Kỳ thi năng lực Hán Ngữ

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Kỳ thi năng lực Hán Ngữ (汉语水平考试)
Logo bài thì
Viết tắtHSK (HSKK)
LoạiKỳ thi năng lực ngôn ngữ
Năm bắt đầu1984
Thang điểm0-300 (HSK) 0-100 (HSKK)
Ngôn ngữTiếng Trung
Trang mạnghttps://www.chinesetest.cn/index.do

Kỳ thi năng lực Hán Ngữ (tiếng Trung: 汉语水平考试; Hán-Việt: Hán Ngữ thủy bình khảo thí; bính âm: Hànyǔ Shuǐpíng Kǎoshì), viết tắt là HSK, là một bài thi tiêu chuẩn duy nhất đánh giá trình độ tiếng Trung Quốc dành cho người nước ngoài mà không sử dụng tiếng Trung là ngôn ngữ mẹ đẻ hoặc dành cho người Trung Quốc sinh sống ở nước ngoài.

Điểm số hoặc cấp độ của kỳ thi thường không được dùng làm tiêu chuẩn cụ thể để đánh giá mức độ thành thạo tiếng Trung của người đó. Ví dụ, một công việc có thể chỉ yêu cầu các ứng viên nước ngoài có trình độ "HSK5 trở lên".

Các kỳ thi được quản lý bởi Hanban, một cơ quan thuộc Bộ Giáo dục nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.

Trường hợp và cách tổ chức[sửa | sửa mã nguồn]

Bắt đầu phát triển trong năm 1984 tại Đại học ngôn ngữ và Văn hóa Bắc Kinh. Vào năm 1992 cuộc thi HSK đã được công nhận chính thức là một kỳ thi tiêu chuẩn cấp quốc gia. Tới năm 2005, thí sinh ở 120 quốc gia đã tham gia vào kỳ thi này, các bài kiểm tra đã được thực hiện khoảng 100 triệu lần (bao gồm cả các thí sinh người dân tộc thiểu số tại Trung Quốc). Tổng số thí sinh từ bên ngoài Trung Quốc được tuyên bố là khoảng 1,9 triệu người. Năm 2011, trường Cao đẳng Quốc tế Bắc Kinh đã trở thành trung tâm thử nghiệm HSK đầu tiên tiến hành kỳ thi HSK trực tuyến.

Bài thi HSK của tiếng Trung tương tự với chứng chỉ TOEFL trong tiếng Anh và chứng chỉ HSK được công nhận mà không có bất kỳ giới hạn nào ở Trung Quốc. Người dự thi được cấp một chứng chỉ về trình độ tiếng Trung, được sử dụng cho các mục đích học tập và các mục đích khác.

Đề thi HSK sử dụng tiếng Quan Thoại và chữ viết được sử dụng là tiếng Trung giản thể. Tuy nhiên, khi viết bài thi trên giấy, thí sinh có thể chọn làm bài thi bằng chữ Hán giản thể hoặc phồn thể tùy ý.[1]

Bài kiểm tra có thể làm trên giấy hoặc qua mạng internet, tùy thuộc vào trung tâm tổ chức kỳ thi. Với bài thi qua mạng internet, phần viết với chữ Hán (từ HSK 3 trở lên) dễ dàng hơn vì chỉ cần viết bính âm của chữ đó và chọn chữ phù hợp từ bàn phím, trong khi ở trên giấy, thí sinh phải nhớ nét của các chữ Hán và viết chúng ra.

Thí sinh có kết quả xuất sắc có thể được trao một học bổng có thời hạn để tiếp tục học tập và nghiên cứu ngôn ngữ ở Trung Quốc.

Cấu trúc đề thi 2010-2021[sửa | sửa mã nguồn]

Cấu trúc kỳ thi hiện tại được giới thiệu vào năm 2010, với mục đích đánh giá "khả năng giao tiếp và ngôn ngữ toàn diện". Thay đổi đáng chú ý nhất là đã bao gồm bài thi viết ở tất cả các cấp (trước năm 2010 chỉ có trong trình độ cao cấp, không có trong kỳ thi trình độ sơ cấp và trung cấp), kỳ thi cũng thay đổi hệ thống xếp hạng và sử dụng các cấu trúc câu hỏi mới. Đồng thời công bố danh sách các từ vựng, danh sách các bài thi trước đó và các bài thi mẫu có sẵn dưới dạng tài liệu chuẩn bị. Danh sách từ vựng đã được cập nhật vào năm 2012.

HSK bao gồm một bài thi viết và một bài thi khẩu ngữ (kỹ năng nói), được tổ chức riêng. Bài thi nói còn được gọi là HSKK (Tiếng Trung:  汉语 水平 口语 考试).[2][3]

Bài thi nghe, đọc, viết[sửa | sửa mã nguồn]

Cấp Từ vựng Bài kiểm tra Mô tả
Từ
(tích lũy / mới)[4]
Chữ
(tích lũy / mới)
Nghe Đọc Viết
1 150 150 174 174 20 câu hỏi, 15 phút 20 câu hỏi, 17 phút Không có Được thiết kế cho những người học có thể hiểu và sử dụng một số từ đơn giản và một số câu đơn giản để giao tiếp, và chuẩn bị cho họ tiếp tục nghiên cứu tiếng Trung. Trong HSK 1, tất cả các chữ được viết cùng với phiên âm.
2 300 150 347 173 35 câu hỏi, 25 phút 25 câu hỏi, 22 phút Được thiết kế cho người học có thể sử dụng tiếng Trung một cách đơn giản và trực tiếp, áp dụng nó trong một tình huống cụ thể của cuộc sống hàng ngày. Trong HSK 2, tất cả các chữ được viết cùng với phiên âm.
3 600 300 617 270 40 câu hỏi 30 câu hỏi 10 mục Được thiết kế cho người học có thể sử dụng tiếng Trung để phục vụ nhu cầu của cuộc sống, nghiên cứu và công việc của họ, và có khả năng hoàn thành hầu hết các tình huống giao tiếp khi du lịch tới Trung Quốc.
4 1200 600 1064 447 45 câu hỏi 40 câu hỏi 15 mục Được thiết kế cho người học có thể thảo luận về một loạt các chủ đề tương đối rộng rãi bằng tiếng Trung và có khả năng giao tiếp với người nói tiếng Trung Quốc với tiêu chuẩn cao.
5 2500 1300 1685 621 45 câu hỏi 45 câu hỏi 10 mục Được thiết kế cho người học có thể đọc báo và tạp chí bằng tiếng Trung Quốc, xem phim Trung Quốc và có khả năng viết và phát biểu dài bằng tiếng Trung.
6 5000 2500 2663 978 50 câu hỏi 50 câu hỏi 1 phần Được thiết kế cho những người học có thể dễ dàng hiểu bất kỳ thông tin nào được truyền đạt bằng tiếng Trung Quốc và có khả năng diễn đạt quan điểm một cách trôi chảy dưới dạng văn bản hoặc bằng lời nói.

Các bài kiểm tra Nghe, Đọc và Viết đều có điểm tối đa là 100. HSK 1 và 2 do đó có số điểm tối đa là 200 với tối thiểu 120 điểm để đạt chứng chỉ. Các cấp cao hơn có tối đa 300 điểm với 180 điểm để đạt chứng chỉ.[5][6][7][8][9][10] Không có số điểm tối thiểu được yêu cầu cho mỗi phần, miễn là tổng số điểm của các phần trên 120 hoặc 180 điểm.

Hanban cung cấp các ví dụ về các bài thi cho các cấp độ khác nhau cùng với danh sách các từ vựng cần thiết cho mỗi cấp độ.[11] Những bài thi mẫu này cũng được cung cấp cùng với các file âm thanh cho bài kiểm tra Nghe trên các trang web của Viện Khổng tử QUT và HSK Academy.[12]

Bài thi khẩu ngữ[sửa | sửa mã nguồn]

Các bài thi HSKK được tổ chức thành một kỳ thi riêng biệt. Tuy nhiên, ba cấp độ HSKK tương ứng với sáu cấp độ HSK của bài thi viết

HSK cấp HSKK cấp Từ vựng Nội dung Tổng điểm Điểm đạt Ghi chú
Phần 1 Phần 2 Phẩn 3 Tổng cộng
1-2 HSKK Sơ cấp (HSK口试初级) 200 Nghe sau đó lặp lại Nghe sau đó trả lời câu hỏi Đọc đề sau đó trả lời bằng miệng

(Đề bài có chú thích pinyin)

100 60
15 câu 10 câu 2 câu 27 câu
4 phút 3 phút 3 phút 10 phút Ngoài thời gian trên còn có 7 phút chuẩn bị, tổng cộng bài thi dài 17 phút.
3-4 HSKK Trung Cấp (HSK口试中级) 900 Nghe sau đó lặp lại Nhìn bức tranh cho trước sau đó nói nội dung Đọc đề sau đó trả lời bằng miệng

(Đề bài có chú thích pinyin)

100 60
10 câu 2 câu 2 câu 14 câu
3 phút 4 phút 4 phút 11 phút Ngoài thời gian trên còn có 10 phút chuẩn bị, tổng cộng bài thi dài 21 phút.
5-6 HSKK Cao cấp (HSK口试高级) 3000 Nghe sau đó thuật lại nội dung nghe được Đọc bằng miệng một đoạn văn cho trước (khoảng 250 chữ) Đọc đề sau đó trả lời bằng miệng 100 60
3 câu 1 câu 2 câu 6 câu
7 phút 2 phút 4 phút 14 phút Ngoài thời gian trên còn có 10 phút chuẩn bị (sau khi kết thúc câu đọc bằng miệng), tổng cộng bài thi dài 24 phút.

Cấu trúc đề kỳ thi 2021 trở đi[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 2 tháng 6 năm 2021, Hanban thông báo thay đổi kỳ thi HSK 6 cấp lên 9 cấp, áp dụng từ tháng 7 năm 2021.

Điểm đổi mới là từ cấp 1 đên cấp 6 thi từng cấp riêng rẽ, đủ điểm tối thiểu theo yêu cầu sẽ được công nhận đạt cấp đó. Cấp 7 đến cấp 9 thi chung và tùy vào kết quả sẽ được công nhận đạt cấp 7, 8 hay 9.[13]

Cấp độ Band Âm tiết Hán tự

(nhận biết)

Hán tự

(viết)

Từ Chủ điểm ngữ pháp
Số lượng tăng thêm của mỗi cấp Cộng dồn các cấp trước đó Số lượng tăng thêm của mỗi cấp Cộng dồn các cấp trước đó Số lượng tăng thêm của mỗi cấp Cộng dồn các cấp trước đó Số lượng tăng thêm của mỗi cấp Cộng dồn các cấp trước đó Số lượng tăng thêm của mỗi cấp Cộng dồn các cấp trước đó
Sơ cấp 1 269 300 300 500 48
2 199 468 300 600 772 1272 81 129
3 140 608 300 900 973 2245 81 210
Trung Cấp 4 116 724 300 1200 400 700 1000 3245 76 286
5 98 822 300 1500 1071 4316 71 357
6 86 908 300 1800 1140 5456 67 424
Cao cấp 7-9 202 1110 1200 3000 500 1200 5636 11092 148 572
Tổng 1110 3000 1200 11092 572

Hình thức và cấu trúc đề thi cấp 1-6 tương tự như phiên bản trước đây, cấp 7-9 mới như sau[14]:

Kết cấu đề thi Nội dung đề thi Hình thức đề thi Số lượng câu Thời gian thi (phút) Ghi chú
Khách quan Chủ quan Tổng
Nghe Phần 1 Tin tức thời sự, đàm phán thương mại, tranh luận, phỏng vấn, diễn thuyết, hội thảo, phóng sự, hội nghị,... Chỉ ra đúng sai 10 0 40 30 Thi buổi sáng
Phần 2 Chọn/viết đáp án đúng 9 3
Phần 3 Chọn/viết đáp án đúng 15 3
Đọc Phần 1 Tin tức báo chí, văn bản khoa học kỹ thuật, báo cáo thống kê, luận văn học thuật Chọn đáp án đúng 28 0 47 60
Phần 2 Sắp xếp trật tự đúng 5 0
Phần 3 Trả lời ngắn 0 14
Viết Phần 1 Phân tích mô tả biểu đồ, căn cứ váo số liệu đã cho để phân tích, luận chứng và đưa ra nhận định cá nhân Biểu đồ (200 chữ) 0 1 2 55
Phần 2 Đề tài (600 chữ) 0 1
Dịch Phần 1 Dịch viết hoặc dịch nói các văn bản tiếng nước ngoài thành tiếng Trung, các loại văn bản như: Sách hướng dẫn sử dụng, văn chính luận, nghị luận Dịch viết 0 2 4 35
Phần 2 Dịch nói 0 2 6 (trong đó mỗi bài có 1 phút đọc đề và 2 phút dịch) Thi buổi chiều, toàn bộ bài thi miệng (dịch nói và thi nói) dài khoảng 24 phút.
Nói Phần 1 Dùng ngôn ngữ giao tiếp hay chính luận, nghị luận,... để diễn đạt quan điểm cá nhân Đọc nói ứng dụng 0 1 4 6 (3 phút chuẩn bị và 3 phút đáp đề)
Phần 2 Trả lời tổng hợp 0 3 3 (câu 1 và 2 có 30 giây đáp đề, câu 3 có 2 phút đáp đề)
Phần 3 Trình bày quan điểm 0 1 6 (3 phút chuẩn bị và 3 phút đáp đề)
Tổng 67 31 98 210

Thời gian và địa điểm tổ chức[sửa | sửa mã nguồn]

HSK được tổ chức tại các trung tâm kiểm tra được chỉ định ở Trung Quốc và ở nước ngoài.[15] Có thể tìm thấy danh sách các trung tâm tại trang web HSK.[16]

Ngày thi được công bố hàng năm và các bài thi viết được tổ chức nhiều hơn các bài thi nói, thường khoảng một lần một tháng, tùy thuộc vào trung tâm tổ chức thi. Đăng ký dự thi thường được mở cho đến 30 ngày trước ngày thi thực tế cho bài kiểm tra trên giấy hoặc khoảng 10 ngày trước ngày thi thực tế cho bài kiểm tra trên máy tính. Kết quả thường có sau khoảng 30 ngày sau khi hoàn thành.[17]

Bài thi không được phép tổ chức tại Đài Loan, Kim Môn, hoặc bất kỳ vùng lãnh thổ nào được kiểm soát bởi Trung Hoa Dân Quốc. Ở những khu vực này, chỉ có thể thực hiện bài kiểm tra TOCFL. Ngược lại, TOCFL không có ở Trung Quốc Đại lục, Hồng Kông hoặc Ma Cao.

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ “Emory will end agreement with Confucius Institute in 2021”. Truy cập ngày 13 tháng 9 năm 2023.
  2. ^ “汉语水平口语考试(HSKK) - Confucius Institute at Western Michigan University - 西密歇根大学孔子学院”. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 9 năm 2018. Truy cập ngày 2 tháng 5 năm 2015.
  3. ^ “Chinese Character Lists by New HSK Level”. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 5 năm 2015. Truy cập ngày 2 tháng 5 năm 2015.
  4. ^ “资源中心--汉语考试服务网”. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 9 năm 2018. Truy cập ngày 16 tháng 9 năm 2018.
  5. ^ “HSK1”.
  6. ^ “HSK 2”.
  7. ^ “HSK 3”.
  8. ^ “HSK 4”.
  9. ^ “HSK 5”.
  10. ^ “HSK 6”.
  11. ^ “HSK Test - Vocabulary List and Information”.
  12. ^ “HSK Academy”.
  13. ^ “HSK将变成9级!汉语水平考试3.0时代即将来临”. 21 tháng 5 năm 2020.
  14. ^ “中文高等水平HSK7-9级全球首考将于2022年11月26日举行_腾讯新闻”. new.qq.com. Truy cập ngày 18 tháng 9 năm 2023.
  15. ^ “HSK Test Preparation & Practice - Free Trial - HSK Practice Tests - HSK Practice Questions - HSK Score Improvement”. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 9 năm 2018. Truy cập ngày 16 tháng 9 năm 2018.
  16. ^ “考试计划--汉语考试服务网”.
  17. ^ "HSK Test Regulations".