buôn Đức, nhưng vào ngày 22 tháng 10 năm 1939 nó đi đến khu vực quần đảo Falkland, nơi nó được bố trí vào Phân hạm đội Nam Mỹ dưới quyền Thiếu tướng Hải quân Henry Harwood và được phân về Lực lượng G cùng với ExeterCumberland.

Trận River Plate[sửa | sửa mã nguồn]

HMS Achilles nhìn từ chiếc HMS Ajax trong trận River Plate

Sáng sớm ngày 13 tháng 12 năm 1939, một lực lượng bao gồm Achilles, HMS AjaxHMS Exeter phát hiện khói trên đường chân trời, và xác định được là một thiết giáp hạm bỏ túi Đức vào lúc 06 giờ 16 phút, thoạt tiên được cho là chiếc Admiral Scheer nhưng cuối cùng được xác định là Admiral Graf Spee. Một trận chiến ác liệt diễn ra sau đó, khi hai lực lượng cách nhau khoảng 20 kilômét (11 nmi). Achilles chịu đựng một số hư hại khi bốn thủy thủ thiệt mạng và Thuyền trưởng W. E. Parry bị thương. Trong cuộc đấu pháo, 36 người trên chiếc Graf Spee tử trận.

Khoảng cách giữa hai bên rút xuống còn khoảng 4 hải lý (7,4 km) lúc khoảng 07 giờ 15 phút, và Graf Spee rút lui khỏi trận chiến lúc vào khoảng 07 giờ 45 phút hướng đến cảng trung lập Montevideo, nơi nó vào cảng lúc 22 giờ 00 đêm hôm đó, trong khi bị AchillesAjax truy đuổi suốt ngày. Luật quốc tế buộc Graf Spee phải lên đường rời cảng trung lập trong vòng 72 giờ. Phải đối mặt với cái mà ông tin là sự áp đảo về lực lượng của đối phương, thuyền trưởng của Graf Spee, Hans Langsdorff, cho đánh đắm tàu của mình rồi tự sát, hơn là liều lĩnh với sinh mạng của thủy thủ đoàn dưới quyền.

Mặt trận Thái Bình Dương[sửa | sửa mã nguồn]

Sau trận chiến tại Đại Tây Dương, HMS Achilles quay trở về Auckland, New Zealand vào ngày 23 tháng 2 năm 1940, nơi nó trải qua một đợt tái trang bị cho đến tháng 6]] năm [[. Khi Nhật Bản tham chiến vào tháng 12 năm 1941, nó hộ tống các đoàn tàu vận tải chuyển binh lính, rồi sau đó gia nhập Hải đội ANZAC tại khu vực Tây Nam Thái Bình Dương. Trong khi hoạt động ngoài khơi bờ biển đảo New Georgia cùng với lực lượng Hải quân Mỹ, một quả bom đã gây hư hại cho tháp pháo X vào ngày 5 tháng 1 năm 1943. Từ tháng 4 năm 1943 đến tháng 5 năm 1944, Achilles vào ụ tàu tại Portsmouth, Anh Quốc để sửa chữa. Tháp pháo X bị hư hại của nó được thay thế bằng bốn khẩu hải pháo QF 2 pounder. Được cho quay trở lại lực lượng New Zealand, Achilles gia nhập Hạm đội Thái Bình Dương Anh Quốc vào tháng 5 năm 1945 cho những hoạt động sau cùng của cuộc Chiến tranh Thái Bình Dương.

Phục vụ cùng Hải quân Ấn Độ[sửa | sửa mã nguồn]

Sau chiến tranh, Achilles được hoàn trả cho Hải quân Hoàng gia tại Sheerness, Kent, vào ngày 17 tháng 9 năm 1946. Sau đó nó được bán cho Hải quân Ấn Độ và được cho hoạt động trở lại vào ngày 5 tháng 7 năm 1948 dưới tên gọi INS Delhi. Nó tiếp tục phục vụ cho đến khi được cho ngừng hoạt động và tháo dỡ tại Bombay vào ngày 30 tháng 6 năm 1978. Khi được tháo dỡ, tháp pháo Y được dùng như quà tặng cho Chính phủ New Zealand, và hiện đang được trưng bày tại lối ra vào của Căn cứ Hải quân Devonport tại Auckland.

Văn hóa đại chúng[sửa | sửa mã nguồn]

Vào năm 1956, Achilles đã tham gia thể hiện chính mình trong bộ phim The Battle of the River Plate.

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Lenton & Colledge 1968 trang 39
  2. ^ Campbell 1985 trang 34

Thư mục[sửa | sửa mã nguồn]

  • Campbell, John (1985). Naval Weapons of World War Two. Naval Institute Press. ISBN 0-87021-459-4.
  • Colledge, J. J.; Warlow, Ben (1969). Ships of the Royal Navy: the complete record of all fighting ships of the Royal Navy (Rev. ed.). London: Chatham. ISBN 978-1-86176-281-8. OCLC 67375475.
  • Lenton, H.T. & Colledge, J.J (1968). British and Dominion Warships of World War Two. Doubleday and Company.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  • Jack S. Harker. HMNZS Achilles. William Collins Publishers.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]