Hóa trị

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Hóa trị của một nguyên tố được xác định bằng số liên kết hóa học mà một nguyên tử của nguyên tố đó tạo nên trong phân tử. Hóa trị của nguyên tố trong hợp chất ion được gọi là điện hóa trị, có giá trị bằng với điện tích của ion tạo thành từ nguyên tố đó. Hóa trị của nguyên tố trong hợp chất cộng hóa trị được gọi là cộng hóa trị, có giá trị bằng với số liên kết cộng hóa trị mà nguyên tử của nguyên tố đó tạo được với nguyên tử của nguyên tố khác trong hợp chất hóa học.[1]

Khái niệm hóa trị vốn đã có trong hóa học từ giữa thế kỷ 19. Trước đây hóa trị của nguyên tố được coi là khả năng của một nguyên tử của nguyên tố có thể kết hợp hay thay thế bao nhiêu nguyên tử hydro hoặc bao nhiêu nguyên tử tương đương khác.

Những năm gần đây, song song với khái niệm này người ta hay dùng một khái niệm khác gọi là số oxy hóa của nguyên tố. Tuy không có ý nghĩa vật lý cụ thể như hóa trị song nhưng trong khái niệm thì số oxy hóa có nhiều tiện lợi về mặt thực hành (chẳng hạn khi cân bằng phản ứng hóa học).

Hóa trị cao nhất của các nguyên tố trong hợp chất[sửa | sửa mã nguồn]

Đối với hóa trị của nguyên tố trong hợp chất ion (điện hóa trị), hóa trị dương cao nhất của những nguyên tố s, p nhìn chung bằng đúng số electron lớp ngoài cùng, trừ một vài ngoại lệ như đồng (Cu), bạc (Ag), vàng (Au),... Hóa trị dương cao nhất của những nguyên tố d bằng tổng số electron phân lớp s của lớp sát lớp ngoài cùng và một vài electron của lớp sát ngoài cùng mà nguyên tử có thể nhường ra. Đối với hóa trị của nguyên tố trong hợp chất cộng hóa trị (cộng hóa trị), cần biết chính xác công thức cấu tạo electron của phân tử thì mới xác định đúng hóa trị.[2]

Nhóm → IA IIA IIIB IVB VB VIB VIIB VIIIB VIIIB VIIIB IB IIB IIIA IVA VA VIA VIIA VIIIA
↓ Chu kỳ
1 1
H

2
He
2 3
Li
4
Be

5
B
6
C
7
N
8
O
9
F
10
Ne
3 11
Na
12
Mg

13
Al
14
Si
15
P
16
S
17
Cl
18
Ar
4 19
K
20
Ca
21
Sc
22
Ti
23
V
24
Cr
25
Mn
26
Fe
27
Co
28
Ni
29
Cu
30
Zn
31
Ga
32
Ge
33
As
34
Se
35
Br
36
Kr
5 37
Rb
38
Sr
39
Y
40
Zr
41
Nb
42
Mo
43
Tc
44
Ru
45
Rh
46
Pd
47
Ag
48
Cd
49
In
50
Sn
51
Sb
52
Te
53
I
54
Xe
6 55
Cs
56
Ba
*
72
Hf
73
Ta
74
W
75
Re
76
Os
77
Ir
78
Pt
79
Au
80
Hg
81
Tl
82
Pb
83
Bi
84
Po
85
At
86
Rn
7 87
Fr
88
Ra
**
104
Rf
105
Db
106
Sg
107
Bh
108
Hs
109
Mt
110
Ds
111
Rg
112
Cn
113
Nh
114
Fl
115
Mc
116
Lv
117
Ts
118
Og

* Họ Lantan 57
La
58
Ce
59
Pr
60
Nd
61
Pm
62
Sm
63
Eu
64
Gd
65
Tb
66
Dy
67
Ho
68
Er
69
Tm
70
Yb
71
Lu
** Họ Actini 89
Ac
90
Th
91
Pa
92
U
93
Np
94
Pu
95
Am
96
Cm
97
Bk
98
Cf
99
Es
100
Fm
101
Md
102
No
103
Lr
Các nhóm cùng gốc trong bảng tuần hoàn
Hóa trị cao nhất của một nguyên tố: 0 1 2 3 4 5 6 7 8 Màu trắng: không rõ

Trạng thái ở nhiệt độ và áp suất tiêu chuẩn

Tỷ lệ xuất hiện tự nhiên

(Lưu ý: Nitrogen có hóa trị cao nhất là IV theo tài liệu sửa đổi.)

Bảng hóa trị của các nguyên tố và nhóm nguyên tử[sửa | sửa mã nguồn]

Đây là bảng liệt kê một số hóa trị của các nguyên tố hóa học và một số nhóm nguyên tử thường gặp:[3]

Số hiệu Tên nguyên tố Kí hiệu hoá học Nguyên tử khối Hoá trị
1 Hydro H 1 I
2 Heli He 4
3 Lithi Li 7 I
4 Beryli Be 9 II
5 Bor B 11 III
6 Carbon C 12 II, IV
7 Nitơ N 14 I, II, III, IV, V
8 Oxy O 16 II
9 Fluor F 19 I, II, III, IV, V, VI, VII
10 Neon Ne 20
11 Natri Na 23 I
12 Magnesi Mg 24 II
13 Nhôm Al 27 III
14 Silic Si 28 IV
15 Phosphor P 31 III, V
16 Lưu huỳnh S 32 II, IV, VI
17 Chlor Cl 35,5 I, II, III, IV, V, VI, VII
18 Argon Ar 40
19 Kali K 39 I
20 Calci Ca 40 II
21 Scandi Sc 45 III
22 Titani Ti 48 II, III, IV
23 Vanadi V 51 II. III, IV, V
24 Chromi Cr 52 II, III, IV, VI
25 Mangan Mn 55 II, IV, VII…
26 Sắt Fe 56 II, III
27 Cobalt Co 58,9 II
28 Nickel Ni 58,7 II, III, IV
29 Đồng Cu 64 I, II
30 Kẽm Zn 65 II
31 Gali Ga 70 III
32 Germani Ge 73 II, IV
33 Arsenic As 75 III, V
34 Seleni Se 79 II, IV, VI
35 Brom Br 80 I, II, III, IV, V, VI, VII
36 Krypton Kr 84
37 Rubidi Rb 85,5 I
38 Stronti Sr 88 II
39 Ytri Y 89 III
40 Zirconi Zr 91 IV
41 Niobi Nb 93 V
42 Molybden Mo 96 II, III, IV, VI
43 Techneti Tc 99 III, IV, VII
44 Rutheni Ru 101 II, III, IV
45 Rhodi Rh 103 II, III, IV
46 Paladi Pd 106 II, IV
47 Bạc Ag 108 I
48 Cadmi Cd 112 II
49 Indi In 114 I, III
50 Thiếc Sn 119 II, IV
51 Antimon Sb 122 III, V
52 Teluri Te 128 II, IV, VII
53 Iod I 127 I, III, V, VII
54 Xenon Xe 131
55 Caesi Cs 133 I
56 Bari Ba 137 II
57 Lanthan La 139 III
58 Ceri Ce 140 III, IV
59 Praseodymi Pr 141 III, IV
60 Neodymi Nd 144 II, III, IV
61 Promethi Pm 145 III
62 Samari Sm 150 II, III
63 Europi Eu 152 II, III
64 Gadolini Gd 157 III
65 Terbi Tb 159 III, IV
66 Dysprosi Dy 162,5 III, IV
67 Holmi Ho 165 III
68 Erbi Er 167 III
69 Thuli Tm 169 III
70 Ytterbi Yb 173 II, III
71 Luteti Lu 175 III
72 Hafni Hf 178 IV
73 Tantal Ta 181 V
74 Wolfram W 184 II, VI
75 Rheni Re 186 III, IV, VII
76 Osmi Os 190 II, III, IV, VI
77 Iridi Ir 192 II, III, IV
78 Platin Pt 195 II, IV
79 Vàng Au 197 I, II, III
80 Thủy ngân Hg 201 I, II
81 Thali Tl 204 I, III
82 Chì Pb 207 II, IV
83 Bismuth Bi 209 III, V
84 Poloni Po 209 II, IV, VI
85 Astatin At 210 I, III, V, VII
86 Radon Rn 222 II, IV
87 Franci Fr 223 I
88 Radi Ra 226 II
89 Actini Ac 227 III
90 Thori Th 232 IV
91 Protactini Pa 231 IV, V
92 Urani U 238 IV, VI
93 Neptuni Np 237 IV, V, VI
94 Plutoni Pu 244 IV, V, VI
95 Americi Am 243 IV, V, VI
96 Curi Cm 247 III
97 Berkeli Bk 247 III, IV
98 Californi Cf 251 III
99 Einsteini Es 252 III
100 Fermi Fm 257 III
101 Mendelevi Md 258 II, III
102 Nobeli No 259 II, III
103 Lawrenci Lr 262 III
104 Rutherfordi Rf 267 IV
105 Dubni Db 268 V
106 Seaborgi Sg 269 VI
107 Bohri Bh 270 VII
108 Hassi Hs 269 VIII
109 Meitneri Mt 278 II, III, IV
110 Darmstadti Ds 281 II, IV
111 Roentgeni Rg 282 I
112 Copernici Cn 285 II
113 Nihoni Nh 286 I, III
114 Flerovi Fl 289 II, IV
115 Moscovi Mc 290 III, V
116 Livermori Lv 293 II, IV, VII
117 Tennessine Ts 294 I, III, V, VII
118 Oganesson Og 294 II, IV

Còn đây là hóa trị của một số nhóm nguyên tử quan trọng:

Nhóm nguyên tử Kí hiệu Hóa trị Phân tử khối Acid tương ứng
Hydroxide OH I 17 Tên acid Kí hiệu Phân tử khối
Nitrat NO3 I 62 Acid nitric HNO3 63
Chloride Cl I 35,5 Acid hydrochloric HCl 36,5
Carbonat CO3 II 60 Acid carbonic H2CO3 62
Hydrocarbonat HCO3 I 61
Sulfat SO4 II 96 Acid sulfuric H2SO4 98
Hydrosulfat HSO4 I 97
Sulfide S II 32 Acid sulfidehydric H2S 34
Hydro sulfide HS I 33
Phosphat PO4 III 95 Acid phosphoric H3PO4 98
Hydrophosphat HPO4 II 96
Dihydrophosphat H2PO4 I 97
Sulfide SO3 II 80 Acid sunfurơ H2SO3 82
Hydro sulfide HSO3 I 81
Silicat SiO3 II 76 Acid silicic H2SiO3 78
Acetat CH3COO I 59 Acid acetic CH3COOH 60
Aluminat AlO2 I 59 Acid aluminic HAlO2 60
Zincat ZnO2 II 97 Acid zincic H2ZnO2 99
Nitrit NO2 I 46 Acid nitrơ HNO2 47
Etylat C2H5O I 45 Rượu etylic C2H5OH 46
Bromide Br I 80 Acid hydrobromic HBr 81
Permanganat MnO4 I 119 Acid permanganic HMnO4 120
Chrommat CrO4 II 116 Acid chromic H2CrO4 118

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Lê, Xuân Trọng (chủ biên) (2007). Hóa học 10 - Nâng cao (ấn bản 1). Hà Nội: Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam. tr. 88.
  2. ^ Lê, Xuân Trọng (chủ biên) (2002). Bài tập nâng cao Hóa học 10 (ấn bản 1). Hà Nội: Nhà xuất bản Giáo dục. tr. 62-63.
  3. ^ “Bảng Hóa Trị 8”. Wikimedia.