Bước tới nội dung

Hindustan Aeronautics Limited

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Hindustan Aeronautics Limited
Loại hình
Công ty đại chúng
Mã niêm yết
Ngành nghề
Thành lập
  • 22 tháng 12 năm 1940; 83 năm trước (1940-12-22)
    (as Hindustan Aircraft)
  • 1964; 60 năm trước (1964)
    (Hindustan Aeronautics)
Trụ sở chínhBangalore, Karnataka, India[1]
Thành viên chủ chốt
CB Ananthakrishnan (Chairman & MD) (Additional Charge)
Sản phẩm
Doanh thuTăng 32277.68 karor (US$5,0 billion) (2024)[2]
Tăng 10224.88 karor (US$1,6 billion) (2024)[2]
Tăng 7620.95 karor (US$1,2 billion) (2024)[2]
Tổng tài sảnTăng 78095.18 karor (US$12 billion) (2024)[2]
Tổng vốn
chủ sở hữu
Tăng 29141.81 karor (US$4,5 billion) (2024)[2]
Chủ sở hữuChính phủ Ấn Độ (71.65%)[3][4]
Số nhân viên24,457 (March 2023)[5]
Websitehal-india.co.in

Hindustan Aeronautics Limited (HAL) là một công ty phát triển công nghệ hàng không và quốc phòng của Ấn Độ có trụ sở đặt tại Bangalore. HAL được thành lập ngày 23/12/1940 và là một trong những công ty quốc phòng lớn nhất và lâu đời nhất trên thế giới.[6] HAL bắt đầu chế tạo máy bay ngay từ năm 1942 với các loại máy bay Harlow PC-5, Curtiss P-36 HawkVultee A-31 Vengeance chế tạo theo giấy phép cho Không quân Ấn Độ.[6] HAL có 11 trung tâm Nghiên cứu và phát triển (R&D) chuyên ngành hàng không và 21 nhà máy chế tạo thuộc 4 đơn vị sản xuất trải rộng trên khắp Ấn Độ.[6] HAL được quản lý bởi một hội đồng quản trị do Tổng thống Ấn Độ bổ nhiệm thông qua Bộ Quốc phòng, Chính phủ Ấn Độ.[7] Hiện tại, HAL tham gia vào việc thiết kế và sản xuất máy bay phản lực chiến đấu, trực thăng, động cơ phản lựcđộng cơ tua bin khí hàng hải, thiết bị điện tử hàng không, phát triển phần mềm, cung cấp phụ tùng, đại tu và nâng cấp máy bay quân sự của Ấn Độ.[8]

Máy bay ném tiêm kích bom HAL HF-24 Marut là máy bay chiến đấu nội địa đầu tiên được sản xuất tại Ấn Độ.

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]
Các công nhân đang kiểm tra các thùng nhiên liệu trong World War II

HAL ban đầu được thành lập với tên gọi Hindustan Aircraft Limited vào ngày 23/12/1940, trụ sở đặt tại Bengaluru.[9]

Năm 1943, nhà máy chế tạo máy bay tại Bangalore được bàn giao cho Không lực Lục quân Hoa Kỳ nhưng vẫn nằm dưới quyền quản lý của Hindustan Aircraft. Nhà máy nhanh chóng được mở rộng và trở thành một cơ sở chính bảo trì và sửa chữa máy bay Mỹ. Loại máy bay đầu tiên được đại tu tại Nhà máy là Consolidated PBY Catalina sau đó là tất cả các loại máy bay Mỹ đang hoạt động tại Ấn Độ và Myanmar. Khi được trả lại cho Ấn Độ kiểm soát hai năm sau đó, nhà máy đã trở thành một trong những tổ chức đại tu và sửa chữa lớn nhất ở phương Đông. Trong quá trình tổ chức lại sau chiến tranh, công ty đã chế tạo cả toa xe lửa.

Nguyên mẫu máy bay IJT

Sau khi Ấn Độ giành được độc lập vào năm 1947, quyền quản lý công ty được chuyển giao cho Chính phủ Ấn Độ.

Hindustan Aeronautics Limited (HAL) được thành lập ngày 1/10/1964.[10] Mặc dù HAL không được tích cực giao nhiệm vụ phát triển các mẫu máy bay phản lực chiến đấu mới hơn, ngoại trừ HF-24 Marut , công ty đã đóng một vai trò quan trọng trong việc hiện đại hóa Không quân Ấn Độ. Năm 1957, công ty bắt đầu sản xuất động cơ phản lực Bristol Siddeley Orpheus theo giấy phép tại nhà máy mới đặt tại Bangalore.

Dây chuyền sản xuất máy bay trực thăng HAL Dhruv tạiBangalore

Trong những năm 1980, hoạt động của HAL chứng kiến ​​sự gia tăng nhanh chóng dẫn đến sự phát triển của máy bay nội địa mới như HAL TejasHAL Dhruv. HAL cũng phát triển một phiên bản tiên tiến của Mikoyan-Gurevich MiG-21, được gọi là MiG-21 Bison, trong đó cải tiến đã tăng tuổi thọ của máy bay thêm hơn 20 năm. HAL cũng đã giành được một số hợp đồng trị giá hàng triệu đô la từ các công ty hàng không vũ trụ quốc tế hàng đầu như Airbus, Boeing và Honeywell để sản xuất phụ tùng máy bay và động cơ.

Đến năm 2012, HAL được cho là đã sa lầy vào các chi tiết sản xuất và đã bị chậm tiến độ.[11]

Bàn giao máy bay trực thăng chiến đấu hạng nhẹ cho quân đội Ấn Độ.

Tháng 3 năm 2017, chủ tịch kiêm giám đốc điều hành của HAL, T. Suvarna Raju, thông báo công ty đã hoàn thiện kế hoạch cho một chiến dịch nội địa hóa máy bay chiến đấu. Công ty có kế hoạch sản xuất gần 1.000 máy bay trực thăng quân sự, bao gồm Kamov Ka-226, LCH (Trực thăng chiến đấu hạng nhẹ) ALH (Trực thăng hạng nhẹ tiên tiến) và hơn 100 máy bay tiêm kích trong 10 năm tới. HAL sẽ tiến hành sản xuất Kamov 226T theo liên doanh với nhà sản xuất quốc phòng của Nga. Máy bay trực thăng hạng nhẹ Kamov 226T sẽ thay thế phi đội máy bay trực thăng Cheetah và Chetak của Ấn Độ. Trong 5 năm tới, HAL sẽ tiến hành nâng cấp lớn hầu như toàn bộ đội bay chiến đấu của Không quân Ấn Độ bao gồm Su-30MKI, Jaguar, Mirage và Hawk. Công ty cũng sẽ chuyển giao 123 máy bay chiến đấu hạng nhẹ Tejas cho IAF từ năm 2018 đến năm 2019, với tốc độ 16 máy bay mỗi năm.[12] Việc sản xuất máy bay trực thăng hạng nhẹ thế hệ mới HAL Light Combat Helicopter sẽ diễn ra tại Cơ sở mới xây dựng trong Khu phức hợp HAL.[13]

Theo chính sách Sản xuất tại Ấn Độ và để tăng thị phần xuất khẩu quốc phòng nhằm đạt mục tiêu 5 tỷ đô la vào năm 2025, HAL đang có kế hoạch thành lập các cơ sở bảo trì máy bay tại Indonesia, Malaysia, Sri Lanka và Việt Nam với mục tiêu ưu tiên là thị trường Đông Nam Á, Tây Á và Bắc Phi. Điều này không chỉ giúp thúc đẩy tiếp thị các sản phẩm của HAL mà còn đóng vai trò là trung tâm dịch vụ cho các máy bay có nguồn gốc từ Liên Xô/Nga.[14]

Vận hành

[sửa | sửa mã nguồn]

Là một trong số những công ty hàng không lớn nhất tại châu Á, HAL có doanh thu hàng năm 3 tỉ đô la Mỹ. Hơn 40% doanh thu của HAL đến từ các đơn hàng nước ngoài sản xuất động cơ máy bay, phụ tùng thay thế.

Trực thăng HAL Dhruv của Không quân Ecuador tại triển lãm hàng không Aero India 2009.
Máy bay BAE Systems Hawk đang được sản xuất theo license tại nhà máy của HAL tại Bangalore

Các sản phẩm nội địa

[sửa | sửa mã nguồn]
HAL Tejas

Qua nhiều năm, HAL đã tổ chức thiết kế và phát triển nhiều nền tảng máy bay như HF-24 Marut,[15] máy bay trực thăng Dhruv,[16] LUH,[17] và LCH.[18] HAL cũng sản xuất theo công nghệ được chuyển giao từ DRDO, phối hợp với Bharat Electronics trong công nghệ điện tử hàng không và Indian Ordnance Factories đối với các hệ thống vũ khí và đạn dược trang bị cho máy bay.

HAL hỗ trợ ISRO trong việc tích hợp tầng đẩy L-40 cho tên lửa GSLV Mk II (tên lửa đẩy vệ tinh quỹ đạo đồng bộ), bể chứa nhiên liệu và đường dẫn nhiên liệu cho PSLV, GSLV MKII và GSLV MKIII cùng với chế tạo nhiều vệ tinh khác nhau.[19]

Máy bay nông nghiệp

[sửa | sửa mã nguồn]

Máy bay chiến đấu

[sửa | sửa mã nguồn]
HF-24 Marut
  • HAL HF-24 Marut — Mk.1 (đã dừng hoạt động) và Mk.1T (hơn 200 chiếc)
  • MBB/HAL HF-73(hủy bỏ)
  • HAL Tejas(đang hoạt động) máy bay chiến đấu hạng nhẹ thế hệ 4,5 (LCA)
  • HAL Tejas MK2[20] — máy bay chiến đấu hạng trung thế hệ 4,5+ (đang được phát triển) dự kiến sẽ bay thử vào năm 2025.
  • HAL TEDBF — Máy bay chiến đấu trên tàu sân bay 2 động cơ thế hệ 4,5+ được phát triển dựa trên HAL Tejas để trang bị cho tàu sân bay thế hệ mới của Hải quân Ấn Độ.[21] HAL ORCA phiên bản dành cho Không quân cũng được phát triển.
  • Sukhoi/HAL FGFA(đã hủy bỏ) Máy bay tiêm kích phản lực thế hệ thứ năm dựa trên Sukhoi SU-57
  • HAL AMCA
    • Mk.1: máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ 5 (đang được phát triển)
    • Mk.2: máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ 5,5.

Máy bay huấn luyện

[sửa | sửa mã nguồn]
HAL HTT-40 Basic training aircraft
Hindustan HJT-36 Sitara Intermediate jet trainer
  • HT-2 — (1951–1990) Máy bay huấn luyện đầu tiên do công ty thiết kế đi vào chế tạo, được xuất khẩu cho Ghana. (đã nghỉ hưu)
  • HAL-26 Pushpak — (1958 ~1960s) Máy bay huấn luyện dựa trên Aeronca Chief. (đã ngừng sản xuất)
  • HJT-16 Kiran — (1964–1989) Mk1, Mk1A và Mk2 - máy bay huấn luyện động cơ phản lực Turbojet dự kiến sẽ được thay thế bởi HJT-36 Sitara[22]
  • HPT-32 Deepak —(1984–2009) (đã nghỉ hưu) Máy bay huấn luyện cơ bản.
  • HTT-34(đã nghỉ hưu) Phiên bản động cơ cánh quạt tăng áp của HPT-32 Deepak
  • HTT-35 (đã nghỉ hưu)
  • HJT-36 Sitara
  • HJT 39 / CAT
  • HTT-40[23] bay thử lần đầu ngày 31/5/ 2016.[24]
  • HLFT-42.[25]

Máy bay chở khách

[sửa | sửa mã nguồn]
Saras

Trực thăng

[sửa | sửa mã nguồn]
HAL Dhruv
HAL Rudras
HAL Prachand

Máy bay trinh sát

[sửa | sửa mã nguồn]

Máy bay không người lái

[sửa | sửa mã nguồn]

Tàu lượn

[sửa | sửa mã nguồn]

Động cơ

[sửa | sửa mã nguồn]
GTX-35VS Kaveri

Động cơ tên lửa nhiên liệu siêu lạnh

[sửa | sửa mã nguồn]
Động cơ chất đẩy siêu lạnh CE-20 được coi là động cơ tầng đẩy mang tải trọng có lực đẩy mạnh nhất hiện nay
  • CE-7.5 — động cơ tên lửa siêu lạnh (đang sản xuất, sử dụng trên tầng đẩy mang tải trọng của tên lửa GSLV mk.ii)
  • CE-20 — động cơ tên lửa nhiên liệu siêu lạnh[30]

Động cơ máy bay trực thăng

[sửa | sửa mã nguồn]

Động cơ phản lực tuốc bin

[sửa | sửa mã nguồn]
Động cơ HAL HJE-2500 là động cơ phản lực đầu tiên do HAL chế tạo năm 1965.
  • Hindustan Jet Engine (HJE-2500) [32]
  • PTAE-7 động cơ sử dụng trên mục tiêu bay tốc độ cao DRDO Lakshya

Động cơ phản lực cánh quạt

[sửa | sửa mã nguồn]
  • GTX-35VS Kaveri trang bị trên máy bay chiến đấu TejasAMCA, hợp tác với GTRE củaDRDOSafran Aircraft Engines (đang phát triển)
  • HTFE-25 sử dụng trên các máy bay huấn luyện hạng nhẹ một động cơ, máy bay phản lực thương mại và UAV có trọng lượng tới 5 tấn và cấu hình tới 9 tấn sử dụng 2 động cơ[33] (đang phát triển)

Sản xuất theo license

[sửa | sửa mã nguồn]

Máy bay tiêm kích

[sửa | sửa mã nguồn]
Su-30MKI
Jaguar

Máy bay huấn luyện

[sửa | sửa mã nguồn]

Máy bay chở khách, vận tải

[sửa | sửa mã nguồn]

Trực thăng

[sửa | sửa mã nguồn]

Động cơ

[sửa | sửa mã nguồn]

Động cơ tuốc bin cánh quạt

[sửa | sửa mã nguồn]

Động cơ tuốc bin cho trực thăng

[sửa | sửa mã nguồn]

Người nổi tiếng

[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ PTI (27 tháng 2 năm 2020). “India's annual defence exports to touch Rs 1,05,000 cr by 2025, says Rajnath Singh”. Business Line. Press Trust of India. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 3 năm 2020. Truy cập ngày 12 tháng 3 năm 2020.
  2. ^ a b c d e “HAL Financial 2024” (PDF). Truy cập ngày 16 tháng 5 năm 2024.
  3. ^ “Hindustan Aeronautic Shareholding”. economictimes.indiatimes.com. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 1 năm 2022. Truy cập ngày 29 tháng 1 năm 2022.
  4. ^ “Latest Shareholding Pattern - Hindustan Aeronautics Ltd”. trendlyne.com. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 8 năm 2021. Truy cập ngày 7 tháng 8 năm 2020.
  5. ^ “Annual Report - 2012-23” (PDF). Hindustan Aeronautics Limited. Truy cập ngày 3 tháng 9 năm 2021.
  6. ^ a b c “Our History”. Hindustan Aeronautics Limited. Lưu trữ bản gốc ngày 16 tháng 4 năm 2021. Truy cập ngày 27 tháng 3 năm 2021.
  7. ^ “Corporate Governance”. Hindustan Aeronautics Limited. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 5 năm 2021. Truy cập ngày 9 tháng 5 năm 2021.
  8. ^ “HAL Exports”. Hindustan Aeronautics Limited. Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 5 năm 2021. Truy cập ngày 9 tháng 5 năm 2021.
  9. ^ “History of HAL”. Hindustan Aeronautics Limited. Lưu trữ bản gốc ngày 16 tháng 4 năm 2021. Truy cập ngày 27 tháng 3 năm 2021.
  10. ^ “HINDUSTAN AERONAUTICS LIMITED”. Zauba Corp. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 9 năm 2022. Truy cập ngày 19 tháng 9 năm 2022.
  11. ^ “Business Line : Companies News : 'HAL slipping up on deliveries as it handles too many projects'. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 3 năm 2012. Truy cập ngày 4 tháng 3 năm 2012.Quản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết) The Hindu Business Line, 3 March 2012.
  12. ^ “Narendra Modi powers-up HAL's indigenisation drive, India's military may get 100 planes, 1,000 helicopters soon”. The Financial Express. 26 tháng 3 năm 2017. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 3 năm 2017. Truy cập ngày 26 tháng 3 năm 2017.
  13. ^ “Indigenous Light Combat Helicopter ready for operational induction: HAL”. The New Indian Express. 27 tháng 2 năm 2020. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 2 năm 2020. Truy cập ngày 28 tháng 2 năm 2020.
  14. ^ “HAL eyes bases in four nations to push 'made-in-India' defence products”. Livemint (bằng tiếng Anh). 8 tháng 3 năm 2020. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 8 năm 2022. Truy cập ngày 11 tháng 3 năm 2020.
  15. ^ “Hindustan Aeronautics Ltd. HF-24 Mk 1 Marut”. Deutsches Museum. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 2 năm 2021. Truy cập ngày 3 tháng 9 năm 2021.
  16. ^ “DHRUV”. Hindustan Aeronautics Limited. Lưu trữ bản gốc ngày 16 tháng 3 năm 2023. Truy cập ngày 3 tháng 9 năm 2021.
  17. ^ “LUH”. Hindustan Aeronautics Limited. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 11 năm 2020. Truy cập ngày 3 tháng 9 năm 2021.
  18. ^ “LCH”. Hindustan Aeronautics Limited. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 10 năm 2021. Truy cập ngày 3 tháng 9 năm 2021.
  19. ^ “ISRO's most reliable partner HAL delivers 'Made in India' L-40 stage for GSLV-MKII”. The Financial Express (bằng tiếng Anh). 28 tháng 2 năm 2020. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 2 năm 2020. Truy cập ngày 29 tháng 2 năm 2020.
  20. ^ “INTERVIEW | Youngsters can power India into a defence technology leader: Dr Satheesh Reddy”. OnManorama (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 8 năm 2022. Truy cập ngày 24 tháng 8 năm 2022.
  21. ^ Richardson, Jack (4 tháng 6 năm 2020). “Indian Government Approval for TEDBF”. European Security & Defence (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 7 năm 2020. Truy cập ngày 5 tháng 7 năm 2020.
  22. ^ “India's HJT-36 Sitara conducts successful test flight after three-year hiatus | Jane's 360”. www.janes.com. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 4 năm 2019. Truy cập ngày 12 tháng 3 năm 2020.
  23. ^ “Parrikar: 68 basic trainer aircraft to come from HAL, 38 from Pilatus”. The Indian Express. 1 tháng 3 năm 2015. Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 3 năm 2015.
  24. ^ “HAL-built HTT-40's first flight successful”. www.oneindia.com. 31 tháng 5 năm 2016. Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 6 năm 2016. Truy cập ngày 1 tháng 6 năm 2016.
  25. ^ Thakur, Aksheev (13 tháng 2 năm 2023). “HLFT-42 to transform training of Indian Air Force pilots: HAL officials”. The Indian Express (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 2 năm 2023. Truy cập ngày 14 tháng 2 năm 2023.
  26. ^ Parakala, Akshara (5 tháng 2 năm 2021). “Aero India 2021: HAL's loyal wingmen break cover”. Janes. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 6 năm 2021. Truy cập ngày 15 tháng 2 năm 2021.
  27. ^ Chandra, Atul (4 tháng 2 năm 2021). “HAL unveils ambitious air-teaming system centred on Tejas”. Flight Global. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 6 năm 2021. Truy cập ngày 15 tháng 2 năm 2021.
  28. ^ Kadidal, Akhil (20 tháng 10 năm 2019). “Bengaluru startup, HAL team-up for drone battle”. Deccan Herald. DHNS. Lưu trữ bản gốc ngày 11 tháng 4 năm 2021. Truy cập ngày 15 tháng 2 năm 2021.
  29. ^ Som, Vishnu (4 tháng 2 năm 2021). “New Indian Drone Can Soar For 90 Days, Coordinate Attacks”. NDTV. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 2 năm 2021. Truy cập ngày 15 tháng 2 năm 2021.
  30. ^ “HAL to produce cryogenic engines for ISRO”. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 5 năm 2021. Truy cập ngày 9 tháng 5 năm 2021.
  31. ^ Our Bureau (20 tháng 12 năm 2015). “A long way to go for HAL's new aircraft engine”. The Hindu Business Line. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 10 năm 2016.
  32. ^ “Aero Engine”. Hindustan Aeronautics Limited. Truy cập ngày 13 tháng 3 năm 2024.
  33. ^ ECONOMICTIMES.COM (14 tháng 12 năm 2015). “Boost for 'Make in India': HAL's 25 kN aero engine completes inaugural run; can be used for trainer aircraft”. The Economic Times. Economictimes.indiatimes.com. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 7 năm 2016. Truy cập ngày 24 tháng 7 năm 2016.
  34. ^ “History of IAF”. Indian Air Force. 11 tháng 11 năm 2017. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 4 năm 2009.
  35. ^ Desk, EurAsian Times (22 tháng 4 năm 2021). “Indian Air Force's Hawk-i Trainer Jet Is Now Equipped With Deadly ASRAAM Missile”. Latest Asian, Middle-East, EurAsian, Indian News (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 13 tháng 3 năm 2024.
  36. ^ Pubby, Manu (10 tháng 8 năm 2024). “Technical, price bids submitted in fighter jet engine deal with US”. The Economic Times. ISSN 0013-0389. Truy cập ngày 12 tháng 8 năm 2024.
[sửa | sửa mã nguồn]

Bản mẫu:Public Sector Undertakings in India Bản mẫu:Walchand Group