Bước tới nội dung

In sắp chữ

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Dụng cụ in sắp chữ
Nghệ nhân in sắp chữ đang thao tác

In sắp chữ (Letterpress printing) là một kỹ thuật in nổi để tạo ra nhiều bản sao bằng cách in dập trực tiếp nhiều lần một bề mặt nổi có thoa mực lên các tờ giấy riêng lẻ hoặc một cuộn giấy liên tục[1]. Người thợ in sẽ soạn thảo và xếp đặt các loại chữ di động ngay ngắn vào khuôn của máy in, bôi mực thoa đều vào đó và ép giấy vào để chuyển mực từ loại chữ, tạo ra ấn tượng trên giấy, cách in hàng loạt này gọi là rập khuôn. Trong thực tế, in sắp chữ cũng bao gồm kỹ thuật khắc gỗ có thể được sử dụng cùng với loại chữ kim loại, loại chữ gỗ trong một thao tác duy nhất; kiểu chữ in khuôn mẫu; và kiểu chữ điện tử của loại chữ và khối chữ[2]. Với một số đơn vị in sắp chữ, cũng có thể ghép chữ di động với loại chữ đúc bằng sắp chữ kim loại nóng[3]. Kiểu in sắp chữ là hình thức in dập văn bản thông thường từ khi được Johannes Gutenberg phát minh vào giữa thế kỷ XV đến thế kỷ XIX, và vẫn được sử dụng rộng rãi cho sách và các mục đích sử dụng khác cho đến nửa sau của thế kỷ XX.

Sự phát triển của kiểu in offset vào đầu thế kỷ XX đã dần thay thế vai trò của cách in sắp chữ trong việc in sách và báo. Gần đây hơn, in sắp chữ đã chứng kiến ​​sự hồi sinh dưới hình thức thủ công tạo ra các bản in sắc nét và lâu phai. Johannes Gutenberg được ghi nhận là người phát triển kiểu in ấn theo trường phái phương Tây, vào khoảng năm 1440, công nghệ in chữ di động hiện đại từ các chữ cái đúc riêng lẻ, có thể tái sử dụng được đặt cùng nhau trong một khuôn mẫu hoặc khung ấn loát. Ông Gutenberg cũng phát minh ra máy in gỗ, trong đó bề mặt chữ được phết mực bằng quả bóng mực phủ da và giấy được đặt cẩn thận lên đó trên bằng tay, sau đó trượt dưới một bề mặt có đệm và tạo áp lực từ trên xuống bằng một con vít có ren lớn. Đó là máy in tay của Gutenberg đã được sử dụng để in 180 bản Kinh thánh. Với 1.282 trang, ông và đội ngũ 20 người của mình mất gần 3 năm để hoàn thành Kinh thánh Gutenberg vẫn còn nguyên vẹn cho đến ngày nay[4]. Hình thức in ấn này dần thay thế các bản thảo chép tay của người chép sách và thợ minh họa để trở thành hình thức in ấn phổ biến nhất[5].

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Letterpress Printing. Encyclopædia Britannica. 2014. Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 1 năm 2022. Truy cập ngày 17 tháng 4 năm 2015.
  2. ^ Stewart, Alexander A. (1912). The Printer's Dictionary of Technical Terms. Boston, Mass.: North End Union School of Printing. tr. vi–ix.
  3. ^ Kafka, Francis (1972). Linoleum Block Printing. Courier Corporation. tr. 71. ISBN 9780486203089. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 1 năm 2022. Truy cập ngày 1 tháng 11 năm 2020.
  4. ^ "Over 600 Years of Printing History". beautyofletterpress.com. Lưu trữ bản gốc ngày 17 tháng 4 năm 2015. Truy cập ngày 17 tháng 4 năm 2015.
  5. ^ Eisenstein, Elizabeth (2012). The Printing Revolution in Early Modern Europe (ấn bản thứ 2). Cambridge University Press. ISBN 978-1107632752.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Blumenthal, Joseph. (1973) Art of the printed book, 1455–1955.
  • Blumenthal, Joseph. (1977) The Printed Book in America.
  • Jury, David (2004). Letterpress: The Allure of the Handmade.
  • Lange, Gerald. (1998) Printing digital type on the hand-operated flatbed cylinder press.
  • Ryder, John (1977), "Printing for Pleasure, A Practical Guide for Amateurs"
  • Stevens, Jen. (2001). Making Books: Design in British Publishing since 1940.
  • Ryan, David. (2001). Letter Perfect: The Art of Modernist Typography, 1896–1953.
  • Drucker, Johanna. (1997). The Visible Word : Experimental Typography and Modern Art, 1909–1923.
  • Auchincloss, Kenneth. "The Second Revival: Fine Printing since World War II". In Printing History No. 41: pp. 3–11.
  • Cleeton, Glen U. & Pitkin, Charles W. with revisions by Cornwell, Raymond L. (1963) "General Printing – An illustrated guide to letterpress printing, with hundreds of step-by-step photos".

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]