Hotta Masayoshi

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Hotta Masayoshi
Hotta Masayoshi
(Hotta) Phiên chủ Sakura đời thứ 5
Nhiệm kỳ
1825–1859
Tiền nhiệmHotta Masachika
Kế nhiệmHotta Masamichi
Thông tin cá nhân
Sinh(1810-08-30)30 tháng 8, 1810
Edo, Nhật Bản
Mất26 tháng 4, 1864(1864-04-26) (53 tuổi)
Sakura, Chiba, Nhật Bản
Quốc tịchNhật Bản

Hotta Masayoshi (堀田 正睦 Quật Điền Chính Mục?, ngày 30 tháng 8 năm 1810 – ngày 26 tháng 4 năm 1864)daimyō nhà Hotta đời thứ năm của phiên Sakura vào thời Edo, giữ chức rōjū (lão trung) trong Mạc phủ Tokugawa thời Bakumatsu, đóng một vai trò quan trọng trong các cuộc đàm phán xoay quanh Hiệp ước Ansei với các cường quốc phương Tây khác nhau.[1]

Thân thế[sửa | sửa mã nguồn]

Hotta Masayoshi là con trai nhỏ của daimyō đời thứ 3 phiên Sakura, Hotta Masatoki, và được sinh ra tại dinh thự Edo của phiên. Sau cái chết của cha mình vào năm 1811, ông được anh trai của mình, daimyo đời thứ tư của phiên Sakura, Hotta Masachika, nhận nuôi để đảm bảo quyền kế vị gia tộc. Masachika có thân hình ốm yếu và đến năm 1824, dòng dõi cấp cao của gia tộc Hotta đã có một phong trào đòi loại bỏ ông và thay thế bằng con trai của Hotta Masatsu, daimyo phiên Katada và đang giữ chức wakadoshiyori trong Mạc phủ. Điều này đã bị phản đối mạnh mẽ bởi hầu hết giới chức chủ chốt trong phiên Sakura, và Hotta Masayoshi được phong làm daimyo. Gần như ngay lập tức, khu vực này phải hứng chịu gánh nặng thuế má về mặt tài chính trong việc cải thiện khả năng phòng thủ ven biển ở vịnh Edo trước sự xâm nhập của đoàn tàu đen. Tuy nhiên, Masayoshi đã chứng tỏ là một nhà quản lý tài năng, tiến hành cải cách tài chính của phiên, tài trợ cho các nghiên cứu về rangaku, đặc biệt là khoa học quân sự phương Tây và thành lập ngôi trường tiền thân của Đại học Juntendo.

Sự nghiệp[sửa | sửa mã nguồn]

Vào tháng 4 năm 1829, ông được bổ nhiệm làm Sōshaban và vào tháng 8 năm 1834 trở thành Jisha-bugyō. Tháng 5 năm 1837, ông được bổ nhiệm làm Osaka jōdai, thế nhưng chỉ hai tháng sau, ông được triệu về Edo để gia nhập hàng ngũ rōjū. Từ năm 1841, ông được coi là cánh tay phải của đại thần Mizuno Tadakuni, kẻ chủ xướng cuộc cải cách Tenpō. Tuy nhiên, sau khi Mizuno bị thất sủng vào năm 1843 do thất bại trong cuộc cải cách Tenpō, Hotta cũng mất luôn chức rōjū.

Trở về Sakura, Hotta vẫn là một trong những nhà lãnh đạo của phái ủng hộ việc chấm dứt chính sách sakoku và mở cửa giao thương với nước ngoài. Vào tháng 8 năm 1855, trận động đất lớn Ansei bùng nổ, và dinh thự của gia tộc Hotta ở Edo bị phá hủy toàn bộ. Một tuần sau, quan chức cấp cao trong Mạc phủ là Abe Masahiro mời Hotta trở lại hàng ngũ rōjū.

Abe hứng chịu làn sóng chỉ trích từ các tozama daimyō, Triều đình và các phe phái khác nhau trong nội bộ Mạc phủ vì nhận thấy sự xoa dịu đối với ngoại bang trong việc cho phép ký kết các hiệp ước bất bình đẳng với các cường quốc phương Tây, bắt đầu với Hiệp ước Kanagawa, kết thúc hiệu quả chính sách tỏa quốc kéo dài suốt 220 năm, và vào tháng 9 năm 1855 bị buộc phải từ chức, và được Hotta thay thế vào tháng sau, mặc dù Abe vẫn là một trong những rōjū và có ảnh hưởng mạnh mẽ cho đến khi ông qua đời vào năm 1857.[2]

Gaikoku-bōeki-toshirabe-gakari[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 17 tháng 10 năm 1856 Hotta thành lập và đứng đầu một ủy ban đặc biệt gồm các quan chức có kiến ​​thức chủ yếu về đối ngoại.[1] Vào tháng 11 năm 1856, ông đề nghị các thành viên đưa ra những khuyến nghị về các điều khoản mở cảng trong nước. Kết quả cân nhắc của họ sẽ trở thành cơ sở cho các cuộc đàm phán cuối cùng dẫn đến Hiệp ước Thân thiện và Thương mại năm 1858 (còn được gọi là Hiệp ước Harris), mở cửa sáu cảng cho thương mại của Mỹ, và thiết lập đặc quyền ngoại giao.[3] Dựa trên hiểu biết của mình về diễn biến của cuộc Chiến tranh Nha phiến, Hotta tin rằng phía Mỹ sẽ có phản ứng dữ dội nếu các yêu cầu của Công sứ Mỹ Townsend Harris bị từ chối. Tuy nhiên, cần phải thuyết phục Thiên hoàng Kōmei chấp nhận hiệp ước. Vội vàng đi đến Kyoto, Hotta tìm thấy Thiên hoàng một cách an toàn giữa phe nhương di trong triều, Thiên hoàng ủng hộ trục xuất người nước ngoàira khỏi Nhật Bản, bằng vũ lực nếu cần, và Hotta buộc phải trở về Edo tay không vì không thuyết phục nổi Thiên hoàng chấp nhận bản hiệp ước này. Trên hết, Tướng quân Tokugawa Iesada thường xuyên đau ốm và xung đột phe phái nổ ra trong nội bộ Mạc phủ về việc ai sẽ là người kế vị ông. Do những vấn đề này phần lớn vẫn chưa được giải quyết, Hotta để mất chức tairō về tay Ii Naosuke vào ngày 21 tháng 6 năm 1858.

Ngày 6 tháng 9 năm 1859, Hotta từ chức nhường ngôi vị lãnh chua cho con mình, và chính thức nghỉ hưu. Ông tiếp tục ủng hộ về mặt chính trị cho phe Hitotsubashi đối lập với Ii Naosuke, và trong cuộc thanh trừng Ansei nhằm diệt trừ phe cánh Hitotsubashi, ông bị quản thúc tại thành Sakura, ít lâu sau qua đời vào ngày 31 tháng 3 năm 1864 ở tuổi 55.

Tổ tiên[sửa | sửa mã nguồn]

[4]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b Nussbaum, Louis Frédéric et al. (2005). "Hotta Masayoshi" in Japan encyclopedia, p. 360., tr. 360, tại Google Books
    n.b., Louis-Frédéric is pseudonym of Louis-Frédéric Nussbaum, see Deutsche Nationalbibliothek Authority File.
  2. ^ Harold Bolitho, Treasures among Men, p. 233.
  3. ^ Beasley, William G. (1955). Select Documents on Japanese Foreign Policy, 1853–1868, p. 322.
  4. ^ “Genealogy”. Reichsarchiv (bằng tiếng Nhật). Truy cập ngày 9 tháng 11 năm 2017.

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]

Tiền nhiệm:
Hotta Masachika
Phiên chủ Sakura nhà Hotta đời thứ 5
1825–1859
Kế nhiệm:
Hotta Masamichi