Hoàng tử Ếch hay là Heinrich Sắt

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Hoàng tử Ếch
hay là Heinrich Sắt
Họa phẩm Władysław Skoczylas năm 1908.
Câu chuyện dân gian
TênHoàng tử Ếch
hay là Heinrich Sắt
Thông tin
Thần thoạiĐồng thoại
Quốc gia Đức
Khu vựcTrung Âu
Ngày tháng xuất xứ1812

"Hoàng tử Ếch hay là Heinrich Sắt" (tiếng Đức: Der Froschkönig oder der eiserne Heinrich) là một tác phẩm đồng thoại do anh em Grimm san hành năm 1812.[1]

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Đoản thiên Hoàng tử Ếch hay là Heinrich Sắt được đánh số hiệu ATU 440 Ehemann trong hợp tuyển Truyện cho thiếu nhi và gia đình (Kinder- und Hausmärchen) mà anh em Grimm công bố tại Đức năm 1812. Truyện gồm hai tiểu phẩm, lấy chủ đề chàng hoàng tử bị phù phép quyết hỏi cưới một nàng công chúa tuyệt đẹp.

Theo khảo dị, bản nháp của tác giả Wilhelm Grimm mô tả kĩ lưỡng hơn ở cảnh đôi bên gặp nhau chỗ đài phun nước[2], thậm chí trong cảnh cuối con ếch đã tuyên bố: "Ta muốn ngủ với nàng" (Ich will bei dir schlafen)[3]. Theo Hans-Jörg Uther, tác giả đã dụng công nhấn mạnh cái bản chất hồn nhiên con trẻ của công chúa, vì ở ngữ cảnh, nàng mới chỉ ở tuổi thiếu nhi[4]. Về sau, trong quá trình sửa thủ bản (ít nhất ba lần), Wilhelm Grimm đã bớt dần số câu thoại. Đồng thời, trong một số ấn bản, nhân vật hoàng tử có thể là ếch, cóc hoặc rắn.

Ngoài ra, cốt truyện được học giới cho là các tác gia đã dựa theo một số câu ca dao Đức trung đại. Tuy nhiên, thuyết này cho tới nay vẫn chưa được thống nhất rằng đúng hay không.

Nội dung[sửa | sửa mã nguồn]

  • Công chúa út làm rớt quả bóng vàng xuống giếng, con ếch lấy giùm. Cả hai thực hiện một hôn ước.
  • Nàng công chúa quên bẵng lời hứa hôn, ếch bèn mò vào tận hoàng cung bắt nàng thực thi cam kết.
  • Đêm tân hôn, ếch trút bộ da xù xì để hiện hình là hoàng tử đẹp mã, bấy giờ công chúa mới bàng hoàng.
  • Hoàng tử tiết lộ năm xưa bị mụ phù thủy độc ác hóa làm ếch, và lời nguyền hóa chỉ giải bằng nụ hôn.
  • Sáng ra, lúc đày tớ Heinrich tới đón đôi uyên ương về lâu đài thì đai sắt trong tim bác nứt tung.

Văn hóa[sửa | sửa mã nguồn]

Theo quan điểm của nhà ngữ văn học Lutz Röhrich, truyện Hoàng tử Ếch hay là Heinrich Sắt có bản chất là quá trình trưởng thành thể chất của một đời người. Quả bóng vàng (die goldene Kugel) là thế giới nội tâm của trẻ thơ, hình ảnh quả bóng lăn xuống giếng nghĩa là giai đoạn dậy thì, khi mà con người bắt đầu bị "cuốn vào" (ins Rollen) những biến cố dòng đời. Cái giếng sâu (Der tiefe Brunnen) là hình tượng song hành của tử cung và sự vô thức trong cơ thể thiếu nữ, và vì thế, con ếch (der Frosch) chính là dương vật. Tựu trung, truyện rõ ràng có liên đới xu hướng tình dục và cảm giác sợ hãi mông lung trong tâm lý người ở giai đoạn mới lớn[5][6].

Trong các thủ bản sơ khai, tác gia Wilhelm Grimm đề xuất nhân vật Heinrich Sắt là bào huynh khiếm diện của hoàng tử Ếch, khi hay tin chàng bị hóa thành động vật thì đau buồn tới mức lồng ngực hóa cái đai sắt khóa chặt tim. Hình tượng này là siêu bản ngã của nhân vật hoàng tử Ếch. Ngoài ra, nhân vật đức vua cũng là cái bản ngã của công chúa về mặt đạo đức.

Froschkönigbrunnen in Wien.
Froschkönigbrunnen in Rendsburg.

Jessie Marion King schuf in der Ästhetik des schottischen Jugendstils Illustrationen zu Der Froschkönig.[7]

Bildhauer benutzten das Motiv des Froschkönigs zur Gestaltung von Zierbrunnen. Beispiele sind Arbeiten von Gottfried Kumpf, Klaus Kütemeier und Wilhelm Srb-Schloßbauer.

Chuyển thể[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Văn bản tác phẩm
  2. ^ Burghoff, Beatrix: „In den alten Zeiten, wo das Wünschen noch geholfen hat..." Die KHM 1 - 25. In: Rölleke, Heinz und Bluhm, Lothar (Hrsg.): «Redensarten des Volks, auf die ich immer horche». Das Sprichwort in den Kinder- und Hausmärchen der Brüder Grimm. Bern 1988. S. 27–28. (Verlag Peter Lang; Sprichwörterforschung Bd. 11, Herausgegeben von Wolfgang Mieder; ISBN 3-261-03819-5)
  3. ^ Röhrich, Lutz: Der Froschkönig. In: Solms, Wilhelm und Oberfeld, Charlotte (Hrsg.): Das selbstverständliche Wunder. Beiträge germanistischer Märchenforschung. Marburg 1986. S. 8. (Dr. Wolfram Hitzeroth Verlag; Marburger Studien zur Literatur, herausgegeben von Wilhelm Solms, Band 1; ISBN 3-925944-02-8)
  4. ^ Uther, Hans-Jörg: Handbuch zu den Kinder- und Hausmärchen der Brüder Grimm. Berlin 2008. S. 2–3. (de Gruyter; ISBN 978-3-11-019441-8)
  5. ^ Sagen.at: Wilhelm Buschs Die beiden Schwestern
  6. ^ Lyrikline.org
  7. ^ Jessie King: Der Froschkönig

Tài liệu[sửa | sửa mã nguồn]

  • Kinder- und Hausmärchen gesammelt durch die Brüder Grimm in drei Teilen. Turm-Verlag Leipzig 1907–1909.
  • Von Otto Ubbelohde illustrierte Ausgaben der Grimmschen Märchen. N.G. Elwert Verlag, Marburg 1922.
  • Von Heinz Rölleke textkritisch revidierte zweibändige Ausgabe, Verlag Diederichs, Köln 1982 und Ausgabe letzter Hand mit einem Anhang sämtlicher Herkunftsnachweise in drei Bänden, Reclam, Stuttgart 1980.
  • Grimm, Brüder. Kinder- und Hausmärchen. Ausgabe letzter Hand mit den Originalanmerkungen der Brüder Grimm. Mit einem Anhang sämtlicher, nicht in allen Auflagen veröffentlichter Märchen und Herkunftsnachweisen herausgegeben von Heinz Rölleke. Band 3: Originalanmerkungen, Herkunftsnachweise, Nachwort. S. 15–19, 442. Durchgesehene und bibliographisch ergänzte Ausgabe, Stuttgart 1994. (Reclam-Verlag; ISBN 3-15-003193-1)
  • Rölleke, Heinz (Hrsg.): Die älteste Märchensammlung der Brüder Grimm. Synopse der handschriftlichen Urfassung von 1810 und der Erstdrucke von 1812. Herausgegeben und erläutert von Heinz Rölleke. S. 144–153, 365–367. Cologny-Geneve 1975. (Fondation Martin Bodmer; Printed in Switzerland)
  • Uther, Hans-Jörg: Handbuch zu den Kinder- und Hausmärchen der Brüder Grimm. Berlin 2008. S. 1–6. (de Gruyter; ISBN 978-3-11-019441-8)
  • Röhrich, Lutz: Froschkönig. In: Enzyklopädie des Märchens. Band 5. S. 410–424. Berlin, New York 1987.
  • von Beit, Hedwig: Gegensatz und Erneuerung im Märchen. Zweiter Band von «Symbolik des Märchens». Zweite, verbesserte Auflage, Bern 1956. S. 34–42. (A. Francke AG, Verlag)
  • Lenz, Friedel: Bildsprache der Märchen. 8. Auflage. Stuttgart 1997. S. 97–101, 259–260. (Freies Geistesleben und Urachhaus; ISBN 3-87838-148-4)
  • Stumpfe, Ortrud: Die Symbolsprache der Märchen. 7., verbesserte und erweiterte Auflage 1992. Münster. S. 58–59.(Aschendorffsche Verlagsbuchhandlung; ISBN 3-402-03474-3)
  • Wilhelm Salber: Märchenanalyse (= Werkausgabe Wilhelm Salber. Band 12). 2. Auflage. Bouvier, Bonn 1999, ISBN 3-416-02899-6, S. 89–91.
  • Maria Tatar: The hard facts of the Grimms' fairy tales. Princeton University Press, Princeton 2003, ISBN 978-0-691-11469-9

Tư liệu[sửa | sửa mã nguồn]