Ilya Ponomarev

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Ilya Ponomarev
Ponomarev có mặt trong video 2021 được Free Russia Forum phát hành
Chức vụ
Thành viên Quốc hội Nga
Nhiệm kỳ24 tháng 12 2007 – 10 Tháng 6 2016[a]
Vị tríDanh sách tỉnh Novosibirsk của A Just Russia
Thông tin chung
Quốc tịchNga
Sinh6 tháng 8, 1975 (48 tuổi)
Moscow, Russian SFSR, Soviet Union
Nghề nghiệpDoanh nhân, chính trị gia
Đảng chính trị
Con cái2
Binh nghiệp
Thuộc Ukraine
Phục vụ Territorial Defense Forces
Năm tại ngũ2022–đến nay
Tham chiếnCuộc chiến Nga xâm lược Ukraina 2022

Ilya Vladimirovich Ponomarev[b] (tiếng Nga: Илья́ Влади́мирович Пономарёв; sanh ngày 6 tháng 8 1975) là một chính trị gia Nga, từng là đại biểu Quốc hội Nga từ 2007 cho đến 2016.

Ông là thành viên duy nhất của Quốc hội Nga không bỏ phiếu ủng hộ luật tuyên truyền đồng tính Nga (ông đã bỏ phiếu trắng) và bỏ phiếu chống lại việc sáp nhập Krym vào Nga vào tháng 3 năm 2014. [1][2] Vào năm 2015, khi ở Hoa Kỳ, Ponomarev đã chính thức bị buộc tội tham ô, mà ông cho đó là có động lực chính trị. [3] Năm 2016, ông bị luận tội vì không thực hiện nhiệm vụ của mình, sau đó ông sang Ukraina tị nạn, nơi ông được quyền công dân Ukraina vào năm 2019.[4][5]

Sau khi cuộc xâm lược Ukraine năm 2022 của Nga xảy ra, Ponomarev cho biết, ông đã gia nhập lực lượng phòng thủ lãnh thổ của Ukraina, và lên án cuộc xâm lược.[6] Ponomarev cũng tán thành các hành vi phá hoại và đốt phá ở Nga, [7] và ra mắt một kênh truyền hình đối lập bằng tiếng Nga có tên February Morning. Sau vụ giết Darya Dugina, Ponomarev tuyên bố đã liên lạc với một nhóm cho đến nay có tên là Quân đội Cộng hòa Quốc gia mà ông nói là họ chịu trách nhiệm cho vụ đó. Ông tuyên bố không phải là thành viên của nhóm đó, mà chỉ là một người ủng hộ được tin tưởng để nhận thông cáo báo chí. Nhưng các nhà quan sát hoài nghi các tuyên bố của ông ta. [8][9]

Ponomarev cũng là tác giả của cuốn sách, liệu Putin có phải chết không?: Câu chuyện Nga trở thành một nước dân chủ sau khi thua trận ở Ukrain, được Skyhorse Publishing xuất bản ngày 4 tháng 10, 2022.[10]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Gorelova, Anastasia (25 tháng 3 năm 2014). “Russian deputy isolated after opposing Crimea annexation”. Reuters. Truy cập 24 Tháng mười hai năm 2015.
  2. ^ Antonova, Maria (tháng Năm–Tháng sáu năm 2014). “Unanimous Russia: Crimea Marks Open Season on Enemies”. Russian Life. 57 (3). Bản gốc lưu trữ 29 Tháng Một năm 2019. Truy cập 28 Tháng Một năm 2019.
  3. ^ “Russia accuses deputy who opposed Crimea seizure of embezzlement”. Reuters. 24 tháng 6 năm 2015.
  4. ^ Putin’s Nemesis Dmitry Gudkov Dishes On His Achilles’ Heel, The Daily Beast (8 April 2016)
  5. ^ “Екс-депутат Держдуми РФ дав слідству свідчення у справі Януковича” [Ex-deputy of the State Duma of the Russian Federation testifies in the investigation of the Yanukovych case]. Ukrainska Pravda (tiếng Ukraina: Українська правда) (bằng tiếng Ukraina). 27 tháng 12 năm 2016. Lưu trữ bản gốc 29 Tháng mười hai năm 2016. Truy cập 25 Tháng tám năm 2022.
  6. ^ 'Unfortunately, I was right': Russian politician-turned-dissident speaks out (bằng tiếng Anh), CNN, 29 tháng 3 năm 2022, truy cập 24 Tháng tám năm 2022
  7. ^ “Заикнулись о вооруженной борьбе. "Спектр" понаблюдал за антивоенной конференцией Форума свободной России в Вильнюсе”. Спектр-Пресс (bằng tiếng Nga). Truy cập 24 Tháng tám năm 2022.
  8. ^ Nobody had previously ever heard of the National Republican Army: Prof. Sergey Radchenko | DW | 22.08.2022 (bằng tiếng Anh), Deutsche Welle, truy cập 23 Tháng tám năm 2022
  9. ^ Owen, Andy (24 tháng 8 năm 2022). “As Ukraine marks its independence, Russia's war now haunts the streets of Moscow”. The New European (bằng tiếng Anh). Truy cập 24 Tháng tám năm 2022.
  10. ^ “Does Putin Have to Die?”. Skyhorse Publishing (bằng tiếng Anh). Truy cập 24 Tháng tám năm 2022.


Lỗi chú thích: Đã tìm thấy thẻ <ref> với tên nhóm “lower-alpha”, nhưng không tìm thấy thẻ tương ứng <references group="lower-alpha"/> tương ứng, hoặc thẻ đóng </ref> bị thiếu