Jordan tại Thế vận hội

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Jordan tại
Thế vận hội
Mã IOCJOR
NOCỦy ban Olympic Jordan
Trang webwww.joc.jo (tiếng Anh và Ả Rập)
Huy chương
Vàng Bạc Đồng Tổng số
1 0 0 1
Tham dự Mùa hè

Jordan tham gia Thế vận hội lần đầu năm 1980, và đã gửi vận động viên (VĐV) tới toàn bộ các kỳ Thế vận hội Mùa hè kể từ đó. Jordan chưa từng tham dự Thế vận hội Mùa đông, tuy nhiên tại Thế vận hội Mùa đông 1992, Mohamed Hadid, 43 tuổi, đại diện Jordan thi đấu biểu diễn môn trượt tuyết tốc độ.[1]

Jordan giành tấm huy chương Olympic chính thức đầu tiên tại Thế vận hội Mùa hè 2016, khi Ahmad Abughaush đoạt vàng Taekwondo.

Samer Kamal và Ihsan Abu Sheikha đã giành hai huy chương đồng tại Thế vận hội Mùa hè 1988 môn Taekwondo khi Taekwondo mới được giới thiệu tới Thế vận hội.

Ủy ban Olympic quốc gia của Jordan được thành lập năm 1957 và được công nhận bởi Ủy ban Olympic Quốc tế năm 1963.

Trưởng Ủy ban Olympic Jordan hiện nay là Hoàng tử Faisal bin Al Hussein.

Bảng huy chương[sửa | sửa mã nguồn]

Thế vận hội Mùa hè[sửa | sửa mã nguồn]

Thế vận hội Số VĐV Số VĐV theo môn Huy chương Tổng số
Điền kinh Bắn súng Bắn cung Bơi lội Taekwondo Quyền Anh Đua ngựa Judo Ba môn phối hợp
Liên Xô Moskva 1980 4 - 4 - - - - - - - 0 0 0 0
Hoa Kỳ Los Angeles 1984 5 5 - - - - - - - - 0 0 0 0
Hàn Quốc Seoul 1988 3 - - 1 - 2 - - - - 0 0 0 0
Tây Ban Nha Barcelona 1992 5 2 - - - 3 - - - - 0 0 0 0
Hoa Kỳ Atlanta 1996 4 1 - - 3 - - - - - 0 0 0 0
Úc Sydney 2000 6 2 - - 2 1 - 1 - - 0 0 0 0
Hy Lạp Athens 2004 5 1 - - 2 1 - 1 - - 0 0 0 0
Trung Quốc Bắc Kinh 2008 6 2 2 - - 1 - 1 - - 0 0 0 0
Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland Luân Đôn 2012 9 2 - - 2 3 1 1 - - 0 0 0 0
Brasil Rio de Janeiro 2016 8 1 - - 2 1 2 - 1 1 1 0 0 1
Tổng số 1 0 0 1

Huy chương theo môn[sửa | sửa mã nguồn]

Môn thi đấuVàngBạcĐồngTổng số
Taekwondo1001
Tổng số (1 đơn vị)1001

VĐV giành huy chương[sửa | sửa mã nguồn]

Huy chương Tên Thế vận hội Môn thi đấu Nội dung
Vàng  Ahmad Abu-Ghaush Brasil Rio de Janeiro 2016 Taekwondo Hạng cân 68 kg nam

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Janofsky, Michael (ngày 20 tháng 12 năm 1991). “Olympics; Construction Was Slow, So...”. The New York Times. Truy cập ngày 10 tháng 1 năm 2016. Dù sẽ là lý tưởng nếu đại diện cho Hoa Kỳ, nơi được anh chọn làm nhà, anh Hadid hiểu rằng mình gần như không thể có suất trong đội dự Thế vận hội nước này. Do vậy, tận dụng lợi thế hai quốc tịch, anh gửi yêu cầu tới Ủy ban Olympic Jordan, và các quan chức Jordan đã chấp thuận.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]