Hiệp hội Phật giáo Trung Quốc

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Hiệp hội Phật giáo Trung Quốc
Thành lập1953
Trụ sở chínhchùa Quảng Tế, Bắc Kinh
Hội trưởng
Thích Diễn Giác
Hiệp hội Phật giáo Trung Quốc
Phồn thể中國佛教協會
Giản thể中国佛教协会

Hiệp hội Phật giáo Trung Quốc (giản thể: 中国佛教协会, phồn thể: 中國佛教協會, bính âm: Zhōngguó Fójiào Xiéhuì) là tổ chức Phật giáo lớn nhất tại Trung Quốc, đóng vai trò là cơ quan quản lý Phật giáo chính thức tại Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Trụ sở chính của hiệp hội được đặt tại chùa Quảng Tế, Bắc Kinh.

Tổng quan[sửa | sửa mã nguồn]

Hiệp hội Phật giáo Trung Quốc là "cầu nối" giữa Phật tử với chính quyền Trung Quốc bằng cách truyền đạt các quy định của chính quyền tới Phật tử và vận động họ tuân thủ luật pháp quốc gia. Họ cũng khuyến khích Phật tử Trung Quốc tham gia vào các diễn đàn Phật giáo quốc tế và hỗ trợ các hiệp hội Phật giáo địa phương trong việc tổ chức hoạt động và đăng ký các chùa với chính quyền. Hiệp hội xuất bản một tạp chí, Phật giáo Trung Quốc.[1]

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Hiệp hội Phật giáo Trung Quốc được thành lập vào năm 1953, nhưng bị giải tán vào cuối thập niên 1960 trong Cách mạng Văn hóa, sau đó được hoạt động trở lại sau khi kết thúc thời kỳ này.

Năm 1994, Triệu Phác Sơ đã cố gắng hạn chế việc xây dựng công trình và tượng Phật trên các ngọn núi lớn. Ông cho rằng số tượng Phật ngoài trời đã đủ và không cần xây dựng thêm. Nỗ lực của ông đã không thành công.[2]

Năm 2006, Hiệp hội Phật giáo Trung Quốc và Hiệp hội Phật giáo Hồng Kông đã tổ chức Diễn đàn Phật giáo Thế giới lần hai để đối thoại giữa các nhà sư và học giả Phật giáo đến từ 50 quốc gia và vùng lãnh thổ. Diễn đàn kéo dài trong bốn ngày tại thành phố Vô Tích, tỉnh Giang Tô.[3] Người tổ chức các sự kiện này là Hội trưởng Hiệp hội Phật giáo Trung Quốc, hòa thượng Thích Nhất Thành.[4][5]

Năm 2017, Hiệp hội Phật giáo Trung Quốc tuyên bố truyền thống lễ vật đầu tiên của năm mới đặc biệt tốt lành không có căn cứ trong giáo lý Phật giáo.[6]

Tháng 8 năm 2018, Thích Học Thành từ chức Hội trưởng Hiệp hội Phật giáo Trung Quốc sau các cáo buộc về quấy rối tình dục sáu nữ tu. Vụ bê bối này được xem là một phần của phong trào Me Too.[7]

Hội trưởng[sửa | sửa mã nguồn]

Các hội trưởng của Hiệp hội Phật giáo Trung Quốc:

Hội trưởng danh dự của Hiệp hội Phật giáo Trung Quốc:

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Ashiwa, Yoshiko; Wank, David L. (2009). Making Religion, Making the State: The Politics of Religion in Modern China. Stanford University Press. tr. 130.
  2. ^ Mingqi, Zhou. “Buddha-mania: Understanding China's Buddha Building Boom”. www.sixthtone.com. Sixth Tone. Truy cập ngày 21 tháng 9 năm 2019.
  3. ^ “2nd World Buddhist Forum opens in E Chinese city”. Wuxi: Xinhua. ngày 28 tháng 3 năm 2009. Truy cập ngày 15 tháng 1 năm 2011.
  4. ^ “China's Panchen Lama voted VP of state Buddhism body: report”. Agence France-Presse. ngày 3 tháng 2 năm 2010. Truy cập ngày 3 tháng 2 năm 2009.[liên kết hỏng]
  5. ^ Watts, Jonathan (ngày 8 tháng 9 năm 2003). “Struggle over Tibet's 'soul boy'. London: The Guardian. Truy cập ngày 12 tháng 4 năm 2019.
  6. ^ Zhou, Laura. “Chinese Buddhist Association pours cold water on tradition of being first to offer incense”. www.scmp.com. South China Morning Post. Truy cập ngày 21 tháng 9 năm 2019.
  7. ^ HANGYU CHEN, ARIA. “China's Top Buddhist Monk Has Resigned Amid Sexual Harassment Allegations”. time.com. Time Magazine.
  8. ^ Ownby, David; Goossaert, Vincent; Zhe, Ji; Che, Chi (2017). Making Saints in Modern China (bằng tiếng Anh). Oxford University Press. ISBN 9780190494568.
  9. ^ Master Xuecheng elected president of China's Buddhist association
  10. ^ “Pagbalha Geleg Namgyai”. China Vitae. Truy cập ngày 14 tháng 1 năm 2016.
  11. ^ “Chinese Buddhist master passes away in Shenzhen”. Xinhua. ngày 2 tháng 4 năm 2012. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 4 năm 2012. Truy cập ngày 22 tháng 4 năm 2012.

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]