INTJ
Bài viết này cần thêm chú thích nguồn gốc để kiểm chứng thông tin. |
Thuật ngữ INTJ, được viết tắt từ Introversion (Hướng nội) - iNtuition (Trực giác) - Thinking (Lý trí) - Judgment (Nguyên tắc), là một trong 16 loại tính cách trong Trắc nghiệm tính cách Myers-Briggs (MBTI). Nhóm người có tính cách đặc trưng là INTJ (INTJs) được mệnh danh là Người có trí tuệ bậc thầy (Mastermind, Architect) hay Người quân sư hay Người cố vấn hay Người chiến lược , là một trong những nhóm hiếm nhất của 16 loại tính cách, chỉ chiếm khoảng 1-4% dân số thế giới. Nữ chiếm 0,8-1% dân số (hiếm nhất trong các loại tính cách), Nam chiếm 3% dân số. INTJs thường được đánh giá là có khả năng lãnh đạo, suy nghĩ sâu xa, cầu toàn, tự tin và kín đáo. INTJs có 2 loại: INTJ-A (Assertive Architect) "Kiến trúc sư quyết đoán" và INTJ-T (Turbulent Architect) "Kiến trức sư hỗn loạn".
Overview (Tổng quan)[sửa | sửa mã nguồn]
- Introversion: Ưa thích hướng nội nên thường có xu hướng thích sự yên tĩnh, chỉ thích tương tác với những người bạn thân thiết. Việc tiếp xúc xã hội với những người không quen khiến họ tổn thất nhiều năng lượng;
- iNtuition: Dùng trực giác nhiều hơn là cảm nhận cụ thể, vì vậy họ tập trung sự chú ý vào bức tranh toàn cảnh hơn là những chi tiết nhỏ nhặt, cũng như là những điều có thể xảy ra trong tương lai hơn là chú ý vào thực tại;
- Thinking: Suy nghĩ lý trí hơn là cảm xúc, xu hướng coi trọng các tiêu chí khách quan hơn là sở thích cá nhân. Khi đưa ra một quyết định thì thường dựa vào sự logic hơn là yếu tố xã hội;
- Judgement: Họ đánh giá một cách rất nguyên tắc và khả năng dự đoán của mình, sớm lập kế hoạch và tuân thủ theo nó thay vì là những quyết định tự phát, linh hoạt.
Features (Đặc điểm)[sửa | sửa mã nguồn]
INTJ có một niềm đam mê mạnh mẽ với việc phân tích, giải quyết vấn đề, cải thiện các hệ thống và quy trình bằng các ý tưởng sáng tạo của họ. Họ luôn khát khao nâng cao kiến thức và cố gắng không ngừng nghỉ, luôn cầu toàn với tiêu chuẩn hiệu suất cực cao dành cho bản thân và cả những người đồng nghiệp. Sự độc lập trong tính cách và tư tưởng đôi khi khiến INTJ bị xa cách nhưng họ luôn là những đối tác trung thành. INTJ nhận thức về các hệ thống và lên chiến lược cho nó, và thông thường thì mọi thứ sẽ được định hướng rõ ràng như trên một bàn cờ. Với khả năng tư duy logic, sự tự tin và tài năng, The Mastermind hoàn toàn có thể đảm nhận vai trò lãnh đạo, cố vấn chiến lược tài ba.
INTJ thường được xem là rất thông minh và bí ẩn một cách khó hiểu. Những người mang tính cách INTJ thường tỏa ra sự tự tin, dựa trên kho lưu trữ khổng lồ của họ về kiến thức bao trùm nhiều lĩnh vực và phạm vi khác nhau. Các INTJ thường bắt đầu phát triển những kiến thức trong thời thơ ấu (những "con mọt sách" là biệt danh khá nổi tiếng của INTJ) và tiếp tục làm điều đó sau này trong cuộc sống.
Khi một người mang tính cách INTJ nắm vững kiến thức ở lĩnh vực mà họ đã chọn (INTJ có thể tìm thấy thế mạnh của họ trong một số lĩnh vực), họ có thể nói một cách thẳng thắn và trung thực rằng họ có biết hay không câu trả lời cho một câu hỏi cụ thể nào đó. Các INTJ biết những gì họ biết và quan trọng hơn - họ rất tự tin vào kiến thức đó. Không ngạc nhiên, loại tính cách này có thể được "dán nhãn" là độc lập nhất trong tất cả các loại tính cách.
Các INTJ rất quyết đoán, độc đáo và sâu sắc - những đặc điểm này khiến người khác chấp nhận ý tưởng của INTJ chỉ đơn giản vì lý do sức mạnh ý chí tuyệt đối và sự tự tin của họ. Tuy nhiên, các INTJ không tìm kiếm cũng không thích sự chú ý và họ thường giữ ý kiến của mình trong lòng nếu chủ đề của cuộc thảo luận không làm họ quan tâm nhiều.
Tính cách của các INTJ là rất cầu toàn và họ rất thích cải tiến ý tưởng và các hệ thống mà họ tiếp xúc. Bản tính của các INTJ là tò mò tự nhiên, điều này có xu hướng xảy ra khá thường xuyên. Tuy nhiên họ luôn cố gắng đễ giữ mọi thứ trong tầm kiểm soát, mục tiêu cuối cùng là mỗi ý tưởng được tạo ra bởi tâm trí của INTJ hoặc đến từ bên ngoài cần phải vượt qua các "bộ lọc máu lạnh" được gọi là "Đây có phải việc nên làm?". Đây là cơ chế ứng phó của INTJ và họ đang nổi tiếng trong việc áp dụng nó mọi lúc, đặt câu hỏi tất cả mọi thứ và tất cả mọi người.
Trớ trêu thay, các INTJ có nhiều khả năng thu hút một đối tác khi họ ngừng tìm kiếm họ - đây là khi sự tự tin của họ bắt đầu tỏa sáng một lần nữa. Có một số thứ còn hấp dẫn hơn cả sự tự tin tột cùng của INTJ:
- Thận trọng;
- Kín đáo;
- Phân tích tốt;
- Thích phán xét;
- Kiêu ngạo;
- Đói kiến thức;
- Quyết đoán;
- Vô cảm;
- Bướng bỉnh;
- Niềm đam mê;
- Tài giỏi;
- Độc lập.
Relationships (Mối quan hệ)[sửa | sửa mã nguồn]
Không dễ dàng để trở thành bạn của INTJ. Họ đánh giá lý trí và sự thông minh cao hơn bất cứ điều gì khác, và có xu hướng tự cho rằng hầu hết mọi người họ tiếp xúc có thể kém thông minh hơn họ. Phần lớn có lẽ sẽ gọi đó là kiêu ngạo; các INTJ sẽ hợp lý hóa điều này như một cơ chế lọc tự nhiên và và tranh cãi làm cho người ta rất dễ chán nản họ. Do đó, các INTJ thường có rất ít bạn bè tốt - nhưng họ cũng không thực sự thấy cần thiết phải có một danh sách bạn bè đông đảo.
Tính cách INTJ rất độc lập và tự lập. Họ nhìn nhận bạn bè của họ như là để trao đổi về trí tuệ và kiến thức hơn là một cầu nối để liên kết với xã hội bên ngoài. Các INTJ thấy hạnh phúc khi đưa ra những cách thức mới để cải thiện và làm sâu sắc thêm mối quan hệ, nhưng họ sẽ không phụ thuộc vào tình cảm bạn bè của họ. Hơn nữa, các INTJ sẽ không thích những biểu lộ thể chất của cảm xúc (ôm ấp vuốt ve, chạm,...), ngay cả với bạn bè thân thiết.
Những người bạn INTJ cũng thấy rằng những người có loại cá tính này rất khó để "đọc" (khó đoán). Các INTJ không chỉ là điềm nhiên, không xúc động, mà họ cũng có khả năng để cố gắng ngăn chặn những cảm xúc thông qua các bộ lọc tinh thần của họ - do đó cảm xúc chính là điểm yếu của họ, họ làm hết sức mình để chúng không thể hiện ra bên ngoài, vì lo sợ điều này sẽ vi phạm những chuẩn mực của lý trí và tư duy logic mà họ đã đặt ra. Và ngược lại, các INTJ không nhạy cảm khi nói đến cảm xúc của những người khác - và có một điều chắc chắn rằng, các INTJ gặp khó khăn khi thể hiện điều gì đó bằng cảm xúc.
INTJ thường trực tiếp và vô tư trong các cuộc giao tiếp, họ tự nhiên truyền đạt một thứ gì đó họ nghĩ là tốt và cần phải thực hiện hoặc sự chỉ trích một cách thẳng thắn, hợp lý. Họ luôn độc lập, điềm tĩnh và tự tin về năng lực nên không quá quan tâm đến sự đánh giá của người khác.
Những người mang loại tính cách INTJ thường là những cá nhân có năng khiếu và tỏa sáng, họ luôn tìm kiếm sự tăng trưởng và phát triển cá nhân, và cũng khuyến khích bạn bè của họ đi theo con đường tương tự. Nếu INTJ có thể kết nối với người khác ở mức độ này, tình bạn của họ có khả năng sẽ mạnh mẽ và lâu dài. Nói chung các INTJ thường là những người bạn "ít cần quan tâm", những người không đòi hỏi nhiều sự chú ý hoặc liên lạc thường xuyên - họ hiểu được giá trị của sự riêng tư và độc lập, và cũng sẽ thực sự giúp bạn bè của họ để trở nên độc lập hơn.
Điểm mạnh[sửa | sửa mã nguồn]
- Tự tin vào bản thân.
- Không bị đe dọa bởi xung đột và chỉ trích.
- Nhìn chung rất thông minh và có năng khiếu.
- Nghiêm túc trong các mối quan hệ và cam kết.
- Quan tâm đến việc "tối ưu hóa" các mối quan hệ của họ.
- Có thể kết thúc một mối quan hệ khi biết mối quan hệ này nên dừng lại, mặc dù điều này có thể còn hiện diện trong đầu họ một thời gian sau đó.
- Là người lắng nghe giỏi.
Điểm yếu[sửa | sửa mã nguồn]
- Thường có xu hướng đáp lại các cuộc xung đột bằng logic và lý luận, hơn là mong đợi sự hỗ trợ về mặt tình cảm.
- Không tự nhiên đồng điệu với cảm xúc của người khác, đôi khi có thể vô tâm.
- Có xu hướng tin rằng họ luôn đúng.
- Không tự nhiên khi thể hiện cảm xúc và tạo cảm giác yêu mến.
- Việc họ liên tục cải thiện tất cả mọi thứ có thể gây ảnh hưởng đến các mối quan hệ.
- Có xu hướng không sẵn lòng hoặc không chấp nhận sự khiển trách.
- Có xu hướng giữ kín một phần nào đó về chính bản thân họ.
Works (Công việc)[sửa | sửa mã nguồn]
Điểm mạnh của INTJ trong công việc[sửa | sửa mã nguồn]
- Rất tự tin. Các INTJ hiếm khi nghi ngờ bản thân hay bận tâm nhiều đến vai trò nhận thức xã hội và sự dự tính của họ,... Do đó họ không ngại khi nói lên quan điểm của mình. Điều này toát ra sự tự tin và củng cố thêm lòng tự trọng của họ.
- Đầu óc nhanh nhạy và linh hoạt. Các INTJ rất giỏi nâng cao kiến thức của họ (thường đa dạng) về các chủ đề và lĩnh vực mà họ quan tâm. Những người có tính cách này rất hài lòng trong việc giải quyết những thách thức trí tuệ và sự tò mò tự nhiên của họ cũng đẩy họ tiến lên.
- Trở thành chuyên gia của lĩnh vực nếu muốn. Trí nhớ là sức mạnh quan trọng nhất của các INTJ. Các loại tính cách khác thường có điểm mạnh về nghệ thuật, trực quan, sức thuyết phục,... Nhưng với các INTJ điểm nổi trội nhất là khả năng phân tích tất cả mọi thứ trong cuộc sống, khám phá những phương pháp cơ bản và sau đó áp dụng nó trong thực tế. Do đó, các INTJ thường có khả năng trở thành những gì mà họ muốn - có thể là một chuyên gia về máy tính hay một chính trị gia cấp cao.
- Độc lập và quyết đoán. Những người có các loại tính cách INTJ rất lý trí khi nói đến việc phân tích tính hữu ích của phương pháp hay ý tưởng. Họ sẽ không thèm quan tâm nếu ý tưởng đó là bình thường hoặc được hỗ trợ bởi một nhân vật quyền lực - nếu INTJ tin rằng nó không có ý nghĩa thì chỉ còn cách lập luận lý trí áp đảo họ thì mới có thể thuyết phục được. Sức mạnh này khiến cho họ có tài năng và sự khách quan khi đưa ra quyết định, đặc điểm này đã bộc lộ ngay khi họ còn trẻ. INTJ cũng hoàn toàn có khả năng chịu được những cuộc xung đột, thường giữ bình tĩnh và lý trí trong những tính huống cao trào cảm xúc.
- Làm việc chăm chỉ và quyết tâm. Các INTJ có thể rất kiên nhẫn và quyết tâm nếu một cái gì đó kích thích hoặc gây tò mò cho họ. Họ sẽ làm việc chăm chỉ để đạt được mục tiêu của họ, thường bỏ qua mọi thứ khác. Các INTJ cũng có thể trở nên lười biếng trong những tình huống mà không yêu cầu họ thể hiện sức mạnh tinh thần của họ - ví dụ, họ có thể chấp nhận rủi ro và không học chăm chỉ ở trường, nếu biết rằng trong tất cả các khả năng, họ vẫn có thể để giải quyết kiểm tra như thường.
- Giàu trí tưởng tượng và chiến lược. Các INTJ là những nhà tư tưởng chiến lược rất tốt, thường sử dụng sức mạnh này để đưa ra nhiều kế hoạch dự phòng trong cả hai tình huống chuyên nghiệp và cá nhân. Họ thích lên kế hoạch trước và được chuẩn bị, tưởng tượng tất cả các kịch bản tiềm năng và hậu quả.
- Trung thực và thẳng thắn. Những người có loại tính cách này ghét hùa theo tập thể và ghét đặt sự an ủi hoặc mong đợi của tập thể lên trên sự trung thực và thực tế. Các INTJ có xu hướng nhìn thấy các hoạt động này là vô nghĩa và bất hợp lý, thích sự thật(dù bất tiện) hơn một lời nói dối an ủi.
- Tư tưởng thông thoáng. Các INTJ không phiền khi bị chứng minh là sai và thích được tiếp xúc với một cái gì đó họ không quen thuộc. Họ sẽ nắm lấy một lý thuyết cạnh tranh nếu nó có ý nghĩa hơn, không phụ thuộc vào truyền thống hoặc kỳ vọng hiện tại. Không ngạc nhiên, khi các INTJ cũng có xu hướng khá tự do không quan tâm đến các quy tắc xã hội, họ tin rằng nhiều chuẩn mực xã hội là lỗi thời và không cần thiết hạn chế.
Điểm yếu của INTJ trong công việc[sửa | sửa mã nguồn]
-Kiêu ngạo. Có một ranh giới giữa tự tin và kiêu ngạo. Một số INTJ chưa trưởng thành có thể đánh giá quá cao tầm quan trọng của kiến thức hoặc kỹ năng phân tích, thấy hầu hết mọi người đều không hợp lý hay lý trí kém hơn họ - và thường làm cho quan điểm của họ được mọi người biết đến.
- Cầu toàn. Tính cách INTJ là không ưa kém hiệu quả và không hoàn hảo, họ rất cố gắng để tìm ra tất cả các sai sót và phân tích tất cả các khả năng - nếu không được kiểm soát, đặc điểm này có thể dễ dàng trở thành một điểm yếu, làm chậm tiến độ công việc của họ và làm mọi người xung quanh bực bội với INTJ.
- Phân tích quá mức mọi thứ. Các INTJ có xu hướng tin rằng tất cả mọi thứ có thể được phân tích, ngay cả những điều mà không nhất thiết phải lý trí - ví dụ như mối quan hệ của con người. Họ có thể tìm kiếm lời giải thích hợp lý và các giải pháp trong mọi tình huống, từ chối dựa vào sự ứng biến(linh hoạt) hay những cảm xúc riêng của họ.
- Phán xét. Các INTJ đi đến kết luận rất nhanh chóng và bám dính vào chúng. Mặc dù những người với loại cá tính này có xu hướng cởi mở, nhưng họ lại có ít kiên nhẫn cho những thứ mà họ cho là không hợp lý - ví dụ như các quyết định dựa trên tình cảm, sự ngoan cố phi lý, sự bùng nổ cảm xúc,... INTJ có thể tin rằng những người cư xử theo cách này, hoặc là rất non hay chưa hợp lý - do đó, họ sẽ có ít sự tôn trọng đối với những người này.
- Thiếu đồng cảm. Các INTJ thường tự hào về sự trung thực và hợp lý của họ. Tuy nhiên, trong khi tuyên bố của họ có thể là hợp lý và hoàn toàn chính xác, họ có thể không xem xét trạng thái cảm xúc, kinh nghiệm, hoàn cảnh cá nhân,... của người khác. Vì vậy, sự thẳng thắn và trung thực của INTJ có thể dễ dàng làm tổn thương người khác, nó đã trở thành một điểm yếu lớn trong các tình huống xã hội.
- Thường thiếu khả năng cần thiết khi nói đến mối quan hệ lãng mạn. Nhiều INTJ có thể gặp khó khăn khi đối phó với những thứ mà không đòi hỏi suy luận logic và điểm yếu này đặc biệt có thể nhìn thấy trong mối quan hệ giữa các cá nhân. Họ có thể phân tích quá mức tất cả mọi thứ và thất vọng khi cố gắng "đọc" cách nghĩ của người khác, cố gắng sử dụng một phương pháp tiếp cận khoa học để hẹn hò gần hoặc từ bỏ hoàn toàn.
- Không ưa môi trường cấu trúc cao. Các INTJ không tôn trọng quy tắc hay quy định đã lập sẵn, họ cần tin chắc rằng những hạn chế đó có ý nghĩa. Do đó, các INTJ rất không thích môi trường được xây dựng trên sự vâng lời mù quáng, truyền thống hay tôn trọng quyền hạn - họ có khả năng thách thức hiện trạng và xung đột với những người thích sự ổn định và an toàn.
Jobs (Sự nghiệp)[sửa | sửa mã nguồn]
INTJ vượt trội trong việc tạo ra và thực hiện các giải pháp sáng tạo cho các vấn đề cần phải phân tích. Họ thường thích làm việc độc lập hoặc một nhóm nhỏ, thực hiện các bước chiến lược và đo lường để tạo ra thay đổi. Môi trường làm việc lý tưởng của INTJ cần điều kiện có sự logic, hiệu quả, cấu trúc và phân tích cùng các đồng nghiệp thông minh, có năng lực.
Các công việc phù hợp với INTJ (Tham khảo)
- Nhà hoạch định chiến lược, hoạch định tài chính, phân tích tài chính và xây dựng tổ chức công ty
- Lãnh đạo quân đội
- Nhà khoa học
- Bác sĩ y khoa/ nha sĩ
- Kỹ sư
- Quản trị kinh doanh / nhà quản lý
- Thẩm phán
- Luật sư
- Lập trình viên máy tính, nhà phân tích hệ thống và chuyên gia máy tính
- Giáo sư và giáo viên.
- Nhóm ngành IT.
- Nghệ thuật và truyền thông.
Famous INTJs and Quotes (Người nổi tiếng và châm ngôn)[sửa | sửa mã nguồn]
- Vladimir Putin, Tổng thống Nga
- Augustus Caesar, Hoàng đế La Mã
- Paul Krugman, nhà kinh tế nổi tiếng người Hoa Kỳ
- Rudy Giuliani, cựu thị trưởng New York
- Donald Rumsfeld, cựu Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ
- Colin Powell, Ngoại trưởng Hoa Kỳ
- Richard Gere, diễn viên nổi tiếng
- Mark Zuckerberg, CEO of Facebook
- Hannibal, lãnh đạo quân sự của Carthage
- Arnold Schwarzenegger, diễn viên và thống đốc California
- John F. Kennedy, cựu Tổng thống Hoa Kỳ
- Woodrow Wilson, cựu Tổng thống Hoa Kỳ
- Michelle Obama, cựu Đệ nhất phu nhân Hoa Kỳ "Their capacity for intellectual and conceptual clarity gives INTJs both vision and the will to see it through to completion—leadership qualities that are prized in our society."
- Otto Kroeger, Type Talk at Work
Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]
https://www.tracnghiemmbti.com/mbti-tinh-cach-intj-tongquan.html
https://www.topcv.vn/mbti/nhom-tinh-cach-intj.html