Kẽm nitrat

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Kẽm nitrat
Cấu trúc của kẽm nitrat
Mẫu kẽm nitrat
Danh pháp IUPACZinc nitrate
Tên khácKẽm(II) nitrat
Kẽm đinitrat
Kẽm nitrat(V)
Kẽm(II) nitrat(V)
Zincum nitrat
Zincum đinitrat
Zincum nitrat(V)
Nhận dạng
Số CAS7779-88-6
PubChem24518
Số EINECS231-943-8
Số RTECSZH4772000
Ảnh Jmol-3Dảnh
SMILES
InChI
ChemSpider22926
Thuộc tính
Công thức phân tửZn(NO3)2
Khối lượng mol189,3984 g/mol (khan)
243,44424 g/mol (3 nước)
261,45952 g/mol (4 nước)
297,49008 g/mol (6 nước)
Bề ngoàitinh thể không màu, chảy nước
Khối lượng riêng2,065 g/cm³ (6 nước)
Điểm nóng chảy 110 °C (383 K; 230 °F) (khan)
45,5 °C (113,9 °F; 318,6 K) (3 nước)
36,4 °C (97,5 °F; 309,5 K) (6 nước)
Điểm sôi~ 125 °C (398 K; 257 °F) (phân hủy, 6 nước)
Độ hòa tan trong nước327 g/100 mL (3 nước, 40 ℃)
184,3 g/100 mL (6 nước, 20 ℃), xem thêm bảng độ tan
Độ hòa tantan mạnh trong cồn
tạo phức với nhiều phối tử vô cơ và hữu cơ
MagSus-63,0·10-6 cm³/mol
Các nguy hiểm
Nguy hiểm chínhChất oxy hóa, nổ khi đun nóng
Điểm bắt lửakhông bắt lửa
Các hợp chất liên quan
Anion khácKẽm sunfat
Kẽm chloride
Cation khácCadmi(II) nitrat
Thủy ngân(I) nitrat
Thủy ngân(II) nitrat
Hợp chất liên quanĐồng(II) nitrat
Chì(II) nitrat
Trừ khi có ghi chú khác, dữ liệu được cung cấp cho các vật liệu trong trạng thái tiêu chuẩn của chúng (ở 25 °C [77 °F], 100 kPa).
KhôngN kiểm chứng (cái gì ☑YKhôngN ?)

Kẽm nitrat là một hợp chất vô cơ với công thức hóa học Zn(NO3)2. Chất rắn tinh thể màu trắng này rất dễ chảy nước và thường gặp ở dạng ngậm 6 phân tử nước Zn(NO3)2·6H2O. Nó tan trong cả nước và rượu.

Điều chế và phản ứng[sửa | sửa mã nguồn]

Kẽm nitrat thường được điều chế bằng cách hòa tan kẽm trong axit nitric, phản ứng này phụ thuộc vào nồng độ, với phản ứng trong axit đậm đặc tạo thành amoni nitrat:

Zn + 2HNO3 (loãng) → Zn(NO3)2 + H2
4Zn + 10HNO3 (đậm đặc) → 4Zn(NO3)2 + NH4NO3 + 3H2O

Khi đun nóng, nó trải qua sự phân hủy nhiệt để hình thành kẽm oxit, nitơ dioxideoxy.

2Zn(NO3)2 → 2ZnO + 4NO2↑ + O2

Ứng dụng[sửa | sửa mã nguồn]

Kẽm nitrat không có ứng dụng quy mô lớn nhưng được sử dụng trên quy mô phòng thí nghiệm để tổng hợp polyme phối hợp,[1] sự phân hủy có kiểm soát của nó thành kẽm oxit cũng đã được sử dụng để tạo ra các cấu trúc dựa trên ZnO khác nhau, bao gồm các dây nano.[2]

Nó có thể được sử dụng làm thuốc nhuộm trong ngành nhuộm. Một phản ứng ví dụ cho kết tủa của kẽm cacbonat:

Zn(NO3)2 + Na2CO3 → ZnCO3↓ + 2NaNO3

Hợp chất khác[sửa | sửa mã nguồn]

Zn(NO3)2 còn tạo một số hợp chất với NH3, như Zn(NO3)2·4NH3 hay Zn(NO3)2·6NH3 đều là tinh thể không màu.[3][4]

Zn(NO3)2 còn tạo một số hợp chất với N2H4, như Zn(NO3)2·3N2H4 là tinh thể trắng dạng lục phương, dễ nổ.[5]

Zn(NO3)2 còn tạo một số hợp chất với CO(NH2)2, như Zn(NO3)2·4CO(NH2)2·2H2O và Zn(NO3)2·6CO(NH2)2 đều là tinh thể không màu. Khối lượng riêng của chúng lần lượt là 1,79 và 1,69 g/cm³.[6]

Zn(NO3)2 còn tạo một số hợp chất với CON3H5, như Zn(NO3)2·3CON3H5 là tinh thể không màu, D = 1,9 g/cm³.[6]

Zn(NO3)2 còn tạo một số hợp chất với CON4H6, như Zn(NO3)2·3CON4H6 là tinh thể không màu, D = 1,86 g/cm³.[6]

Zn(NO3)2 còn tạo một số hợp chất với CS(NH2)2, như Zn(NO3)2·4CS(NH2)2 là tinh thể không màu, D = 1,74 g/cm³.[6]

Zn(NO3)2 còn tạo một số hợp chất với CSN3H5, như Zn(NO3)2·2CSN3H5 là tinh thể hồng nhạt-trắng, phân hủy ở 171 °C (340 °F; 444 K).[7]

Zn(NO3)2 còn tạo một số hợp chất với CSeN3H5, như Zn(NO3)2·2CSeN3H5 là tinh thể màu kem nhạt.[8]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Barnett, Sarah A; Champness, Neil R (tháng 11 năm 2003). “Structural diversity of building-blocks in coordination framework synthesis—combining M(NO3)2 junctions and bipyridyl ligands”. Coordination Chemistry Reviews. 246 (1–2): 145–168. doi:10.1016/S0010-8545(03)00121-8.
  2. ^ Greene, Lori E.; Yuhas, Benjamin D.; Law, Matt; Zitoun, David; Yang, Peidong (tháng 9 năm 2006). “Solution-Grown Zinc Oxide Nanowires”. Inorganic Chemistry. 45 (19): 7535–7543. doi:10.1021/ic0601900.
  3. ^ A Text-book Of Inorganic Chemistry Vol-x (J.newton Friend; 1928), trang 48. Truy cập 4 tháng 4 năm 2021.
  4. ^ https://www.chegg.com/homework-help/questions-and-answers/b1-solution-nickei-sulfate-1-mmol-water-added-2-mmol-ethylenediamine-1-2-diaminoethane--dr-q28565850
  5. ^ Encyclopedia of Explosives and Related Items, Tập 7 (Basil Timothy Fedoroff; Picatinny Arsenal, 1960), trang 200. Truy cập 4 tháng 4 năm 2021.
  6. ^ a b c d Handbook… (Pierre Villars, Karin Cenzual, Roman Gladyshevskii; Walter de Gruyter GmbH & Co KG, 24 thg 7, 2017 - 1970 trang). Truy cập 4 tháng 4 năm 2021.
  7. ^ Australian Journal of Chemistry, Tập 25,Trang 911-1829 (Commonwealth Scientific and Industrial Research Organization, 1972), trang 1566. Truy cập 4 tháng 4 năm 2021.
  8. ^ Russian Journal of Inorganic Chemistry, Tập 14,Phần 1 (British Library Lending Division with the cooperation of the Royal Society of Chemistry, 1969), trang 198. Truy cập 4 tháng 4 năm 2021.