Sân vận động Jassim bin Hamad

(Đổi hướng từ Jassim bin Hamad Stadium)
Sân vận động Jassim bin Hamad
Sân vận động Al-Sadd
Map
Tên đầy đủSân vận động Jassim bin Hamad
Vị tríDoha, Qatar
Tọa độ25°16′02″B 51°29′03″Đ / 25,267358°B 51,484251°Đ / 25.267358; 51.484251
Sức chứa12.946[1]
Mặt sânCỏ
Công trình xây dựng
Được xây dựng1974
Khánh thành1975
Sửa chữa lại2004, 2009–2010
Bên thuê sân
Al-Sadd
Đội tuyển bóng đá quốc gia Qatar

Sân vận động Jassim bin Hamad (tiếng Ả Rập: ملعب جاسم بن حمد‎) là một sân vận động đa năngDoha, Qatar. Sân hiện được sử dụng chủ yếu cho các trận đấu bóng đá và sân cũng có các cơ sở vật chất cho điền kinh. Đây là sân nhà của đội bóng đá Al-Sadd. Sân vận động ban đầu được xây dựng vào năm 1974, sau đó được xây dựng lại vào năm 2004 cho Cúp Vùng Vịnh. Sân hiện có sức chứa 12.946 người. Sân vận động này cũng được sử dụng làm sân nhà của đội tuyển bóng đá quốc gia Qatar.[2] Sân vận động được đặt theo tên của cựu Bộ trưởng Bộ Giáo dục Qatar Jassim bin Hamad bin Abdullah Al-Thani, người đã cấp phép thành lập câu lạc bộ Al-Sadd vào năm 1969.

Cơ sở vật chất[sửa | sửa mã nguồn]

Ngoài sân vận động chính, khu vực xung quanh sân vận động còn có văn phòng hành chính, quán cà phê, nhà thờ Hồi giáo, khu công nhân, đường chạy điền kinh, sân tập, bể bơi và nhà thi đấu đa năng.[3] Nhà thi đấu đa môn thể thao có sức chứa 1.000 người và được sử dụng cho các giải đấu bóng rổ, bóng chuyền, bóng ném và các môn thể thao và sự kiện khác của địa phương.[4]

Các giải đấu quan trọng được tổ chức tại sân vận động[sửa | sửa mã nguồn]

  • Cúp bóng đá vịnh Ả Rập

Trận chung kết Cúp bóng đá vịnh Ả Rập 2004 được tổ chức tại sân vận động này. Qatar đánh bại Oman trên chấm luân lưu và giành chức vô địch, lễ bế mạc được tổ chức ở đây.

Trận chung kết môn bóng đá tại Đại hội Thể thao châu Á 2006 được tổ chức ở sân vận động này. Qatar đánh bại Iraq với tỉ số 1–0 và giành huy chương vàng.

Vì đây là sân nhà của Al Sadd nên đội thi đấu các trận đấu trên sân nhà ở đây. Vào mùa giải 2009–2010, sân được chia sẻ với Al Ahli, một đội bóng khác của Qatar. Khi Al Sadd ghi bàn, tiếng hú của con sói được phát ra từ loa của sân vận động vì câu lạc bộ có biệt danh hoặc linh vật là con sói.

Đội tuyển bóng đá quốc gia Qatar thi đấu các trận đấu quan trọng của đội ở đây, chẳng hạn như các trận đấu ở vòng loại World Cup.

  • Cúp Người thừa kế Qatar

Tất cả các trận đấu của cúp đều được diễn ra trên cùng một sân vận động vì giải đấu chỉ gồm hai trận bán kết và một trận chung kết.

  • Cúp Emir Qatar

Các trận bán kết được diễn ra trên sân vận động này, trong khi các trận tứ kết và vòng 16 đội được diễn ra tại Sân vận động Grand Hamad và trận chung kết được tổ chức ở Sân vận động Khalifa.

Sân vận động đã tổ chức trận đấu Siêu cúp bóng đá Ý 2014 giữa Juventus (nhà vô địch Serie A) và Napoli (nhà vô địch Coppa Italia). Sân cũng đã tổ chức trận đấu Siêu cúp bóng đá Ý 2016 giữa Juventus (nhà vô địch Serie A) và Milan (á quân Coppa Italia).

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ https://www.thesportsdb.com/team.php?t=137648
  2. ^ Qatar and Iran in goalless draw, gulf-times.com, ngày 11 tháng 1 năm 2008, Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 6 năm 2011, truy cập ngày 25 tháng 8 năm 2008
  3. ^ “QOC Venue Booklet” (PDF). Qatar Olympic Committee (QOC). ngày 24 tháng 3 năm 2015. tr. 31. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 29 tháng 1 năm 2019. Truy cập ngày 28 tháng 1 năm 2019.
  4. ^ “QOC Venue Booklet” (PDF). Qatar Olympic Committee (QOC). ngày 24 tháng 3 năm 2015. tr. 32. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 29 tháng 1 năm 2019. Truy cập ngày 28 tháng 1 năm 2019.
Tiền nhiệm:
Sân vận động chính Asiad Busan
Busan
Môn bóng đá Đại hội Thể thao châu Á
Địa điểm trận chung kết

2006
Kế nhiệm:
Sân vận động Thiên Hà
Quảng Châu