HMS Curlew (D42)

Tàu tuần dương HMS Curlew
Lịch sử
Anh Quốc
Tên gọi HMS Curlew
Xưởng đóng tàu Vickers Limited, Barrow in Furness
Đặt lườn 21 tháng 8 năm 1916
Hạ thủy 5 tháng 7 năm 1917
Nhập biên chế 14 tháng 12 năm 1917
Số phận Bị máy bay ném bom Đức đánh chìm ngoài khơi Narvik, Na Uy, 26 tháng 5 năm 1940
Đặc điểm khái quát
Lớp tàu lớp tàu tuần dương C
Trọng tải choán nước
  • 4.290 tấn (tiêu chuẩn)
  • 5.276 tấn (đầy tải)
Chiều dài 137,2 m (450 ft) (chung)
Sườn ngang 13,3 m (43 ft 7 in)
Mớn nước 4,3 m (14 ft)
Động cơ đẩy
  • 2 × turbine hơi nước hộp số Brown-Curtis
  • 6 × nồi hơi Yarrow
  • 2 × trục
  • công suất 40.000 mã lực (29,8 MW)
Tốc độ 53,7 km/h (29 knot)
Tầm xa
  • 10.930 km ở tốc độ 18,5 km/h
  • (5.900 hải lý ở tốc độ 10 knot)
  • sau cải biến: 6.000 km ở tốc độ 22,2 km/h
  • (3.250 hải lý ở tốc độ 12 knot)
Tầm hoạt động 300 tấn dầu đốt (tối đa 950 tấn)
Thủy thủ đoàn tối đa 327
Hệ thống cảm biến và xử lý radar Kiểu 79Z (1939)[1]
Vũ khí
Bọc giáp
  • đai giáp chính: 76 mm (3 inch) giữa tàu
  • 38-57 mm (1½-2¼ inch) mũi
  • 51 mm (2 inch) đuôi
  • sàn tàu: 25 mm (1 inch) sàn trên và bên trên bánh lái

HMS Curlew (D42) là một tàu tuần dương hạng nhẹ thuộc lớp tàu tuần dương C của Hải quân Hoàng gia Anh Quốc, được chế tạo trong giai đoạn Chiến tranh Thế giới thứ nhất. Curlew thuộc về lớp phụ Ceres, vốn còn bao gồm HMS Ceres, HMS Cardiff, HMS CoventryHMS Curacoa, giữ lại kiểu dáng hai ống khói và chỉ khác biệt đôi chút so với lớp phụ Caledon trước đó.

Curlew được đặt lườn tại xưởng đóng tàu Vickers Limited tại Barrow in Furness vào ngày 21 tháng 8 năm 1916. Nó được hạ thủy vào ngày 5 tháng 7 năm 1917 và được đưa ra hoạt động cùng Hải quân Hoàng gia vào ngày 14 tháng 12 năm 1917.

Giống như đa số các tàu chị em, Curlew được tái trang bị thành một tàu tuần dương phòng không trước chiến tranh. Vào năm 1936, nó được đưa về lực lượng dự bị tại Nore dưới quyền chỉ huy của Augustus Agar cho đến đầu năm 1937. Khi Chiến tranh Thế giới thứ hai nổ ra, Curlew đặt dưới quyền chỉ huy của Đại tá Hải quân Basil Charles Barrington Brooke, và phục vụ cùng Hạm đội Nhà Anh Quốc. Nó đã tham gia Chiến dịch Na Uy, và trong khi đang hoạt động ngoài khơi bờ biển Na Uy vào ngày 26 tháng 5 năm 1940, nó bị máy bay ném bom Đức Junkers Ju 88 đánh chìm tại Lavangsfjord, Ofotfjord gần Narvik.

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Macintyre, Donald, CAPT RN "Shipborne Radar" United States Naval Institute Proceedings September 1967 trang 75
  2. ^ The Sight Manual 1916