Kính thiên văn cực lớn châu Âu

European Extremely Large Telescope (E-ELT)
Image Credit: ESO
Image Credit: ESO
Ảnh của ESO
Tổ chứcESO
Vị tríCerro Armazones, Chile, gần Đài quan sát Paranal
Tọa độ24°35′20″N 70°11′32″T / 24,58889°N 70,19222°T / -24.58889; -70.19222
Cao độ3.060 m[1]
Thời tiết89% thời gian trời quang mây,[2] trung bình 0,67″ khi quan sát ở bước sóng 500nm[3]
Bước sóngKhả kiến, hồng ngoại gần
Xây dựngThời gian hoàn thành: dự kiến 2024[4]
Kiểu kínhPhản xạ
Đường kính39,3 m
Phân giải góc0,001 tới 0,65 giây cung phụ thuộc vào thiết bị thu
Diện tích thu tín hiệu978 m²
Tiêu cự420–840 m (f/10 – f/20)
Hệ thống khung đỡ kínhKiểu Nasmyth
WebsiteESO E-ELT

Kính thiên văn cực lớn châu Âu - European Extremely Large Telescope (E-ELT) là một kính thiên văn mặt đất quan sát trong miền quang học và hồng ngoại gần có kích thước rất lớn, được Tổ chức Nghiên cứu vũ trụ châu Âu tại bán cầu Nam (ESO) nghiên cứu phát triển và xây dựng trên đỉnh núi Cerro Armazones trong sa mạc Atacama ở miền bắc Chile. Thiết kế của kính bao gồm một gương chính ghép từ nhiều mảnh nhỏ tạo thành gương có đường kính 39,3 mét, gương thứ cấp có đường kính 4,2 mét, và kính sẽ được hỗ trợ bởi hệ thống quang học thích ứng và nhiều thiết bị thu tín hiệu điện từ.[4] Ngày 11 tháng 6 năm 2012, Ủy ban ESO đã phê chuẩn chương trình E-ELT để bắt đầu xây dựng kính thiên văn, và chỉ còn chờ sự phê chuẩn dự án ở một vài chính phủ các nước thành viên.[5] Đa số các chính phủ đã ủng hộ cho dự án, và quyết định bật đèn xanh cho xây dựng E-ELT sẽ chủ yếu phụ thuộc vào chính phủ Brazil sẽ phê chuẩn kiến nghị gia nhập vào ESO.

Với kính thiên văn này, các nhà thiên văn có thể quan sát được những giai đoạn sớm nhất trong sự hình thành các hệ hành tinh và xác định được các phân tử nước và hữu cơ tồn tại trong đĩa tiền hành tinh quay xung quanh các ngôi sao trẻ.

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ “World's biggest telescope to be located on Cerro Armazones, Chile”. Astronomy magazine. ngày 28 tháng 4 năm 2010. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 9 năm 2013. Truy cập ngày 17 tháng 8 năm 2011.
  2. ^ M. Schöck; Els, S.; Riddle, R.; Skidmore, W.; Travouillon, T.; Blum, R.; Bustos, E.; Chanan, G.; Djorgovski, S. G.; Gillett, P.; Gregory, B.; Nelson, J.; Otárola, A.; Seguel, J.; Vasquez, J.; Walker, A.; Walker, D.; Wang, L. (ngày 1 tháng 4 năm 2009). “Thirty Meter Telescope Site Testing I: Overview”. Publications of the Astronomical Society of the Pacific. 121 (878): 384–395. arXiv:0904.1183. Bibcode:2009PASP..121..384S. doi:10.1086/599287.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  3. ^ “E-ELT Site”. ESO website. ESO. Truy cập ngày 25 tháng 7 năm 2013. The median seeing is 0.67 arcsec at 500nm with a median coherence time of 3.5 ms.
  4. ^ a b Govert Schilling (ngày 14 tháng 6 năm 2011). “Europe Downscales Monster Telescope to Save Money”. Science Insider. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 5 năm 2013. Truy cập ngày 17 tháng 8 năm 2011.
  5. ^ Amos, Jonathan (ngày 11 tháng 6 năm 2012). “European Extremely Large Telescope given go-ahead”. BBC News. Truy cập ngày 11 tháng 6 năm 2012.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]

Bản mẫu:European Southern Observatory Bản mẫu:Astronomical observatories in Chile