Kẽm acetat

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Kẽm axetat)
Kẽm acetat
Tinh thể kẽm axetat
Danh pháp IUPACZinc acetate
Tên khácAcetic acid, Zinc salt
Acetic acid, Zinc(II) salt
Dicarbomethoxyzinc
Zinc diacetate
Nhận dạng
Số CAS557-34-6
PubChem11192
ChEMBL1200928
Số RTECSZG8750000
Ảnh Jmol-3Dảnh
SMILES
InChI
UNIIH2ZEY72PME
Thuộc tính
Công thức phân tửZnC4H10O6 (ngậm 2 nước)
Khối lượng mol219.50 g/mol (ngậm 2 nước)
183.48 g/mol (khan)
Bề ngoàichất rắn màu trắng (all forms)
Khối lượng riêng1.735 g/cm³ (ngậm 2 nước)
Điểm nóng chảyDecomposes at 237 °C (510 K; 459 °F)
(ngậm 2 nước mất nước ở 100 °C)
Điểm sôiphân hủy
Độ hòa tan trong nước43 g/100 mL (20 °C, dihydrate)
Độ hòa tan1.5 g/100 mL (methanol)
MagSus−101.0·10−6 cm³/mol (+2 H2O)
Cấu trúc
Tọa độbát diện (ngậm 2 nước)
Hình dạng phân tửtetrahedral
Dược lý học
Các nguy hiểm
Nguy hiểm chínhmildly toxic
Chỉ dẫn RR22 R36 R50/53
Chỉ dẫn SS26 S60 S61
Các hợp chất liên quan
Anion khácKẽm chloride
Cation khácĐồng(II) axetat
Hợp chất liên quanBasic beryllium axetat
Trừ khi có ghi chú khác, dữ liệu được cung cấp cho các vật liệu trong trạng thái tiêu chuẩn của chúng (ở 25 °C [77 °F], 100 kPa).
KhôngN kiểm chứng (cái gì ☑YKhôngN ?)

Kẽm axetat là một muối với công thức hóa học Zn(O2CCH3)2, phổ biến với phân tử ngậm 2 nước Zn(O2CCH3)2(H2O)2. Muối ngậm 2 nước và muối khan đều là các chất rắn không màu, thường được sử dụng trong tổng hợp hóa học và là chất bổ sung chế độ ăn uống. Kẽm axetat được điều chế bằng phản ứng của axit axetic với kẽm cacbonat hoặc kẽm kim loại. Khi dùng với tư cách phụ gia thực phẩm, muối này có mã số E là E650.

Tính chất và cấu trúc[sửa | sửa mã nguồn]

Trong kẽm axetat khan, nguyên tử kẽm được kết hợp với bốn nguyên tử oxy để tạo ra một khối tứ diện, các khối tứ diện này sau đó sẽ liên kết với nhau bằng các phối tử axetat để tạo ra một loạt các cấu trúc polyme.[1][2][3] Ngược lại, hầu hết các muối kim loại diaxetat có nguyên tử kim loại phối hợp bát diện với nhóm axetat kép.

Trong kẽm acetate kẽm kết nối bát diện, trong đó cả hai nhóm axetat đều là liên kết đôi.[4][5]

Ứng dụng[sửa | sửa mã nguồn]

Ứng dụng trong ăn uống và dược phẩm[sửa | sửa mã nguồn]

Kẽm axetat đã được sử dụng trong viên ngậm để điều trị cảm lạnh thông thường. Phân tích tổng hợp kết quả của ba liều kẽm axetat liều cao cho thấy giảm 42% trong thời gian cảm lạnh (xem hình).[6] xxxxthế=This forest plot shows the effect of high dose zinc (>75 mg/day) as zinc acetate lozenges on common cold duration in three randomized placebo-controlled trials. Constructed from data in Table 3 of Hemilä 2011: http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3136969.The three horizontal lines indicate the three studies, and the diamond shape at the bottom indicates the pooled effect of zinc: decrease in the duration of colds by 42% (95%CI: 35 to 48%).|giữa|500x500px]] Kẽm axetat là một muối hữu ích đặc biệt trong viên ngậm vì axetat có ái tính tương đối thấp đối với kẽm, do đó tất cả kẽm từ viên ngậm đều được giải phóng tự do sau khi tan trong nước bọt.[7][8]

Mặc dù các viên ngậm kẽm axetat dường như có thể rút ngắn thời gian cảm lạnh, nhưng một số viên ngậm kẽm có thể có hiệu quả hơn các loại khác. Trong số các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu ích của việc pha loãng kẽm thì tổng lượng kẽm được cung cấp cũng như sự hiện diện của các chất như axit xitric có thể liên kết nhiều kẽm mà viên ngậm có thể cung cấp.[9]

Kẽm axetat cũng có thể được sử dụng để điều trị thiếu hụt kẽm. Là một chất bổ sung hàng ngày qua miệng, nó được sử dụng để ức chế sự hấp thu đồng của cơ thể như là một phần của điều trị căn bệnh Wilson. Kẽm axetat cũng được bán dưới dạng chất làm se da dưới dạng thuốc mỡ, kem dưỡng da hoặc kết hợp với thuốc kháng sinh như erythromycin để điều trị mụn tại chỗ. Nó thường được bán như là một thuốc mỡ chống ngứa.

Trong kẹo cao su kẽm axetat là một chất làm mát hơi thở[10][11] và, khi kết hợp với hexetidine, thành một chất ức chế mảng bám.[12]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Clegg, W.; Little, I. R.; Straughan, B. P. (ngày 15 tháng 12 năm 1986). “Monoclinic anhydrous zinc(II) acetate”. Acta Crystallographica Section C. 42 (12): 1701–1703. doi:10.1107/S010827018609087X.
  2. ^ He, Hongshan (ngày 15 tháng 11 năm 2006). “A new monoclinic polymorph of anhydrous zinc acetate”. Acta Crystallographica Section E. 62 (12): m3291–m3292. doi:10.1107/S1600536806046678.
  3. ^ Capilla, A. V.; Aranda, R. A. (1979). “Anhydrous Zinc(II) Acetate (CH3-COO)2Zn”. Crystal Structure Communications. 8: 795–797.
  4. ^ van Niekerk, J. N.; Schoening, F. R. L.; Talbot, J. H. (ngày 10 tháng 9 năm 1953). “The crystal structure of zinc acetate dihydrate, Zn(CH3COO)2.2H2O”. Acta Crystallographica. 6 (8): 720–723. doi:10.1107/S0365110X53002015.
  5. ^ Ishioka, T.; Murata, A.; Kitagawa, Y.; Nakamura, K. T. (ngày 15 tháng 8 năm 1997). “Zinc(II) Acetate Dihydrate”. Acta Crystallographica Section C. 53 (8): 1029–1031. doi:10.1107/S0108270197004484.
  6. ^ Hemilä, Harri (ngày 23 tháng 6 năm 2011). “Zinc Lozenges May Shorten the Duration of Colds: A Systematic Review”. The Open Respiratory Medicine Journal. 5 (1): 51–58. doi:10.2174/1874306401105010051. PMC 3136969. PMID 21769305.
  7. ^ Eby, George A. “Zinc Lozenges: Cold Cure or Candy? Solution Chemistry Determinations”. Bioscience Reports. 24 (1): 23–39. doi:10.1023/B:BIRE.0000037754.71063.41.
  8. ^ Eby, George A. (tháng 3 năm 2010). “Zinc lozenges as cure for the common cold – A review and hypothesis”. Medical Hypotheses. 74 (3): 482–492. doi:10.1016/j.mehy.2009.10.017. PMID 19906491.
  9. ^ Eby G (2009) Zinc Lozenges as a Common Cold Treatment
  10. ^ Đăng ký phát minh {{{country}}} {{{number}}}, "{{{title}}}", trao vào [[{{{gdate}}}]] 
  11. ^ Đăng ký phát minh {{{country}}} {{{number}}}, "{{{title}}}", trao vào [[{{{gdate}}}]] 
  12. ^ Giertsen E, Svatun B, Saxton A (tháng 2 năm 1987). “Plaque inhibition by hexetidine and zinc”. Scand J Dent Res. 95 (1): 49–54. doi:10.1111/j.1600-0722.1987.tb01392.x. PMID 3470899.