Hyliidae

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Hyliidae
Hylia prasina
Phân loại khoa học e
Giới: Animalia
Ngành: Chordata
Lớp: Aves
Bộ: Passeriformes
Liên họ: Sylvioidea
Họ: Hyliidae
Bannerman, 1923
Các chi

Hyliidae là tên gọi được đề xuất cho một họ chim dạng sẻ mà nếu được công nhận thì có thể sẽ bao gồm 2 loài chim sống trong các khu rừng ẩm thấp nhiệt đới và cận nhiệt đới châu Phi là Hylia prasinaPholidornis rushiae. Sự tương đồng sinh lý học và chứng cứ DNA ti thể gần đây hỗ trợ mạnh cho điều này.[1][2]

Hai loài chim biết hót này có kích thước nhỏ và ăn sâu bọ. Chúng sinh sống và thường bắt gặp trong các tầng sát mặt đất của các khu rừng nhiệt đới ẩm thấp.

Lịch sử phân loại[sửa | sửa mã nguồn]

Chỉ một số ít đơn vị phân loại có thể có hồ sơ về mức độ biến động phân loại học tột bực như chi Pholidornis, với các họ như Dicaeidae, Estrildidae, Hyliidae, Meliphagidae, Nectariniidae, RemizidaeSylviidae (Sefc et al., 2003 và các nguồn dẫn chiếu trong đó).[2] Mức độ không chắc chắn liên quan tới chi Hylia thì ít tột bực hơn, nhưng các ý kiến thì lại từng rất chia rẽ. Các vị trí từng được ưa thích nhất là trong các họ như Nectariniidae[3][4][5] hay Sylviidae[6][7][8][9], nhưng vị trí trong các họ như Meliphagidae[10] hay Paridae[9] cũng từng được đề xuất.

Chứng cứ hình thái học cho mối quan hệ họ hàng giữa hai chi này bao gồm chóp lưỡi dạng bút lông và xương móng dài với các sừng mang ngoài dẹp, cũng là các đặc trưng gợi ý về mối quan hệ với Nectarinidae.[11]

Các điểm tương đồng này đã làm cho Bates (1930) có cơ sở để tạo ra họ Hyliidae,[12] nhưng điều này dã không được các tác giả sau này chấp nhận rộng khắp, phần lớn trong số đó không coi PholidornisHylia là thành viên của cùng một họ.

Vị trí phát sinh chủng loài của cả HyliaPholidornis tiếp tục gây tranh cãi cho tới khi có kết quả phân tích phân tử đầu tiên của Sefc et al. (2003),[2] trong đó chỉ ra rằng chúng có quan hệ họ hàng gần và thuộc về Sylvioidea, được củng cố thêm trong các nghiên cứu đối với Hylia của Beresford et al. (2005), Fuchs et al. (2006), Irestedt et al. (2011) và Fregin et al. (2012).[1][13][14][15] Sefc et al. (2003) cũng nhận thấy HyliaPholidornis có quan hệ gần với nhau hơn là quan hệ của cả hai loài này với Aegithalos hay Phylloscopus.[2] Trong thời gian gần đây thì Pholidornis rushiae thường được đặt trong họ Cettiidae (chích bụi điển hình), trong khi vị trí của Hylia prasina là không chắc chắn, nhưng cũng thường được gán vào họ Cettiidae.

Fregin et al. (2012) đặt chúng như là nhóm chị-em với bạc má đuôi dài (họ Aegithalidae),[1] mặc dù với độ hỗ trợ thấp hơn so với điều có thể xảy ra trong thực tế. Nếu chúng thực sự là chị-em với bạc má đuôi dài thì hoàn toàn có thể hợp nhất hai họ này với nhau. Tuy nhiên, Fregin et al. (2012) đã đề xuất phục hồi họ Hyliidae cho HyliaPholidornis.[1] chứ không đề xuất hợp nhất chúng vào Aegithalidae.

Marks (2010) phát hiện ra sự tồn tại của 4 (hoặc 5) nhóm kiểu gen đơn bội (haplotype) phân kỳ rõ nét trong phạm vi Hylia prasina, chỉ ra rằng các nghiên cứu phân loại học tiếp theo là cần thiết.[16]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b c d Fregin, Silke; Haase, Martin; Olsson, Urban; Alström, Per (2012). “New insights into family relationships within the avian superfamily Sylvioidea (Passeriformes) based on seven molecular markers”. BMC Evolutionary Biology. 12 (1): 157. doi:10.1186/1471-2148-12-157. PMC 3462691. PMID 22920688.
  2. ^ a b c d Sefc, Kristina M.; Payne, Robert B.; Sorenson, Michael D. (2003). “Phylogenetic relationships of African sunbird-like warblers: Moho (Hypergerus atriceps), Green Hylia (Hylia prasina) and Tit-hylia (Pholidornis rushiae)” (PDF). Ostrich: Journal of African Ornithology. 74 (1–2): 8–17. doi:10.2989/00306520309485365. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 31 tháng 10 năm 2015. Truy cập ngày 17 tháng 5 năm 2017.
  3. ^ Sclater W. L., 1930. Systema Avium Aethiopicarum. British Ornithologists’ Union, London.
  4. ^ Bannerman D. A., 1948. The Birds of Tropical West Africa. Vol. 6. Crown Agents, London.
  5. ^ Brosset A., Erard C., 1986. Les Oiseaux des Régions Forestiêres du Gabon, Vol. 1. Société National de Protection de la Nature, Paris.
  6. ^ Chapin J. P., 1953. The birds of the Belgian Congo. Part III. Bull. AMNH, 75A:1–826.
  7. ^ Sibley C. G., Monroe Jr B. L., 1990. Distribution and Taxonomy of Birds of the World. Yale University Press, New Haven.
  8. ^ Dowsett R. J., Dowsett-Lemaire F., 1993. A contribution to the distribution and taxonomy of Afrotropical and Malagasy birds. Tauraco Research Reports 5. Tauraco Press, Liège.
  9. ^ a b Keith S., 1997. Genus Hylia Cassin, Hylia prasina (Cassin), Green Hylia. Trong: Urban E. K., Fry C. H., Keith S. (chủ biên) The Birds of Africa, Vol. 5. Academic Press, London, pp. 428–430.
  10. ^ Beecher W. J., 1953. A phylogeny of the oscines. Auk, 70:270–333.
  11. ^ Bannerman D. A., Bates G. L., 1924. On the birds collected in Northwestern and Northern Cameroon and parts of northern Nigeria – Part II. Systematic Notes. Ibis, 66:200–276.
  12. ^ Bates G. L., 1930. Handbook of the Birds of West Africa. Bale, Sons and Danielson, London.
  13. ^ Beresford P., Barker F. K., Ryan P. G., Crowe T. M. 2005. African endemics span the tree of songbirds (Passeri): molecular systematics of several evolutionary ‘enigmas’. Proc. Roy. Soc. Lond. B, 272:849–858.
  14. ^ Fuchs J., Fjeldså J., Bowie R. C. K., Voelker G., Pasquet E., 2006. The African warbler genus Hyliota as a lost lineage in the oscine songbird tree: molecular support for an African origin of the Passerida. Mol. Phylogenet. Evol., 39:186–197.
  15. ^ Irestedt M., Gelang M., Olsson U., Ericson P. G. P., Sangster G., Alström P., 2011. Neumann’s Warbler Hemitesia neumanni (Sylvioidea): the sole African member of a Palaeotropic Miocene radiation. Ibis, 153:78–86.
  16. ^ Marks B. D., 2010. Are lowland rainforests really evolutionary museums? Phylogeography of the green hylia (Hylia prasina) in the Afrotropics. Mol. Phylogenet. Evol., 55:178–184.