HMS Ceylon (C30)

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Tàu tuần dương hạng nhẹ HMS Ceylon
Lịch sử
Anh Quốc
Tên gọi HMS Ceylon
Xưởng đóng tàu Alexander Stephen and Sons, Govan
Đặt lườn 27 tháng 4 năm 1939
Hạ thủy 30 tháng 7 năm 1942
Nhập biên chế 13 tháng 7 năm 1943
Số phận Chuyển cho Hải quân Peru ngày 9 tháng 2 năm 1960
Lịch sử
Peru
Tên gọi BAP Coronel Bolognesi
Trưng dụng 9 tháng 2 năm 1960
Xuất biên chế tháng 5 năm 1982
Số phận Tháo dỡ tại Đài Loan, tháng 8 năm 1985
Đặc điểm khái quát
Lớp tàu Lớp tàu tuần dương Crown Colony
Trọng tải choán nước
  • 8.712 tấn Anh (8.852 t) (tiêu chuẩn)
  • 11.024 tấn Anh (11.201 t) (đầy tải)
Chiều dài 555 ft 6 in (169,32 m) (chung)
Sườn ngang 62 ft (19 m)
Mớn nước 16 ft 6 in (5,03 m)
Động cơ đẩy
  • 4 × turbine hơi nước hộp số Parsons
  • 4 × nồi hơi ống nước Admiralty
  • 4 × trục
  • công suất 80.000 shp (60 MW)
Tốc độ 33 hải lý trên giờ (61 km/h; 38 mph)
Tầm xa 10.200 nmi (18.890 km; 11.740 mi) ở tốc độ 12 hải lý trên giờ (22 km/h; 14 mph)
Thủy thủ đoàn tối đa
  • 730 (thời chiến)
  • 650 (thời bình)
Hệ thống cảm biến và xử lý
  • radar dò tìm không trung Kiểu 281
  • radar dò tìm mặt đất Kiểu 272
  • radar dò độ cao Kiểu 277
  • radar điều khiển hỏa lực (152 mm) Kiểu 274
  • radar điều khiển hỏa lực (102 mm) Kiểu 283
  • radar điều khiển hỏa lực (2 pounder) Kiểu 282
Vũ khí
Bọc giáp
  • đai giáp: 82,5-88,9 mm;
  • tháp pháo: 25,4-50,8 mm
Máy bay mang theo 2 × thủy phi cơ Supermarine Walrus (tháo dỡ năm 1944)

HMS Ceylon (C30) là một tàu tuần dương hạng nhẹ lớp Crown Colony của Hải quân Hoàng gia Anh Quốc; được đặt tên theo hòn đảo Ceylon, nay là Sri Lanka, vốn là một thuộc địa của Đế quốc Anh khi nó được chế tạo vào cuối những năm 1930. Ceylon đã hoạt động trong Chiến tranh Thế giới thứ hai, và sau chiến tranh được chuyển cho Hải quân Peru vào năm 1960. Được đổi tên thành BAP Coronel Bolognesi, nó tiếp tục phục vụ cho đến khi ngừng hoạt động vào tháng 5 năm 1982 rồi được tháo dỡ tại Đài Loan vào tháng 8 năm 1985.

Thiết kế và chế tạo[sửa | sửa mã nguồn]

Ceylon được chế tạo bởi hãng Alexander Stephen and Sons tại Govan, Scotland. Nó được đặt lườn vào ngày 27 tháng 4 năm 1939, được hạ thủy vào ngày 30 tháng 7 năm 1942, và được đưa ra hoạt động vào ngày 13 tháng 7 năm 1943. Nó là chiếc tàu chiến thứ hai của Hải quân Anh được đặt cái tên này.

Lịch sử hoạt động[sửa | sửa mã nguồn]

Chiến tranh Thế giới thứ hai[sửa | sửa mã nguồn]

Một quả mìn sâu phát nổ sau khi được thả từ HMS Ceylon. Con tàu vừa mới ghé Colombo, thủ phủ của Ceylon.

Sau hai tháng hoạt động cùng Hạm đội Nhà, Ceylon được chuyển sang Hải đội Tuần dương 4 thuộc Hạm đội Viễn Đông, tham gia nhiều cuộc không kích bằng tàu sân bay, bắn phá và tuần tra xuống các lãnh thổ do Nhật Bản chiếm đóng, bao gồm các chiến dịch Cockpit, MeridianDiplomat. Đến tháng 11 năm 1944, Ceylon gia nhập Hạm đội Thái Bình Dương, và khởi hành từ Trincomalee vào ngày 16 tháng 1 năm 1945, tham gia một cuộc bắn phá Pankalan Bradan trên đường đi. Tuy nhiên, đến tháng 5 năm 1945, nó quay trở lại Ấn Độ Dương bắn phá quần đảo Nicobar, và tiếp tục ở lại chiến trừng này cho đến khi chiến tranh kết thúc. Sang tháng 10 năm 1945, nó quay trở về Anh để tái trang bị và nghỉ ngơi.

Sau chiến tranh[sửa | sửa mã nguồn]

Sau chiến tranh, nó phục vụ cùng các hải đội tuần dương 5 và 4 tại các trạm Viễn Đông và Đông Ấn. Nó đã hoạt động tích cực trong cuộc Chiến tranh Triều Tiên, thực hiện một số nhiệm vụ bắn phá. Ceylon quay trở về Portsmouth vào tháng 10 năm 1954 để trải qua một đợt tái cấu trúc. Từ năm 1956 đến năm 1959, nó phục vụ cùng Hạm đội Địa Trung Hải, Hạm đội Nhà và lực lượng Đông Suez.

Ngày 18 tháng 12 năm 1959, nó quay trở về Portsmouth và được bán cho Peru trong tháng đó. Đến ngày 9 tháng 2 năm 1960, nó được chuyển giao cho Hải quân Peru và được đổi tên thành Coronel Bolognesi. Nó phục vụ thêm hơn hai mươi năm cùng Peru trước khi rút khỏi Đăng bạ Hải quân vào tháng 5 năm 1982. Nó được kéo đến Đài Loan vào tháng 8 năm 1985 để được tháo dỡ.

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  • Colledge, J. J.; Warlow, Ben (1969). Ships of the Royal Navy: the complete record of all fighting ships of the Royal Navy (Rev. ed.). London: Chatham. ISBN 978-1-86176-281-8. OCLC 67375475.
  • Raven, Alan (1980). British Cruisers of World War Two. Roberts, John. Annapolis, MD: Naval Institute Press. ISBN 0-87021-922-7.
  • Rohwer, Jürgen (2005). Chronology of the War at Sea 1939-1945: The Naval History of World War Two . Annapolis, Maryland: Naval Institute Press. ISBN 1-59114-119-2.
  • Whitley, M. J. (1995). Cruisers of World War Two: An International Encyclopedia. London: Cassell. ISBN 1-86019-874-0.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]