Dầu mè (cây)

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Jatropha curcas)
Jatropha curcas
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Plantae
Ngành (divisio)Embryophyta
Lớp (class)Spermatopsida
Bộ (ordo)Malpighiales
Họ (familia)Euphorbiaceae
Chi (genus)Jatropha
Loài (species)J. curcas
Danh pháp hai phần
Jatropha curcas
L.[1]

Dầu mè hay còn gọi ba đậu nam[2] dầu lai, cọc rào, cọc giậu (danh pháp khoa học: Jatropha curcas) là một loài cây bụi tới cây gỗ nhỏ bán thường xanh, sống lâu năm và có độc (thường cao tới 5–6 m[3][4]) thuộc họ Đại kích được Carl Linnaeus mô tả khoa học lần đầu năm 1753.

Cây dầu mè bắt nguồn từ vùng nhiệt đới châu Mỹ, có khả năng nhất có lẽ là từ MexicoTrung Mỹ[3][5], được du nhập và gieo trồng tại các nước nhiệt đớicận nhiệt đới khác trên toàn thế giới[6], chủ yếu ở châu Áchâu Phi. Loài cây này được trồng làm hàng rào để bảo vệ các khu vườn và ruộng khỏi bị thú phá hoại.[7]

Cây dầu mè chịu được độ khô hạn cao (thậm chí có thể sống được ở hoang mạc[8][9][10]) và do đó không cạnh tranh với các loài cây lương thực.

Hạt dầu mè chứa 27-40% dầu[11] (trung bình: 34,4%[12]), có thể được xử lý để tạo ra dầu diesel sinh học chất lượng cao, sử dụng được cho các động cơ diesel tiêu chuẩn.

Các hạt có dầu được chế biến thành dầu, có thể được sử dụng để trực tiếp nhiên liệu động cơ đốt hoặc có thể trải qua phản ứng giao hoán este để sản xuất diesel sinh học. Hạt chứa một toxalbumin có độc tính cao là curcin (jatrophin).[13]. Dầu Jatropha là không thích hợp cho con người, vì nó gây ra nôn mửa và tiêu chảy mạnh. Lá đập được áp dụng ở gần mắt ngựa 'để xua đuổi ruồi ở Ấn Độ.[cần dẫn nguồn]

Hình ảnh[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Jatropha curcas L.”. Germplasm Resources Information Network. United States Department of Agriculture. ngày 29 tháng 8 năm 2008. Truy cập ngày 14 tháng 10 năm 2010.
  2. ^ Nguyễn Tiến Bân, Nguyễn Quốc Bình, Vũ Văn Cẩn, Lê Mộng Chân, Nguyễn Ngọc Chính, Vũ Văn Dũng, Nguyễn Văn Dư, Trần Đình Đại, Nguyễn Kim Đào, Nguyễn Thị Đỏ, Nguyễn Hữu Hiến, Nguyễn Đình Hưng, Dương Đức Huyến, Nguyễn Đăng Khôi, Nguyễn Khắc Khôi, Trần Kim Liên, Vũ Xuân Phương, Hoàng Thị Sản, Nguyễn Văn Tập, Nguyễn Nghĩa Thìn; Tên cây rừng Việt Nam; Nhà xuất bản Nông nghiệp - 2000; Trang 163.
  3. ^ a b Janick, Jules; Robert E. Paull (2008). The Encyclopedia of Fruit & Nuts. CABI. tr. 371–372. ISBN 978-0-85199-638-7.
  4. ^ "Jaropha curcas l. in Africa - Assessment of the impact of the dissemination of "the Jatropha System" on the ecology of the rural area and the social and economic situation of the rural population (target group) in selected countries in Africa"[1].
  5. ^ “Wageningen UR - Plant Research International - Research”. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 6 năm 2008. Truy cập ngày 12 tháng 6 năm 2008.
  6. ^ “Plant Research International”. Wageningen UR. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 6 năm 2008. Truy cập 12 tháng 2 năm 2015.
  7. ^ The Jatropha System with logo97
  8. ^ “Bản sao đã lưu trữ”. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 6 năm 2008. Truy cập ngày 12 tháng 6 năm 2008.
  9. ^ “JATROPHA IN AFRICA. FIGHTING THE DESERT & CREATING WEALTH”. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 6 năm 2008. Truy cập ngày 12 tháng 6 năm 2008.
  10. ^ “Jatropha: creating desert solutions”. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 12 năm 2009. Truy cập ngày 12 tháng 6 năm 2008.
  11. ^ Achten W.M.J, Mathijs E., Verchot L., Singh V.P., Aerts R., Muys B., 2007. Jatropha biodiesel fueling sustainability?. Biofuels, Bioproducts and Biorefining 1(4), 283-291. doi:10.1002/bbb.39The Jatropha Archives
  12. ^ Achten W.M.J., Verchot L., Franken Y.J., Mathijs E., Singh V.P., Aerts R., Muys B., 2008. Jatropha bio-diesel production and use. (a literature review) Biomass and Bioenergy 32(12), 1063–1084. doi:10.1016/j.biombioe.2008.03.003. The Jatropha Archives
  13. ^ Toxalbumins - Peas and beans gone bad

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]