Hang Thẳm Luông Tông Lạnh

(Đổi hướng từ Hang Thẩm Luông Tông Lạnh)
Hang Thẳm Luông trên bản đồ Việt Nam
Hang Thẳm Luông
Hang Thẳm Luông
Hang Thẳm Luông (Việt Nam)

Hang Thẳm Luông, hang Thẩm Luông hay hang Bản Thẳm là hang ở bản ThẳmTông Lạnh huyện Thuận Châu tỉnh Sơn La, Việt Nam.[1][2][3][4]

Hang dạng karst trong khối núi đá vôi, được đục thông thành hang luồn nhân tạo. Tên hang theo các tiếng thuộc Ngữ hệ Tai-Kadai có nghĩa là "hang lớn", phát âm là "thẩm" hoặc "thẳm" tùy theo vùng và cách chuyển âm sang tiếng phổ thông.[Ghi chú 1]

Vị trí[sửa | sửa mã nguồn]

Hang Thẳm Luông ở cách Quốc lộ 6 cỡ 300 m. Hang vốn là karst tự nhiên, nhìn từ xa trông như một cái hầm chui nằm giữa lưng chừng núi. Năm 1964 trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ bộ đội Việt Nam đã cải tạo phá đá mở đường dẫn lên, và dùng hang làm nơi cất giấu vũ khí bí mật.

Năm 1966 hang đá được đục thông thành con đường mòn nhỏ xuyên qua núi, có chiều dài 500 m. Ngày nay, nơi đây đã trở thành con đường qua lại của hàng chục hộ dân của bản Thẳm, có thể đi xe máy được.[4]

Kỷ lục Việt Nam[sửa | sửa mã nguồn]

Theo trang VietKings về Kỷ lục Việt Nam, thì đường xuyên qua núi có chiều dài 500 m của hang Bản Thẳm là "đường xuyên núi dài nhất Việt Nam" (không tính đến hầm đường bộ cho xe cơ giới).[5]

Ghi chú[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Hiện có những cách chuyển tự khác nhau từ tiếng Tày-Thái sang tiếng phổ thông, ví dụ: "nậm" và "nặm" cho từ "nước", "thẩm" và "thẳm" cho từ "hang". Tên xã trước đây là "Tòng Lệnh" nay là "Tông Lạnh".

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Tập bản đồ hành chính Việt Nam. Nhà xuất bản Tài nguyên – Môi trường và Bản đồ Việt Nam. Hà Nội, 2013.
  2. ^ Bản đồ tỷ lệ 1:50.000 tờ F-48-64-A. Cục Đo đạc và Bản đồ Việt Nam, 2004.
  3. ^ Thông tư 45/2013/TT-BTNMT ngày 26/12/2013 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về Ban hành Danh mục địa danh dân cư... phục vụ công tác thành lập bản đồ tỉnh Sơn La. Thuvien Phapluat Online, 2016. Truy cập 1/04/2020.
  4. ^ a b Khám phá con đường xuyên núi độc nhất ở Tây Bắc. Tin tức Du lịch, 12/07/2019. Truy cập 1/04/2020.
  5. ^ Khám phá con đường xuyên núi độc nhất ở Tây Bắc. VietKings: Kỷ lục, 2/07/2019. Truy cập 1/04/2020.

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]