Họ Diệc

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Họ Diệc
Thời điểm hóa thạch: Oligocen sớm – Holocene 32–0 triệu năm trước đây[1]
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Chordata
Lớp (class)Aves
Bộ (ordo)Pelecaniformes
Phân bộ (subordo)Ardei
Họ (familia)Ardeidae
Leach, 1820
Phân bố trên toàn cầu
Phân bố trên toàn cầu
Các chi
Xem văn bản
Danh pháp đồng nghĩa
  • Cochlearidae

Họ Diệc (danh pháp khoa học Ardeidae) là họ chứa một số loài chim lội nước, từng có lúc được xếp trong bộ Hạc (Ciconiiformes). Các tên gọi phổ biến của chúng trong tiếng Việt là vạc, diệc, diệc bạch hay cò[2]. Trong phạm vi họ này, các thành viên của các chi Botaurus, IxobrychusZebrilus là một nhóm đơn ngành. Tuy nhiên, diệc bạch không phải là nhóm khác biệt về mặt sinh học với diệc, và có xu hướng được đặt tên như vậy là do chúng chủ yếu có bộ lông màu trắng hay nhiều màu.

Việc phân loại các loài diệc, vạc, cò trong họ này là đầy khó khăn, và vì thế vẫn không có sự đồng thuận hoàn toàn về vị trí chính xác của nhiều loài trong hai chi chính là ArdeaEgretta. Tương tự, quan hệ giữa các chi trong họ vẫn chưa được giải quyết trọn vẹn. Ví dụ, diệc mỏ thuyền đôi khi được phân loại như là diệc, nhưng đôi khi lại được xếp trong họ riêng của chính nó là Cochlearidae, nhưng hiện nay nó thông thường được coi là thành viên của họ Ardeidae.

Mặc dù các loài diệc, vạc hay cò này là tương tự như các loài chim ở một số họ khác, chẳng hạn như các loài cò, hạc, già đẫy của họ Hạc (Ciconiidae), hay cò quămcò mỏ thìa của họ Cò quăm (Threskiornithidae), nhưng chúng khác với các loài chim này ở kiểu cách bay với cổ rụt lại chứ không phải cổ dài ra. Chúng cũng là một trong các nhóm chim có lông tơ bột.

Các thành viên của họ này chủ yếu sống tại những vùng đất ẩm ướt, chúng tìm kiếm các loài cá, ếch, nhái và các loài động vật thủy sinh khác làm thức ăn. Một số, như cò ma (Bubulcus ibis) và diệc đầu đen (Ardea melanocephala) cũng bắt cả các loài côn trùng lớn, và ít bị phụ thuộc vào môi trường nước hơn. Một số thành viên trong họ này làm tổ thành đàn trên cây, các loài khác lại sử dụng các đám lau sậy vào mục đích này.

Tháng 2 năm 2005, một nhà khoa học người Canada là tiến sĩ Louis Lefebvre thông báo là đã tạo ra phương pháp đo chỉ số IQ của các loài động vật biết bay, dựa theo khả năng sáng tạo của chúng trong các môi trường kiếm ăn. Các loài diệc được đặt trong số các loài chim thông minh nhất, dựa trên kiểu tính toán này, phản ánh sự đa dạng, mềm dẻo và tính thích nghi cao của chúng trong việc tìm kiếm thức ăn.

Phân loại[sửa | sửa mã nguồn]

Các phân tích bộ xương, chủ yếu là hộp sọ, cho rằng họ Ardeidae có thể chia thành hai nhóm là ăn ngàyăn chạng vạng/ăn đêm (nhóm này chứa vạc), nhưng từ các phân tích DNA và phân tích bộ xương với sự tập trung nhiều hơn vào các xương thân và chi, thì việc gộp nhóm như trên được coi là không chính xác (McCracken & Sheldon 1998). Các tương tự trong hình thái hộp sọ phản ánh tiến hóa hội tụ để đối phó với các thách thức khác nhau của việc kiếm ăn ban ngày và ban đêm hơn là do chúng có quan hệ họ hàng gần. Hiện nay, người ta cho rằng có ba nhóm chính có thể phân biệt được (Sheldon và ctv. 1995, 2000), theo trật tự từ nguyên thủy nhất tới tiến hóa nhiều nhất, là:

  • Tigrisomatinae
  • Botaurinae
  • Ardeinae
Diệc hổ cổ trần (Tigrisoma mexicanum)

Các loài diệc, vạc ăn đêm có thể được chia tách ra thành phân họ Nycticoracinae, như theo truyền thống vẫn làm như vậy. Tuy nhiên, vị trí của một vài chi (như Butorides hay Syrigma) là không rõ ràng vào thời điểm hiện nay và các nghiên cứu phân tử hiện tại mới chỉ nghiên cứu được một lượng nhỏ các đơn vị phân loại. Đặc biệt là quan hệ giữa các loài trong phân họ Ardeinae vẫn chưa được giải quyết tốt. Sắp xếp dưới đây nên được coi là tạm thời.

Vạc rạ (Botaurus stellaris)
Diệc xanh lớn (Ardea herodias)

Chứng cứ DNA gần đây cho thấy họ này thuộc về bộ Pelecaniformes[3]. Điều này đã dẫn tới sự phân loại lại của Đại hội Điểu học quốc tế (IOC) đối với họ Ardeidae và đơn vị phân loại chị em của nó là Threskiornithidae vào bộ Bồ nông (Pelecaniformes) thay vì bộ cũ là Ciconiiformes[4].

HỌ ARDEIDAE

Các loài tiền sử và hóa thạch khác được đưa vào các chi tương ứng.

Thông tin thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Các thành phố ForsandTysværNa Uy có hình các con diệc trong huy hiệu của họ.

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Mayr, G. et al. (2018) A fossil heron from the early Oligocene of Belgium - the earliest temporally well-constrained record of the Ardeidae. Ibis, 161(1) DOI:10.1111/ibi.12600
  2. ^ Cò là một từ dân dã, không trùng khớp hoàn toàn với các phân loại khoa học.
  3. ^ A Phylogenomic Study of Birds Reveals Their Evolutionary History. Shannon J. Hackett, và ctv. Science 320, 1763 (2008).
  4. ^ "Gill F. & D. Donsker (chủ biên). 2010. IOC World Bird Names (version 2.4). Có sẵn tại www.worldbirdnames.org, truy cập 05-10-2010.

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  • McCracken, Kevin G. & Sheldon, Frederick H. (1998): Molecular and osteological heron phylogenies: sources of incongruence. Auk (tạp chí) 115: 127–141. Toàn văn Lưu trữ 2006-09-07 tại Wayback Machine
  • Sheldon, Frederick H.; McCracken, Kevin G. & Stuebing, Keeley D. (1995): Phylogenetic relationships of the zigzag heron (Zebrilus undulatus) and white-crested bittern (Tigriornis leucolophus) estimated by DNA-DNA hybridization. Auk 112(3): 672-679. Toàn văn Lưu trữ 2009-03-24 tại Wayback Machine
  • Sheldon, Frederick H.; Jones, Clare E. & McCracken, Kevin G. (2000): Relative Patterns and Rates of Evolution in Heron Nuclear and Mitochondrial DNA. Molecular Biology and Evolution 17(3): 437–450. Toàn văn Lưu trữ 2006-09-07 tại Wayback Machine

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]