Kỷ lục và thống kê Giải vô địch bóng đá thế giới
Giao diện
Dưới đây là chi tiết về các kỷ lục và số liệu thống kê của Giải vô địch bóng đá thế giới. Số liệu được cập nhật đến hết vòng chung kết FIFA World Cup 2022.
Giải cá nhân
[sửa | sửa mã nguồn]Các đội lần đầu tham dự
[sửa | sửa mã nguồn]Dưới đây là các đội tuyển lần đầu tham dự một vòng chung kết Giải vô địch bóng đá thế giới.
Năm | Đội lần đầu dự giải | Tổng |
---|---|---|
1930 | Argentina, Bỉ, Bolivia, Brasil, Chile, Pháp, México, Paraguay, Perú, România, Serbia[A], Hoa Kỳ, Uruguay | 13 |
1934 | Áo, Cộng hòa Séc/ Slovakia[B], Ai Cập, Đức[C], Hungary, Ý, Hà Lan, Tây Ban Nha, Thụy Điển, Thụy Sĩ | 10 |
1938 | Cuba, Indonesia[D], Na Uy, Ba Lan | 4 |
1950 | Anh | 1 |
1954 | Hàn Quốc, Scotland, Thổ Nhĩ Kỳ | 3 |
1958 | Bắc Ireland, Nga[E], Wales | 3 |
1962 | Bulgaria, Colombia | 2 |
1966 | CHDCND Triều Tiên, Bồ Đào Nha | 2 |
1970 | El Salvador, Israel, Maroc | 3 |
1974 | Úc, CHDC Congo[F], Đông Đức[i], Haiti | 4 |
1978 | Iran, Tunisia | 2 |
1982 | Algérie, Cameroon, Honduras, Kuwait, New Zealand | 5 |
1986 | Canada, Đan Mạch, Iraq | 3 |
1990 | Costa Rica, Cộng hòa Ireland, UAE | 3 |
1994 | Hy Lạp, Nigeria, Ả Rập Xê Út | 3 |
1998 | Croatia, Jamaica, Nhật Bản, Nam Phi | 4 |
2002 | Trung Quốc, Ecuador, Sénégal, Slovenia | 4 |
2006 | Angola, Bờ Biển Ngà, Ghana, Togo, Trinidad và Tobago, Ukraina | 6 |
2010 | 0 | |
2014 | Bosna và Hercegovina | 1 |
2018 | Iceland, Panama | 2 |
2022 | Qatar | 1 |
- ^ Từ năm 1930 đến năm 1990, Serbia tham dự giải với tên gọi Nam Tư
- ^ Từ năm 1930 đến năm 1990, Cộng hòa Séc và Slovakia tham dự giải với tên gọi Tiệp Khắc
- ^ Từ năm 1950 đến năm 1990, Đức tham dự giải với tên gọi Tây Đức.
- ^ Tham dự với tên gọi Đông Ấn Hà Lan
- ^ Từ năm 1930 đến năm 1990, Nga tham dự giải với tên gọi Liên Xô.
- ^ Tham dự với tên gọi Zaire.
Bảng xếp hạng tổng thể
[sửa | sửa mã nguồn]- Tính đến FIFA World Cup 2022[25]
Hạng | Đội | TD | ST | T | H | B | BT | BB | HS | Đ |
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
1 | Brasil | 22 | 114 | 76 | 19 | 19 | 237 | 108 | +129 | 247 |
2 | Đức[a] | 20 | 112 | 68 | 21 | 23 | 232 | 130 | +102 | 225 |
3 | Argentina | 18 | 88 | 47 | 17 | 24 | 152 | 101 | +51 | 158 |
4 | Ý | 18 | 83 | 45 | 21 | 17 | 128 | 77 | +51 | 156 |
5 | Pháp | 16 | 73 | 39 | 14 | 20 | 136 | 85 | +51 | 131 |
6 | Anh | 16 | 74 | 32 | 22 | 20 | 104 | 68 | +36 | 118 |
7 | Tây Ban Nha | 16 | 67 | 31 | 17 | 19 | 108 | 75 | +33 | 110 |
8 | Hà Lan | 11 | 55 | 30 | 14 | 11 | 96 | 52 | +44 | 104 |
9 | Uruguay | 14 | 59 | 25 | 13 | 21 | 89 | 76 | +13 | 88 |
10 | Bỉ | 14 | 51 | 21 | 10 | 20 | 69 | 74 | −5 | 73 |
11 | Thụy Điển | 12 | 51 | 19 | 13 | 19 | 80 | 73 | +7 | 70 |
12 | Nga[b] | 11 | 45 | 19 | 10 | 16 | 77 | 54 | +23 | 67 |
13 | México | 17 | 60 | 17 | 15 | 28 | 62 | 101 | −39 | 66 |
14 | Serbia[c] | 13 | 49 | 18 | 9 | 22 | 71 | 71 | 0 | 63 |
15 | Bồ Đào Nha | 8 | 35 | 17 | 6 | 12 | 61 | 41 | +20 | 57 |
16 | Ba Lan | 9 | 38 | 17 | 6 | 15 | 49 | 50 | −1 | 57 |
17 | Thụy Sĩ | 12 | 41 | 14 | 8 | 19 | 55 | 73 | −18 | 50 |
18 | Hungary | 9 | 32 | 15 | 3 | 14 | 87 | 57 | +30 | 48 |
19 | Croatia | 6 | 30 | 13 | 8 | 9 | 43 | 33 | +10 | 47 |
20 | Slovakia[d] | 9 | 34 | 12 | 6 | 18 | 49 | 52 | −3 | 42 |
21 | Cộng hòa Séc[d] | 9 | 33 | 12 | 5 | 16 | 47 | 49 | −2 | 41 |
22 | Áo | 7 | 29 | 12 | 4 | 13 | 43 | 47 | −4 | 40 |
23 | Chile | 9 | 33 | 11 | 7 | 15 | 40 | 49 | −9 | 40 |
24 | Hoa Kỳ | 11 | 37 | 9 | 8 | 20 | 40 | 66 | −26 | 35 |
25 | Đan Mạch | 6 | 23 | 9 | 6 | 8 | 31 | 29 | +2 | 33 |
26 | Paraguay | 8 | 27 | 7 | 10 | 10 | 30 | 38 | −8 | 31 |
27 | Hàn Quốc | 11 | 38 | 7 | 10 | 21 | 39 | 78 | −39 | 31 |
28 | Colombia | 6 | 22 | 9 | 3 | 10 | 32 | 30 | +2 | 30 |
29 | România | 7 | 21 | 8 | 5 | 8 | 30 | 32 | −2 | 29 |
30 | Nhật Bản | 7 | 25 | 7 | 6 | 12 | 25 | 33 | −8 | 27 |
31 | Costa Rica | 6 | 21 | 6 | 5 | 10 | 22 | 39 | −17 | 23 |
32 | Cameroon | 8 | 26 | 5 | 8 | 13 | 22 | 47 | −25 | 23 |
33 | Maroc | 6 | 23 | 5 | 7 | 11 | 20 | 27 | −7 | 22 |
34 | Nigeria | 6 | 21 | 6 | 3 | 12 | 23 | 30 | −7 | 21 |
35 | Scotland | 8 | 23 | 4 | 7 | 12 | 25 | 41 | −16 | 19 |
36 | Sénégal | 3 | 12 | 5 | 3 | 4 | 16 | 17 | −1 | 18 |
37 | Ghana | 4 | 15 | 5 | 3 | 7 | 18 | 23 | −5 | 18 |
38 | Perú | 5 | 18 | 5 | 3 | 10 | 21 | 33 | −12 | 18 |
39 | Ecuador | 4 | 13 | 5 | 2 | 6 | 14 | 14 | 0 | 17 |
40 | Bulgaria | 7 | 26 | 3 | 8 | 15 | 22 | 53 | −31 | 17 |
41 | Thổ Nhĩ Kỳ | 2 | 10 | 5 | 1 | 4 | 20 | 17 | +3 | 16 |
42 | Úc | 6 | 20 | 4 | 4 | 12 | 17 | 37 | −20 | 16 |
43 | Cộng hòa Ireland | 3 | 13 | 2 | 8 | 3 | 10 | 10 | 0 | 14 |
44 | Bắc Ireland | 3 | 13 | 3 | 5 | 5 | 13 | 23 | −10 | 14 |
45 | Tunisia | 6 | 18 | 3 | 5 | 10 | 14 | 26 | −12 | 14 |
46 | Ả Rập Xê Út | 6 | 19 | 4 | 2 | 13 | 14 | 44 | −30 | 14 |
47 | Iran | 6 | 18 | 3 | 4 | 11 | 13 | 31 | −18 | 13 |
48 | Algérie | 4 | 13 | 3 | 3 | 7 | 13 | 19 | −6 | 12 |
49 | Bờ Biển Ngà | 3 | 9 | 3 | 1 | 5 | 13 | 14 | −1 | 10 |
50 | Nam Phi | 3 | 9 | 2 | 4 | 3 | 11 | 16 | −5 | 10 |
51 | Na Uy | 3 | 8 | 2 | 3 | 3 | 7 | 8 | −1 | 9 |
52 | Đông Đức[a] | 1 | 6 | 2 | 2 | 2 | 5 | 5 | 0 | 8 |
53 | Hy Lạp | 3 | 10 | 2 | 2 | 6 | 5 | 20 | −15 | 8 |
54 | Ukraina | 1 | 5 | 2 | 1 | 2 | 5 | 7 | −2 | 7 |
55 | Wales | 2 | 8 | 1 | 4 | 3 | 5 | 10 | −5 | 7 |
56 | Slovenia | 2 | 6 | 1 | 1 | 4 | 5 | 10 | −5 | 4 |
57 | Cuba | 1 | 3 | 1 | 1 | 1 | 5 | 12 | −7 | 4 |
58 | CHDCND Triều Tiên | 2 | 7 | 1 | 1 | 5 | 6 | 21 | −15 | 4 |
59 | Bosna và Hercegovina | 1 | 3 | 1 | 0 | 2 | 4 | 4 | 0 | 3 |
60 | Jamaica | 1 | 3 | 1 | 0 | 2 | 3 | 9 | −6 | 3 |
61 | New Zealand | 2 | 6 | 0 | 3 | 3 | 4 | 14 | −10 | 3 |
62 | Honduras | 3 | 9 | 0 | 3 | 6 | 3 | 14 | −11 | 3 |
63 | Angola | 1 | 3 | 0 | 2 | 1 | 1 | 2 | −1 | 2 |
64 | Israel | 1 | 3 | 0 | 2 | 1 | 1 | 3 | −2 | 2 |
65 | Ai Cập | 3 | 7 | 0 | 2 | 5 | 5 | 12 | −7 | 2 |
66 | Iceland | 1 | 3 | 0 | 1 | 2 | 2 | 5 | −3 | 1 |
67 | Kuwait | 1 | 3 | 0 | 1 | 2 | 2 | 6 | −4 | 1 |
68 | Trinidad và Tobago | 1 | 3 | 0 | 1 | 2 | 0 | 4 | −4 | 1 |
69 | Bolivia | 3 | 6 | 0 | 1 | 5 | 1 | 20 | −19 | 1 |
70 | Iraq | 1 | 3 | 0 | 0 | 3 | 1 | 4 | −3 | 0 |
71 | Togo | 1 | 3 | 0 | 0 | 3 | 1 | 6 | −5 | 0 |
72 | Qatar | 1 | 3 | 0 | 0 | 3 | 1 | 7 | −6 | 0 |
73 | Indonesia[e] | 1 | 1 | 0 | 0 | 1 | 0 | 6 | −6 | 0 |
74 | Panama | 1 | 3 | 0 | 0 | 3 | 2 | 11 | −9 | 0 |
75 | UAE | 1 | 3 | 0 | 0 | 3 | 2 | 11 | −9 | 0 |
76 | Trung Quốc | 1 | 3 | 0 | 0 | 3 | 0 | 9 | −9 | 0 |
77 | Canada | 2 | 6 | 0 | 0 | 6 | 2 | 12 | −10 | 0 |
78 | Haiti | 1 | 3 | 0 | 0 | 3 | 2 | 14 | −12 | 0 |
79 | CHDC Congo[f] | 1 | 3 | 0 | 0 | 3 | 0 | 14 | −14 | 0 |
80 | El Salvador | 2 | 6 | 0 | 0 | 6 | 1 | 22 | −21 | 0 |
- ^ Nay là một phần của nước Đức thống nhất.
Thống kê thành tích của các đội
[sửa | sửa mã nguồn]Đội | 1930 (13) |
1934 (16) |
1938 (15) |
1950 (13) |
1954 (16) |
1958 (16) |
1962 (16) |
1966 (16) |
1970 (16) |
1974 (16) |
1978 (16) |
1982 (24) |
1986 (24) |
1990 (24) |
1994 (24) |
1998 (32) |
2002 (32) |
2006 (32) |
2010 (32) |
2014 (32) |
2018 (32) |
2022 (32) |
Tổng |
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
Algérie | Là thuộc địa của Pháp | × | • | • | • | R1 13th |
R1 22nd |
• | • | • | • | • | R1 28th |
R2 14th |
• | • | 4 | ||||||
Angola | Là thuộc địa của Bồ Đào Nha | × | • | • | • | • | • | R1 23rd |
• | • | • | • | 1 | ||||||||||
Argentina | 2nd | R1 T-9th |
× | × | × | R1 13th |
R1 10th |
QF 5th |
• | R2 8th |
1st | R2 11th |
1st | 2nd | R2 10th |
QF 6th |
R1 18th |
QF 6th |
QF 5th |
2nd | R2 16th |
1st | 18 |
Úc | • | • | R1 14th |
• | • | • | • | • | • | • | R2 16th |
R1 21st |
R1 30th |
R1 30th |
R2 11th |
6 | |||||||
Áo | × | 4th | •• | × | 3rd | R1 15th |
× | • | • | • | R2 7th |
R2 8th |
• | R1 T-18th |
• | R1 23rd |
• | • | • | • | • | • | 7 |
Bỉ | R1 11th |
R1 15th |
R1 13th |
× | R1 12th |
• | • | • | R1 T-10th |
• | • | R2 10th |
4th | R2 11th |
R2 11th |
R1 19th |
R2 14th |
• | • | QF 6th |
3rd | R1 23rd |
14 |
Bolivia | R1 12th |
× | × | R1 13th |
× | • | • | • | • | • | • | • | • | • | R1 21st |
• | • | • | • | • | • | • | 3 |
Bosna và Hercegovina | Một phần của Nam Tư | • | • | • | • | R1 20th |
• | • | 1 | ||||||||||||||
Brasil | R1 6th |
R1 14th |
3rd | 2nd | QF 5th |
1st | 1st | R1 11th |
1st | 4th | 3rd | R2 5th |
QF 5th |
R2 9th |
1st | 2nd | 1st | QF 5th |
QF 6th |
4th | QF 6th |
QF 7th |
22 |
Bulgaria | × | •× | • | × | • | • | R1 15th |
R1 15th |
R1 13th |
R1 12th |
• | • | R2 15th |
• | 4th | R1 29th |
• | • | • | • | • | • | 7 |
Cameroon | Là thuộc địa của Pháp và Anh | × | • | • | • | R1 17th |
• | QF 7th |
R1 22nd |
R1 25th |
R1 20th |
• | R1 31st |
R1 32nd |
• | R1 19th |
8 | ||||||
Canada | × | × | • | × | × | • | • | • | • | R1 24th |
• | • | • | • | • | • | • | • | R1 31st |
2 | |||
Chile | R1 5th |
× | × | R1 9th |
• | • | 3rd | R1 T-13th |
• | R1 11th |
• | R1 22nd |
• | • | × | R2 16th |
• | • | R2 10th |
R2 9th |
• | • | 9 |
Trung Quốc | × | × | × | × | • | × | × | × | × | × | • | • | • | • | • | R1 31st |
• | • | • | • | • | 1 | |
Colombia | × | × | × | • | R1 14th |
• | • | • | • | • | • | R2 14th |
R1 19th |
R1 21st |
• | • | • | QF 5th |
R2 9th |
• | 6 | ||
CHDC Congo | Là thuộc địa của Bỉ | × | × | R1 16th |
× | • | • | • | • | • | • | • | • | • | • | • | 1 | ||||||
Costa Rica | × | × | × | × | × | • | • | • | • | • | • | • | • | R2 13th |
• | • | R1 19th |
R1 31st |
• | QF 8th |
R1 29th |
R1 27th |
6 |
Croatia | Một phần của Nam Tư | × | 3rd | R1 23rd |
R1 22nd |
• | R1 19th |
2nd | 3rd | 6 | |||||||||||||
Cuba | • | QF 8th |
• | × | × | × | • | × | × | • | • | × | • | × | • | • | • | • | • | • | • | 1 | |
Cộng hòa Séc | × | 2nd | QF 5th |
× | R1 14th |
R1 9th |
2nd | • | R1 15th |
• | • | R1 19th |
• | QF 6th |
• | • | • | R1 20th |
• | • | • | • | 9 |
Đan Mạch | × | × | × | × | × | • | × | • | • | • | • | • | R2 9th |
• | • | QF 8th |
R2 10th |
• | R1 24th |
• | R2 11th |
R1 28th |
6 |
Đông Đức | Một phần của Đức | × | • | • | • | • | R2 6th |
• | • | • | • | Một phần của Đức | 1 | ||||||||||
Ecuador | × | × | × | × | × | × | • | • | • | • | • | • | • | • | • | • | R1 24th |
R2 12th |
• | R1 17th |
• | R1 18th |
4 |
Ai Cập | × | R1 13th |
× | × | • | × | × | × | × | • | • | • | • | R1 20th |
• | • | • | • | • | • | R1 31st |
• | 3 |
El Salvador | × | × | × | × | × | × | R1 16th |
• | • | R1 24th |
• | • | • | • | • | • | • | • | • | • | 2 | ||
Anh | R1 8th |
QF 6th |
R1 11th |
QF 8th |
1st | QF 8th |
• | • | R2 6th |
QF 8th |
4th | • | R2 9th |
QF 6th |
QF 7th |
R2 13th |
R1 26th |
4th | QF 6th |
16 | |||
Pháp | R1 7th |
R1 T-9th |
QF 6th |
• | R1 11th |
3rd | • | R1 T-13th |
• | • | R1 12th |
4th | 3rd | • | • | 1st | R1 28th |
2nd | R1 29th |
QF 7th |
1st | 2nd | 16 |
Đức | × | 3rd | R1 10th |
× | 1st | 4th | QF 7th |
2nd | 3rd | 1st | R2 6th |
2nd | 2nd | 1st | QF 5th |
QF 7th |
2nd | 3rd | 3rd | 1st | R1 22nd |
R1 17th |
20 |
Ghana | Là thuộc địa của Anh | × | • | × | • | • | • | × | • | • | • | • | • | R2 13th |
QF 7th |
R1 25th |
• | R1 24th |
4 | ||||
Hy Lạp | × | •× | • | × | • | • | • | • | • | • | • | • | • | • | R1 24th |
• | • | • | R1 25th |
R2 13th |
• | • | 3 |
Haiti | • | × | × | • | × | × | × | • | R1 15th |
• | • | • | × | • | • | • | • | • | • | • | • | 1 | |
Honduras | × | × | × | • | • | • | • | × | R1 18th |
• | • | • | • | • | • | R1 30th |
R1 31st |
• | • | 3 | |||
Hungary | × | QF 6th |
2nd | × | 2nd | R1 10th |
QF 5th |
QF 6th |
• | • | R1 15th |
R1 14th |
R1 18th |
• | • | • | • | • | • | • | • | • | 9 |
Iceland | × | × | • | × | × | × | • | • | • | • | • | • | • | • | • | • | • | R1 28th |
• | 1 | |||
Indonesia | × | × | R1 15th |
× | × | •× | × | × | × | • | • | • | • | • | • | • | • | • | • | • | × | • | 1 |
Iran | × | × | × | × | × | × | • | R1 14th |
× | × | • | • | R1 20th |
• | R1 T-25th |
• | R1 28th |
R1 18th |
R1 26th |
6 | |||
Iraq | × | × | × | × | × | • | × | • | R1 23rd |
• | • | • | • | • | • | • | • | • | 1 | ||||
Bắc Ireland | • | • | QF 8th |
• | • | • | • | • | R2 9th |
R1 21st |
• | • | • | • | • | • | • | • | • | 3 | |||
Cộng hòa Ireland | × | • | • | • | • | • | • | • | • | • | • | • | • | QF 8th |
R2 16th |
• | R2 12th |
• | • | • | • | • | 3 |
Israel | × | • | • | • | • | • | • | • | R1 12th |
• | • | • | • | • | • | • | • | • | • | • | • | • | 1 |
Ý | × | 1st | 1st | R1 7th |
R1 10th |
• | R1 9th |
R1 9th |
2nd | R1 10th |
4th | 1st | R2 12th |
3rd | 2nd | QF 5th |
R2 15th |
1st | R1 26th |
R1 22nd |
• | • | 18 |
Bờ Biển Ngà | Là thuộc địa của Pháp | × | × | • | • | × | • | • | • | • | • | R1 19th |
R1 17th |
R1 21st |
• | • | 3 | ||||||
Jamaica | Là thuộc địa của Anh | × | • | • | × | • | • | × | • | • | R1 22nd |
• | • | • | • | • | • | 1 | |||||
Nhật Bản | × | × | × | × | • | × | • | × | • | • | • | • | • | • | • | R1 31st |
R2 9th |
R1 T-28th |
R2 9th |
R1 29th |
R2 15th |
R2 9th |
7 |
CHDCND Triều Tiên | Là thuộc địa của Nhật Bản | × | × | QF 8th |
× | • | × | • | • | • | • | × | × | • | R1 32nd |
• | • | •× | 2 | ||||
Hàn Quốc | Là thuộc địa của Nhật Bản | × | R1 16th |
× | • | × | • | • | • | • | R1 20th |
R1 22nd |
R1 20th |
R1 30th |
4th | R1 17th |
R2 15th |
R1 27th |
R1 19th |
R2 16th |
11 | ||
Kuwait | Là thuộc địa của Anh | × | × | • | • | R1 21st |
• | • | • | • | • | • | • | • | •× | • | 1 | ||||||
México | R1 13th |
• | × | R1 12th |
R1 13th |
R1 16th |
R1 11th |
R1 12th |
QF 6th |
• | R1 16th |
• | QF 6th |
× | R2 13th |
R2 13th |
R2 11th |
R2 15th |
R2 14th |
R2 10th |
R2 12th |
R1 22nd |
17 |
Maroc | Là thuộc địa của Pháp | • | × | R1 14th |
• | • | • | R2 11th |
• | R1 23rd |
R1 18th |
• | • | • | • | R1 27th |
4th | 6 | |||||
Hà Lan | × | R1 T-9th |
R1 14th |
× | × | • | • | • | • | 2nd | 2nd | • | • | R2 15th |
QF 7th |
4th | • | R2 11th |
2nd | 3rd | • | QF 5th |
11 |
New Zealand | × | × | × | × | × | • | • | • | R1 23rd |
• | • | • | • | • | • | R1 22nd |
• | • | • | 2 | |||
Nigeria | Là thuộc địa của Anh | • | × | • | • | • | • | • | • | R2 9th |
R2 12th |
R1 27th |
• | R1 27th |
R2 16th |
R1 21st |
• | 6 | |||||
Na Uy | × | × | R1 12th |
× | • | • | • | • | • | • | • | • | • | • | R1 17th |
R2 15th |
• | • | • | • | • | • | 3 |
Panama | × | × | × | × | × | × | × | × | • | • | • | • | • | • | • | • | • | • | R1 32nd |
• | 1 | ||
Paraguay | R1 9th |
× | × | R1 11th |
• | R1 12th |
• | • | • | • | • | • | R2 13th |
• | • | R2 14th |
R2 16th |
R1 18th |
QF 8th |
• | • | • | 8 |
Perú | R1 10th |
× | × | × | × | • | • | • | QF 7th |
• | R2 8th |
R1 20th |
• | • | • | • | • | • | • | • | R1 20th |
• | 5 |
Ba Lan | × | •× | R1 11th |
× | × | • | • | • | • | 3rd | R2 5th |
3rd | R2 14th |
• | • | • | R1 25th |
R1 21st |
• | • | R1 25th |
R2 15th |
9 |
Bồ Đào Nha | × | • | • | • | • | • | • | 3rd | • | • | • | • | R1 17th |
• | • | • | R1 21st |
4th | R2 11th |
R1 18th |
R2 13th |
QF 8th |
8 |
Qatar | Là thuộc địa của Anh | × | • | • | • | • | • | • | • | • | • | • | • | R1 32nd |
1 | ||||||||
România | R1 8th |
R1 12th |
R1 9th |
× | • | • | • | • | R1 T-10th |
• | • | • | • | R2 12th |
QF 6th |
R2 11th |
• | • | • | • | • | • | 7 |
Nga | × | × | QF 7th |
QF 6th |
4th | QF 5th |
•× | • | R2 7th |
R2 10th |
R1 17th |
R1 18th |
• | R1 22nd |
• | • | R1 24th |
QF 8th |
•× | 11 | |||
Ả Rập Xê Út | × | × | × | × | × | • | • | • | • | R2 12th |
R1 28th |
R1 32nd |
R1 T-28th |
• | • | R1 26th |
R1 25th |
6 | |||||
Scotland | •• | R1 15th |
R1 14th |
• | • | • | R1 9th |
R1 11th |
R1 15th |
R1 19th |
R1 T-18th |
• | R1 27th |
• | • | • | • | • | • | 8 | |||
Sénégal | Là thuộc địa của Pháp | × | × | • | • | • | • | × | • | • | QF 7th |
• | • | • | R1 17th |
R2 10th |
3 | ||||||
Serbia | 4th | • | • | R1 5th |
QF 7th |
QF 5th |
4th | • | • | R2 7th |
• | R1 16th |
• | QF 5th |
× | R2 10th |
• | R1 32nd |
R1 23rd |
• | R1 23rd |
R1 29th |
13 |
Slovakia | × | 2nd | QF 5th |
× | R1 14th |
R1 9th |
2nd | • | R1 15th |
• | • | R1 19th |
• | QF 6th |
• | • | • | • | R2 16th |
• | • | • | 9 |
Slovenia | Một phần của Nam Tư | × | • | R1 30th |
• | R1 18th |
• | • | • | 2 | |||||||||||||
Nam Phi | × | × | × | × | × | × | × | × | × | × | • | R1 24th |
R1 17th |
• | R1 20th |
• | • | • | 3 | ||||
Tây Ban Nha | × | QF 5th |
× | 4th | • | • | R1 12th |
R1 10th |
• | • | R1 10th |
R2 12th |
QF 7th |
R2 10th |
QF 8th |
R1 17th |
QF 5th |
R2 9th |
1st | R1 23rd |
R2 10th |
R2 13th |
16 |
Thụy Điển | × | QF 8th |
4th | 3rd | • | 2nd | • | • | R1 9th |
R2 5th |
R1 13th |
• | • | R1 21st |
3rd | • | R2 13th |
R2 14th |
• | • | QF 7th |
• | 12 |
Thụy Sĩ | × | QF 7th |
QF 7th |
R1 6th |
QF 8th |
• | R1 16th |
R1 16th |
• | • | • | • | • | • | R2 15th |
• | • | R2 10th |
R1 19th |
R2 11th |
R2 14th |
R2 12th |
12 |
Togo | Là thuộc địa của Pháp | × | × | • | • | • | × | × | • | • | • | R1 30th |
• | • | • | • | 1 | ||||||
Trinidad và Tobago | Là thuộc địa của Anh | • | • | • | • | • | • | • | • | • | • | R1 27th |
• | • | • | • | 1 | ||||||
Tunisia | Là thuộc địa của Pháp | • | × | • | • | R1 9th |
• | • | • | • | R1 26th |
R1 29th |
R1 24th |
• | • | R1 24th |
R1 21st |
6 | |||||
Thổ Nhĩ Kỳ | × | × | × | •• | R1 9th |
× | • | • | • | • | • | • | • | • | • | • | 3rd | • | • | • | • | • | 2 |
Ukraina | Một phần của Liên Xô | × | • | • | QF 8th |
• | • | • | • | 1 | |||||||||||||
UAE | Là thuộc địa của Anh | × | × | × | • | R1 24th |
• | • | • | • | • | • | • | • | 1 | ||||||||
Hoa Kỳ | 3rd | R1 16th |
× | R1 10th |
• | • | • | • | • | • | • | • | • | R1 23rd |
R2 14th |
R1 32nd |
QF 8th |
R1 T-25th |
R2 12th |
R2 15th |
• | R2 14th |
11 |
Uruguay | 1st | × | × | 1st | 4th | • | R1 13th |
QF 7th |
4th | R1 13th |
• | • | R2 16th |
R2 16th |
• | • | R1 26th |
• | 4th | R2 12th |
QF 5th |
R1 20th |
14 |
Wales | • | • | QF 6th |
• | • | • | • | • | • | • | • | • | • | • | • | • | • | • | R1 30th |
2 | |||
Đội | 1930 (13) |
1934 (16) |
1938 (15) |
1950 (13) |
1954 (16) |
1958 (16) |
1962 (16) |
1966 (16) |
1970 (16) |
1974 (16) |
1978 (16) |
1982 (24) |
1986 (24) |
1990 (24) |
1994 (24) |
1998 (32) |
2002 (32) |
2006 (32) |
2010 (32) |
2014 (32) |
2018 (32) |
2022 (32) |
Tổng |
- Chú thích
|
|
Thống kê các trận chung kết
[sửa | sửa mã nguồn]Đội tuyển | Số trận chung kết | Số lần vô địch | Số lần á quân |
---|---|---|---|
Đức | 8 | 4 | 4 |
Brasil | 7 | 5 | 2 |
Ý | 6 | 4 | 2 |
Argentina | 6 | 3 | 3 |
Pháp | 4 | 2 | 2 |
Hà Lan | 3 | 3 | |
Uruguay | 2 | 2 | |
Hungary | 2 | 2 | |
Tiệp Khắc | 2 | 2 | |
Anh | 1 | 1 | |
Tây Ban Nha | 1 | 1 | |
Thụy Điển | 1 | 1 | |
Croatia | 1 | 1 |
Chủ nhà và đương kim vô địch
[sửa | sửa mã nguồn]Thành tích của các đội chủ nhà
[sửa | sửa mã nguồn]Năm | Đội chủ nhà | Thành tích |
---|---|---|
1930 | Uruguay | Vô địch |
1934 | Ý | Vô địch |
1938 | Pháp | Tứ kết |
1950 | Brasil | Á quân |
1954 | Thụy Sĩ | Tứ kết |
1958 | Thụy Điển | Á quân |
1962 | Chile | Hạng ba |
1966 | Anh | Vô địch |
1970 | México | Tứ kết |
1974 | Tây Đức | Vô địch |
1978 | Argentina | Vô địch |
1982 | Tây Ban Nha | Vòng bảng 2 |
1986 | México | Tứ kết |
1990 | Ý | Hạng ba |
1994 | Hoa Kỳ | Vòng 16 đội |
1998 | Pháp | Vô địch |
2002 | Hàn Quốc | Hạng tư |
Nhật Bản | Vòng 16 đội | |
2006 | Đức | Hạng ba |
2010 | Nam Phi | Vòng bảng |
2014 | Brasil | Hạng tư |
2018 | Nga | Tứ kết |
2022 | Qatar | Vòng bảng |
2026 | Canada | CXĐ |
México | ||
Hoa Kỳ |
Thành tích của các đội đương kim vô địch
[sửa | sửa mã nguồn]Năm | Đương kim vô địch | Chung cuộc |
---|---|---|
1934 | Uruguay | Không tham dự |
1938 | Ý | Vô địch |
1950 | Ý | Vòng bảng |
1954 | Uruguay | Hạng tư |
1958 | Tây Đức | |
1962 | Brasil | Vô địch |
1966 | Brasil | Vòng bảng |
1970 | Anh | Tứ kết |
1974 | Brasil | Hạng tư |
1978 | Tây Đức | Vòng 2 |
1982 | Argentina | |
1986 | Ý | Vòng 16 đội |
1990 | Argentina | Á quân |
1994 | Đức | Tứ kết |
1998 | Brasil | Á quân |
2002 | Pháp | Vòng bảng |
2006 | Brasil | Tứ kết |
2010 | Ý | Vòng bảng |
2014 | Tây Ban Nha | |
2018 | Đức | |
2022 | Pháp | Á quân |
2026 | Argentina | CXĐ |
Các liên đoàn châu lục
[sửa | sửa mã nguồn]- Số lần vô địch liên tiếp nhiều nhất của các đội bóng khi giải đấu được tổ chức ở liên đoàn của họ: 5 lần (1930, 1934, 1938, 1950, 1954)
- Liên đoàn có số lần vô địch nhiều nhất: UEFA, 12 lần (1934, 1938, 1954, 1966, 1974, 1982, 1990, 1998, 2006, 2010, 2014, 2018)
- Liên đoàn có số lần vô địch nhiều nhất khi giải đấu tổ chức ở các liên đoàn khác: CONMEBOL, 5 lần (1958, 1970, 1986, 2002, 2022)
- Liên đoàn có nhiều đội bóng giành chức vô địch nhất: UEFA, 5 đội (Ý, Đức, Anh, Pháp, Tây Ban Nha)
- Liên đoàn thắng áp đảo trong các trận chung kết: CONMEBOL, 8/11 lần (11 lần các đội Nam Mỹ và châu Âu gặp nhau trong trận đấu cuối cùng thì đại diện Nam Mỹ có tới 8 lần đoạt cúp)
- Liên đoàn có nhiều đội bóng lọt vào trận chung kết nhất: UEFA, 10 đội (Ý, Tiệp Khắc, Hungary, Đức, Thụy Điển, Anh, Hà Lan, Pháp, Tây Ban Nha, Croatia)
- Liên đoàn có nhiều đội bóng lọt vào bán kết nhất: UEFA, 18 đội (Nam Tư, Ý, Tiệp Khắc, Đức, Áo, Hungary, Pháp, Thụy Điển, Tây Ban Nha, Anh, Bồ Đào Nha, Liên Xô, Hà Lan, Ba Lan, Bỉ, Bulgaria, Croatia, Thổ Nhĩ Kỳ)
- Trận chung kết có 2 đại diện từ cùng một liên đoàn: UEFA, 8 trận (1934, 1938, 1954, 1974, 1982, 2006, 2010, 2018)
- Vòng bán kết có 4 đại diện từ cùng một liên đoàn: UEFA, 5 lần (1934, 1966, 1982, 2006, 2018)
- Các đội thuộc cùng một liên đoàn giành chức vô địch liên tiếp: UEFA, 4 lần - Ý (2006), Tây Ban Nha (2010), Đức (2014), Pháp (2018).
- Các đội thuộc cùng một liên đoàn liên tiếp vào trận chung kết: UEFA, 2 lần (1934–1938[27] và 2006–2010)[28]
- Đội của liên đoàn châu lục khác lọt vào trận chung kết khi giải được tổ chức ở châu Âu: CONMEBOL, 3 đội (Brasil 1958, Argentina 1990 và Brasil 1998)
- Chuỗi các trận chung kết liên tiếp giữa 2 đội của 2 liên đoàn châu lục khác nhau: 5, UEFA và CONMEBOL (1986–2002)
- Chuỗi các trận chung kết liên tiếp có ít nhất một đại diện của UEFA: 18 trận (1954–2022)
- Những trận chung kết không có đại diện nào của châu Âu: Uruguay gặp Argentina (1930) và Uruguay gặp Brasil (1950).
- Liên đoàn duy nhất có đội vô địch khi giải được tổ chức ở châu Âu: CONMEBOL (Brasil 1958)
- Liên đoàn duy nhất có đội vô địch khi giải được tổ chức ở Nam Mỹ: UEFA (Đức 2014)
- Liên đoàn duy nhất có đội vô địch khi giải tổ chức ở châu Á: CONMEBOL, 2 lần (Brasil 2002 và Argentina 2022)
- Liên đoàn duy nhất có đội vô địch khi giải tổ chức ở châu Phi: UEFA (Tây Ban Nha 2010)
- Liên đoàn duy nhất có đội vô địch khi giải tổ chức ở Bắc Trung Mỹ: CONMEBOL, 3 lần (Brasil 1970, Argentina 1986 và Brasil 1994)
- Những liên đoàn có đội bóng duy nhất lọt vào tới bán kết: CONCACAF (Hoa Kỳ 1930), AFC (Hàn Quốc 2002), CAF (Maroc 2022)
- Liên đoàn có ít đội bóng lọt vào vòng chung kết nhất: OFC, 2 đội (Úc và New Zealand)
- Liên đoàn có nhiều đội bóng lọt vào vòng chung kết nhất: UEFA, 33 đội. Nếu xét theo tỉ lệ số đội bóng trên tổng số thành viên của liên đoàn châu lục thì CONMEBOL là liên đoàn dẫn đầu với tỉ lệ 90% (9/10 đội đã từng tham dự World Cup, trừ Venezuela).
- Liên đoàn có nhiều lần tổ chức nhất: UEFA, 11 lần (1934, 1938, 1954, 1958, 1966, 1974, 1982, 1990, 1998, 2006, 2018)
- Liên đoàn có quốc gia đứng ra đăng cai nhiều nhất: CONCACAF (Mexico tổ chức 3 lần vào các năm 1970, 1986, 2026)
- Liên đoàn có ít lần tổ chức nhất: CAF (Nam Phi 2010)
- Liên đoàn duy nhất chưa từng đăng cai World Cup: OFC
Giải đấu
[sửa | sửa mã nguồn]- Giải duy nhất không có vòng loại: 1930 (vì chỉ có 13 đội tham dự).
- Giải có ít đội châu Âu tham dự nhất: 1930, 4 đội.
- Giải có vòng bán kết nhiều bàn thắng nhất: 1930, 14 bàn (cả 2 trận đều kết thúc với tỷ số 6–1).
- Giải duy nhất đội đương kim vô địch không tham dự: 1934 (Uruguay).
- Giải duy nhất đội chủ nhà phải đá vòng loại: 1934 (Ý).
- Hai giải không có vòng đấu bảng: 1934 và 1938 (16 đội tham gia được bốc thăm phân nhánh đá loại trực tiếp).
- Giải duy nhất không có vòng đấu loại trực tiếp và trận chung kết: 1950 (4 đội đứng đầu 4 bảng đá vòng tròn để tìm ra đội vô địch).
- Hai giải có 3 đội đã đủ điều kiện tham dự nhưng lại bỏ cuộc: 1930 (Ai Cập, Xiêm La, Nhật Bản) và 1950 (Scotland, Thổ Nhĩ Kỳ và Ấn Độ).
- Giải có đội vô địch thua đậm nhất ở vòng bảng: 1954 ( Tây Đức thua Hungary 3–8 ở vòng bảng nhưng đã lội ngược dòng đánh bại chính đối thủ này 3–2 ở trận chung kết để lên ngôi vô địch).
- Giải có nhiều cú đúp và hat-trick nhất: 1954, 1 poker, 7 hat-trick và 21 cú đúp. Nếu tính 1 poker tương đương 2 cú đúp và tính cả cú đúp trong 7 cú hat-trick thì tổng cộng có tới 30 cú đúp.
- Giải có nhiều trận thắng cách biệt nhất và nhiều trận có nhiều bàn thắng nhất: 1954 (8 trận có tỷ số cách biệt trên 5 bàn và 18 trận có ít nhất 5 bàn thắng được ghi).
- Giải có nhiều bàn thắng nhất trong một bảng đấu: 1954 (bảng 2 gồm Hungary, Tây Đức, Thổ Nhĩ Kỳ và Hàn Quốc đã ghi tổng cộng 41 bàn thắng trong 5 trận đấu, tính cả 1 trận đá thêm).
- Giải duy nhất có đầy đủ 4 đội tuyển thuộc Liên hiệp vương quốc Anh: 1958.
- Hai giải có vòng đấu loại trực tiếp không cần thi đấu hiệp phụ: 1930 và 1962 (tất cả các trận đấu đều đã có kết quả thắng thua trong hai hiệp chính).
- Giải có nhiều vua phá lưới nhất: 1962, 6 người (Garrincha và Vavá của Brasil, Leonel Sánchez của Chile, Flórián Albert của Hungary, Valentin Ivanov của Liên Xô, Dražan Jerković của Nam Tư).
- Giải có trận đấu dàn xếp tỷ số tai tiếng nhất: 1982, trận cuối vòng bảng giữa Tây Đức và Áo. Sau 2 lượt trận đầu, Đức cần một chiến thắng nữa trong khi Áo chỉ cần thua không quá hai bàn thì cả hai sẽ cùng đi tiếp. Sau khi đội Đức vươn lên dẫn trước ở phút thứ 10, cầu thủ của hai bên chỉ chuyền bóng cho nhau mà không tổ chức tấn công cho đến hết trận, gây ra hiệu ứng tiêu cực cho khán giả và các cổ động viên. Kể từ đó về sau, FIFA quyết định tất cả các trận đấu lượt cuối vòng bảng đều phải đá cùng giờ.
- Giải có vòng tứ kết kịch tính nhất: 1986 (3/4 trận phải giải quyết bằng loạt đá luân lưu 11 mét)
- Giải có nhiều lần phạm lỗi nhất trong trận khai mạc: 1990, Cameroon 1–0 Argentina. Các cầu thủ Cameroon đã phạm lỗi tới 30 lần và có 2 người phải nhận thẻ đỏ.[29]
- Giải có vòng bán kết kịch tính nhất: 1990 (cả 2 trận đều kểt thúc với tỷ số hòa 1–1 trong 120 phút và đều phải phân định thắng thua bằng loạt đá luân lưu).
- Giải có bảng đấu cân bằng nhất: Bảng E (1994), cả 4 đội đều có 4 điểm và có cùng hiệu số bàn thắng bại.
- Giải có nhiều trận hòa nhất: 2002 (15 trận)
- Giải duy nhất không có hat-trick: 2006
- Giải có ít đội châu Âu lọt vào vòng tứ kết nhất: 2010, 3 đội. Tất cả các đội này sau đó đều giành huy chương.
- Giải có nhiều quả đá hỏng phạt đền nhất ở vòng tứ kết: 2010, có 3 quả phạt đền trong thời gian thi đấu đều bị sút hỏng.
- Giải có vòng bán kết lập hai kỷ lục về số bàn thắng: 2014 (trận nhiều bàn thắng nhất: Đức 7–1 Brasil; trận ít bàn thắng nhất: Argentina 0–0 Hà Lan sau hiệp phụ, Argentina đi tiếp nhờ loạt sút luân lưu).
- Giải có chuỗi trận có bàn thắng liên tiếp dài nhất: 2018, 37 trận.
- Giải có nhiều phút bù giờ nhất: 2022. Theo quy định và cách tính mới của FIFA được áp dụng ở giải đấu lần này, tất cả những thời gian bóng chết (do chấn thương, thay người, ăn mừng bàn thắng, câu giờ,..) trong trận sẽ được cộng trực tiếp tương ứng ở cuối trận đấu đó (chưa kể thời gian bù giờ của bù giờ).[30] Bình quân mỗi trận đấu kết thúc trong 2 hiệp chính, trọng tài cho bù giờ 11,31 phút; còn ở những trận có hiệp phụ thường kéo dài tới 132 phút.
- Giải có nhiều đội châu Á tham dự nhất: 2022, 6 đội (trong đó một nửa số đội đã lọt vào vòng 1/8).
- Giải có ít thẻ đỏ nhất: 2018 và 2022, 4 thẻ.[31]
- Giải có nhiều trận đấu mà đội kiểm soát bóng nhiều hơn thất bại nhất: 2022 (chỉ có 23 trận những đội cầm bóng nhiều hơn giành chiến thắng, các trận còn lại đội giữ bóng ít hơn thường sẽ giành thắng lợi hoặc cầm hòa)[32]
- Giải có nhiều bàn thắng nhất: 2022, 172 bàn.
- Giải có ít bàn thắng nhất: 1930 và 1934, 70 bàn.
- Giải có tỉ lệ bàn thắng mỗi trận cao nhất: 1954, 5.38 bàn một trận.
- Giải có tỉ lệ bàn thắng mỗi trận thấp nhất: 1990, 2.21 bàn một trận.
- Giải có tất cả các đội bóng đều ghi được bàn thắng: Ít nhất 2 bàn, 2018; ít nhất 1 bàn, 1934, 1958, 1962, 1966, 1978, 1982, 1990, 1998, 2014 và 2022
- Giải có nhiều trận hòa không bàn thắng nhất: 1982, 2006, 2010, 2014 và 2022, đều 7 trận.
Đội tuyển
[sửa | sửa mã nguồn]Tại tất cả các vòng chung kết
[sửa | sửa mã nguồn]Kỷ lục của một đội tuyển
[sửa | sửa mã nguồn]- Tham dự nhiều vòng chung kết nhất: Brasil (22 lần). Đây cũng là đội duy nhất tham dự đủ tất cả các vòng chung kết World Cup.
- Vô địch nhiều lần nhất: Brasil (5 lần)
Hạng | Đội | Số lần |
---|---|---|
1 | Brasil (1958, 1962, 1970, 1994, 2002) | 5 |
2 | Đức (1954, 1974, 1990, 2014) Ý (1934, 1938, 1982, 2006) |
4 |
3 | Argentina (1978, 1986, 2022) | 3 |
4 | Uruguay (1930, 1950) Pháp (1998, 2018) |
2 |
5 | Anh (1966) Tây Ban Nha (2010) |
1 |
Các năm in đậm: chủ nhà |
- Vô địch nhiều nhất khi giải tổ chức ở châu lục khác: Brasil (1958, 1970, 1994, 2002).
- Đội giữ chức vô địch lâu nhất: Ý, 16 năm (1934–1950). Trong thời gian này có 12 năm giải đấu bị gián đoạn bởi Chiến tranh thế giới thứ hai.
- Chơi nhiều trận chung kết nhất: Đức, 8 lần (1954, 1966, 1974, 1982, 1986, 1990, 2002, 2014).
- Thua nhiều trận chung kết nhất: Đức, 4 lần (1966, 1982, 1986, 2002).
- Thắng tuyệt đối trong các trận chung kết: Uruguay (1930, 1950).
- Thua tuyệt đối trong các trận chung kết: Hà Lan (1974, 1978, 2010), Tiệp Khắc (1934, 1962) và Hungary (1938, 1954).
- Nhiều lần lọt vào bán kết nhất: Đức, 13 lần.
- Thua nhiều trận bán kết nhất: Đức, 5 lần (1934, 1958, 1970, 2006, 2010).
- Giành hạng ba nhiều nhất: Đức, 4 lần (1934, 1970, 2006, 2010).
- Thắng tuyệt đối ở vòng bán kết: Argentina (1930, 1978, 1986, 1990, 2014, 2022).
- Thua tuyệt đối ở vòng bán kết: Nam Tư (1930, 1962), Áo (1934, 1954), Bồ Đào Nha (1966, 2006), Bỉ (1986, 2018).
- Cán đích ở vị trí thứ tư nhiều nhất: Uruguay, 3 lần (1954, 1970, 2010).
- Thua tuyệt đối trong các trận tranh hạng ba: Uruguay (1954, 1970, 2010).
- Nhiều lần lọt vào bán kết nhất: Đức, 16 lần.
- Thua nhiều trận tứ kết nhất: Anh, 7 lần.
- Thi đấu nhiều trận nhất: Brasil, 114 trận.
- Thi đấu ít trận nhất: Indonesia (với tên Đông Ấn Hà Lan), 1 trận.
- Thắng nhiều trận nhất: Brasil, 76 trận.
- Hòa nhiều trận nhất: Anh, 22 trận.
- Thua nhiều trận nhất: México, 28 trận.
- Thi đấu nhiều trận nhất mà chưa từng thắng hoặc hòa: El Salvador và Canada, cùng 6 trận.
- Thi đấu nhiều trận nhất mà chưa từng thắng: Honduras, 9 trận.
- Ghi nhiều bàn thắng nhất: Brasil, 237 bàn.
- Thủng lưới nhiều bàn nhất: Đức, 130 bàn.
- Ghi ít bàn thắng nhất: Trung Quốc, Indonesia (với tên Đông Ấn Hà Lan), Trinidad và Tobago, và CHDC Congo (với tên Zaire) - đều 0 bàn.
- Thủng lưới ít bàn nhất: Angola, 2 bàn.
- Thi đấu nhiều trận nhất mà chưa từng ghi bàn thắng: Trung Quốc, Trinidad và Tobago và CHDC Congo (với tên Zaire) - 3 trận.
- Tỉ lệ ghi bàn mỗi trận nhiều nhất: Hungary, 2,72
- Tỉ lệ thủng lưới mỗi trận ít nhất: Angola, 0,67 (thủng lưới 2 bàn trong 3 trận).
- Tham gia nhiều lần nhất mà luôn vượt qua vòng bảng: Cộng hòa Ireland, 3 lần (1990, 1994, 2002).
- Tham gia nhiều lần nhất mà luôn bị loại ở vòng bảng: Scotland, 8 lần (1954, 1958, 1974, 1978, 1982, 1986, 1990, 1998).
- Đội đương kim vô địch duy nhất không tham dự giải đấu tiếp theo: Uruguay (1934). Hành động của họ nhằm phản đối việc một số quốc gia châu Âu không tham dự giải đấu mà họ tổ chức vào năm 1930.
- Đội chủ nhà không vượt qua vòng bảng: Nam Phi (2010 - 1 thắng, 1 hòa và 1 thua), Qatar (2022 - thua cả 3 trận). Qatar cũng là đội chủ nhà có thành tích tệ nhất và là đội chủ nhà đầu tiên bị loại sau lượt trận thứ hai của vòng bảng, trong khi Nam Phi chỉ bị loại sau lượt trận cuối ở giải năm 2010.[33]
- Đội duy nhất 2 lần bị loại ngay từ vòng bảng với tư cách là đương kim vô địch: Ý (1950 và 2010)
- Đội duy nhất 2 lần đoạt chức vô địch khi chỉ đứng thứ nhì vòng đấu bảng: Đức (1954 và 1974)
- Đội duy nhất 2 lần giành chiến thắng cách biệt tới 9 bàn: Hungary (thắng Hàn Quốc 9–0 năm 1954 và thắng El Salvador 10–1 năm 1982)
- Đội giành vị trí nhất bảng nhiều nhất: Brasil, 16 lần (1950–2022, trừ các năm 1966, 1974, 1978).
- Đội giành giải phong cách nhiều nhất: Brasil, 4 lần (1982, 1986, 1994, 2006)
- Đội không phải thi đấu vòng loại nhiều nhất: Brasil, 8 lần (1930, 1934, 1950, 1962, 1966, 1974, 1998, 2014). Trong đó có 1 lần không có vòng loại, 1 lần do đối thủ rút lui, 2 lần với tư cách chủ nhà và 4 lần với tư cách đương kim vô địch.
- Đội không phải thi đấu vòng loại ít nhất: Nam Tư (1930), România (1930), Bỉ (1930), Perú (1930), Thụy Sĩ (1954), Thụy Điển (1958), Tây Ban Nha (1982), Hàn Quốc (2002), Nhật Bản (2002), Nam Phi (2010), Qatar (2022) - đều 1 lần.
- Đội tham dự World Cup bằng thi đấu vòng loại nhiều nhất: Đức và Tây Ban Nha, cùng 15 lần.
- Đội tham dự World Cup nhiều nhất hoàn toàn nhờ việc vượt qua vòng loại: Hà Lan, 11 lần. Đội này chưa bao giờ là chủ nhà, chưa bao giờ là đương kim vô địch, không tham dự World Cup lần đầu tiên và cũng chưa gặp trường hợp nào đối thủ ở vòng loại bỏ cuộc.
- Đội đã giành quyền lọt vào vòng chung kết nhưng lại bỏ cuộc: Ấn Độ (rút lui khi đã xác định bảng đấu), Scotland và Thổ Nhĩ Kỳ (cùng rút lui khi chưa bốc thăm chia bảng) - đều ở World Cup 1950.
- Đội duy nhất không phải thi đấu mà vẫn lọt vào vòng tứ kết: Thụy Điển (do đối thủ là đội tuyển Áo vừa mất nước vì bị Đức quốc xã chiếm đóng khi World Cup 1938 sắp diễn ra).
- Đội thi đấu trận khai mạc nhiều nhất: 4 trận
- Đội phải thi đấu hiệp phụ nhiều nhất: Đức, Ý, Argentina - đều 11 trận.
- Đội bất bại liên tục nhiều trận nhất (không tính thua trong loạt sút luân lưu): Hà Lan, 12 trận (7 trận năm 2014, 5 trận năm 2022).
- Đội có nhiều trận hòa không bàn thắng nhất: Anh, 12 trận (1 trận năm 1958, 1 trận năm 1962, 1 trận năm 1966, 2 trận năm 1982, 1 trận năm 1986, 1 trận năm 1990, 1 trận năm 2002, 1 trận năm 2006, 1 trận năm 2010, 1 trận năm 2014, 1 trận năm 2022).
- Đội phải thi đấu các trận play-off nhiều nhất để lọt vào World Cup: Úc (cả nội lục địa và liên lục địa).
Kỷ lục của hai và ba đội tuyển
[sửa | sửa mã nguồn]- Hai đội gặp nhau nhiều nhất: 7 lần
- Hai đội gặp nhau ở trận chung kết nhiều nhất: Argentina và Đức, 3 lần (1986, 1990, 2014).
- Hai đội gặp nhau ở bán kết nhiều nhất: Ý và Đức (1970, 2006), Đức và Pháp (1982, 1986) - đều 2 lần.
- Hai đội gặp nhau ở trận tranh hạng ba nhiều nhất: Đức và Uruguay, 2 lần (1970, 2010).
- Hai đội gặp nhau ở tứ kết nhiều nhất: Đức và Nam Tư, 3 lần (1954, 1958, 1962).
- Hai đội gặp nhau ở vòng 1/8 nhiều nhất: México và Bulgaria (1986, 1994), Brasil và Chile (1998, 2014), Argentina và México (2006, 2010) - đều 2 lần.
- Hai đội tham gia nhiều kỳ World Cup nhất và thi đấu nhiều trận nhất, đồng thời cũng giàu thành tích nhất nhưng lại gặp nhau ít nhất: Brasil và Đức, 2 lần (chung kết 2002 và bán kết 2014).
- Hai đội nằm chung bảng đấu nhiều nhất: Brasil và Serbia, 6 lần (1930, 1950, 1954, 1974, 2018, 2022).
- Ba đội nằm chung bảng đấu nhiều nhất: Brasil, Thụy Sĩ, Serbia - 3 lần (1950, 2018, 2022).
Tại một vòng chung kết
[sửa | sửa mã nguồn]- Đội vô địch thắng liên tiếp nhiều trận nhất: Brasil (2002), 7 trận.
- Ghi nhiều bàn thắng nhất: Hungary (1954), 27 bàn.
- Thủng lưới ít bàn nhất: Thụy Sĩ (2006), 0 bàn.
- Thủng lưới nhiều bàn nhất: Hàn Quốc (1954), 16 bàn.
- Giữ sạch lưới lâu nhất: Ý (1990), 517 phút.
- Hiệu số bàn thắng thua cao nhất: Hungary (1954), +17
- Hiệu số bàn thắng thua thấp nhất: Hàn Quốc (1954), -16
- Tỉ lệ số bàn thắng ghi được mỗi trận cao nhất: Hungary (1954), 5,40
- Đội vô địch ghi được nhiều bàn thắng nhất: Đức (1954), 25 bàn.
- Đội vô địch ghi được ít bàn thắng nhất: Tây Ban Nha (2010), 8 bàn.
- Đội vô địch để thủng lưới ít nhất: Pháp (1998), Ý (2006) và Tây Ban Nha (2010) - đều 2 bàn.
- Đội vô địch để thủng lưới nhiều nhất: Đức (1954), 14 bàn.
- Đội vô địch sử dụng ít cầu thủ nhất: Brasil (1962), 12/22 cầu thủ.
- Đội đương kim vô địch có trận thua đậm nhất: Tây Ban Nha (thua Hà Lan 1–5 ở trận ra quân năm 2014).
- Đội đương kim vô địch có thành tích tệ nhất: Pháp (2002) - 1 hòa, 2 bại và 0 bàn thắng.
- Đội chủ nhà có thành tích tệ nhất: Qatar (2022), thua cả ba trận vòng bảng và bị loại sau lượt trận thứ hai.
- Đội đương kim vô địch không vượt qua vòng đầu tiên:
- Đội không vô địch có nhiều trận thắng nhất: 6 trận
- Ba Lan (1974): Thắng 6 trận trong đó có trận tranh hạng ba, thua 1 trận ở vòng bảng thứ hai.
- Ý (1990): Thắng 6 trận trong đó có trận tranh hạng ba và hòa trận bán kết, chỉ để thua ở những loạt đá luân lưu.
- Hà Lan (2010): Thắng 6 trận liên tiếp và thua trận chung kết, đồng thời cũng thắng cả 8 trận vòng loại.
- Bỉ (2018): Thắng 6 trận trong đó có trận tranh hạng ba và thua trận bán kết.
- Đội chiến thắng các đội cựu vô địch nhiều nhất:[g] 3 trận
- Brasil (1970): Thắng Anh (vòng bảng), Uruguay (bán kết) và Ý (chung kết).
- Ý (1982): Thắng Argentina (vòng bảng thứ hai), Brasil (vòng bảng thứ hai) và Đức (chung kết).
- Argentina (1986): Thắng Uruguay (vòng 1/8), Anh (tứ kết) và Đức (chung kết).
- Đức (2010): Thắng Anh (vòng 1/8), Argentina (tứ kết) và Uruguay (tranh hạng ba).
- Đội thi đấu hiệp phụ liên tiếp nhiều nhất: 3 trận
- Đội thi đấu hiệp phụ không liên tiếp nhiều nhất: 3 trận
- Đội không thua trận nào nhưng vẫn bị loại ngay từ vòng bảng:
- Scotland 1978 (thắng 1 hòa 2)
- Cameroon 1982 (hòa cả ba trận)
- Bỉ 1998 (hòa cả ba trận)
- New Zealand 2010 (hòa cả ba trận)
- Đội không thắng trận nào nhưng vẫn vượt qua vòng bảng: 3 đội (đều hòa cả 3 trận vòng bảng)
- Đội không thắng trận nào nhưng vẫn lọt vào vòng tứ kết: Cộng hòa Ireland 1990 (hòa cả ba trận vòng bảng và một trận vòng 1/8, sau đó lọt vào tứ kết nhờ loạt đá luân lưu).
- Đội bất bại nhưng chỉ giành được vị trí á quân: Pháp 2006 (hòa 3 thắng 4 trong đó có trận chung kết phải phân định thắng thua bằng loạt sút luân lưu).
- Đội không thua trận nào nhưng chỉ xếp hạng ba: 3 đội
- Brasil (1978): Thắng 4 trận trong đó có trận tranh hạng 3; hòa 3 trận trong đó có 2 trận ở vòng bảng thứ nhất và 1 trận ở vòng bảng thứ 2.
- Ý (1990): Thắng 6 trận trong đó có trận tranh hạng 3; hòa 1 trận rồi thua ở loạt đá luân lưu.
- Hà Lan (2014): Thắng 5 trận trong đó có trận tranh hạng 3; hòa 2 trận trong đó có 1 trận thắng và 1 trận thua đều bằng những loạt đá luân lưu.
- Đội không thua trận nào nhưng vẫn bị loại trước vòng bán kết: 5 trận
- Anh (1982): Thắng 3 trận vòng bảng thứ nhất, hòa 2 trận vòng bảng thứ hai và bị loại vì không đủ điểm để vào bán kết.
- Brasil (1986): Thắng 4 trận liên tiếp ở vòng bảng và vòng 1/8, hòa trận tứ kết và chỉ bị loại sau loạt sút luân lưu.
- México (1986): Thắng 2 hòa 1 ở vòng bảng, thắng vòng 1/8 và hòa ở tứ kết, bị loại sau loạt sút luân lưu.
- Ý (1998): Thắng 2 hòa 1 ở vòng bảng, thắng vòng 1/8 và hòa ở tứ kết, bị loại sau loạt đá luân lưu.
- Tây Ban Nha (2002): Thắng 3 trận vòng bảng, 2 trận hòa ở vòng đấu loại trực tiếp đều phải phân định thắng thua bằng loạt sút luận lưu (thắng ở vòng 1/8 và thua ở tứ kết.
- Anh và Argentina (2006): Đều thắng 2 hòa 1 ở vòng bảng, thắng vòng 1/8 và hòa ở tứ kết, bị loại sau loạt sút luân lưu.
- Costa Rica (2014): Thắng 2 hòa 1 ở vòng bảng, 2 trận hòa ở vòng đấu loại trực tiếp đều phải phân định thắng thua bằng loạt sút luận lưu (thắng ở vòng 1/8 và thua ở tứ kết).
- Hà Lan (2022): Thắng 2 hòa 1 ở vòng bảng, thắng vòng 1/8 và hòa trận tứ kết, bị loại sau loạt đá luân lưu 11 mét.
- Đội không thua trận nào và không để lọt lưới nhưng vẫn bị loại ở vòng 1/8: Thụy Sĩ (2006) - Thắng 2 hòa 1 ở vòng bảng, hòa ở vòng 16 đội và bị loại sau loạt đá luân lưu.
- Đội liên tiếp phải phân định thắng bại bằng bàn thắng vàng: Sénégal (2002), họ đã đánh bại đội Thụy Điển ở vòng 1/8 bởi bàn thắng vàng trong hiệp phụ và chính họ cũng thất bại ở hiệp phụ vì bàn thắng vàng của Thổ Nhĩ Kỳ trong trận tứ kết.
- Đội lội ngược dòng giành chiến thắng với thời lượng kiểm soát bóng ít nhất: Nhật Bản, 17,7% (trong trận thắng Tây Ban Nha tại vòng bảng World Cup 2022)[34]
- Hai đội gặp nhau nhiều nhất trong 1 giải đấu: 2 lần
- Ý và Tây Ban Nha (1934 - đá chính hòa, đá lại Ý thắng)
- Đức và Thụy Sĩ (1938 - đá chính hòa, đá lại Đức thua)
- Cuba và România (1938 - đá chính hòa, đá lại Cuba thắng)
- Đức và Thổ Nhĩ Kỳ (1954 - Đức thắng cả hai trận)
- Ý và Thụy Sĩ (1954 - Ý thua cả hai trận)
- Đức và Hungary (1954 - vòng bảng Đức thua, chung kết Đức thắng)
- Bắc Ireland và Tiệp Khắc (1958 - Tiệp Khắc thua cả hai lượt trận)
- Wales và Hungary (1958 - đá chính hòa, đá thêm Xứ Wales thắng)
- Liên Xô và Anh (1958 - đá chính hòa, đá thêm Anh thua)
- Brasil và Thụy Điển (1994 - vòng bảng hòa, bán kết Brasil thắng)
- Brasil và Thổ Nhĩ Kỳ (2002 - vòng bảng và bán kết Brasil đều thắng)
- Bỉ và Anh (2018 - vòng bảng và tranh hạng ba Bỉ đều thắng)
- Croatia và Maroc (2022 - vòng bảng hòa, tranh hạng ba Croatia thắng)
- Đội có nhiều trận hòa không bàn thắng nhất trong 1 giải đấu: 3 trận
- Đội có nhiều trận hòa nhất trong 1 giải đấu: Anh (1990), 5 trận (hòa Ireland và Hà Lan ở vòng bảng, hòa Bỉ ở vòng 1/8 và Cameroon ở tứ kết nhưng đều thắng trong hiệp phụ, hòa Đức ở bán kết rồi thua trong loạt đá luân lưu).
- Những đội đã lọt vào tới bán kết ngay từ lần đầu tham dự mà không vô địch: Hoa Kỳ (hạng ba 1930), Serbia (hạng tư 1930), Đức (hạng ba 1934), Áo (hạng tư 1934), Bồ Đào Nha (hạng ba 1966), Croatia (hạng ba 1998)
Các chuỗi
[sửa | sửa mã nguồn]- Vô địch ngay từ lần đầu tham dự: 2, Uruguay (1930) và Ý (1934).
- Vô địch liên tiếp: 2 lần, Ý (1934–1938) và Brasil (1958–1962).
- Lọt vào trận chung kết liên tiếp: 3 lần, Đức (1982–1990) và Brasil (1994–2002).
- Các đội chủ nhà liên tiếp giành chức vô địch: 2 lần
- Đội cựu vô địch liên tiếp không vượt qua vòng loại: 2 lần
- Các đội đương kim vô địch liên tiếp bị loại ở vòng bảng: 3, Ý (2010), Tây Ban Nha (2014) và Đức (2018).
- Hai đội gặp nhau liên tiếp trong các trận chung kết: 2, Đức và Argentina (1986–1990).
- Các trận chung kết liên tiếp cả 2 đội đều ghi được bàn thắng: 13 trận (1930–1986).
- Các trận chung kết liên tiếp có ít nhất 1 đội không ghi bàn: 4 trận (1990–2002).
- Các kỳ World Cup liên tiếp có vòng knock-out phân định được thắng thua trong hai hiệp chính hoặc hiệp phụ: 5 kỳ (1962–1978).
- Các trận chung kết liên tiếp phải giải quyết bằng hiệp phụ và có cùng tỷ số 1–0: 2 trận, Tây Ban Nha gặp Hà Lan (2010) và Đức gặp Argentina (2014).
- Các đội cựu vô địch liên tiếp gặp nhau ở trận chung kết: 4 lần (1982–1994).
- Các trận chung kết liên tiếp có một đội lần đầu tham dự: 4 trận (1938–1958).
- Giành ngôi á quân liên tiếp: 2 lần
- Những đội không đứng đầu bảng liên tiếp giành vị trí á quân: 3 đội
- Lọt vào bán kết liên tiếp nhiều nhất: 4, Đức (2002–2014)
- Giành hạng ba liên tiếp: 2, Đức (2006–2010)
- Hai đội chung bảng liên tiếp gặp nhau trong trận tranh hạng ba: 2 lần, Bỉ và Anh (2018) và Croatia và Maroc (2022).
- Liên tiếp lọt vào vòng tứ kết nhiều nhất: 8, Đức (1986–2014) và Brasil (1994–2022).
- Liên tiếp bị loại ở vòng knock-out bởi cùng 1 đối thủ: 3, Argentina (đều thua Đức các năm 2006 và 2010 ở vòng tứ kết, năm 2014 ở trận chung kết).
- Liên tiếp loại nhau ở vòng tứ kết nhiều nhất: 3, Đức và Nam Tư (1954–1962).
- Liên tiếp thất bại ở vòng tứ kết: 2 lần
- Nam Tư (1954–1958)
- Đức (1994–1998)
- Anh (2002–2006)
- Argentina (2006–2010)
- Brasil (2006–2010 và 2018–2022)
- Liên tiếp thất bại ở vòng bán kết: 2 lần, Pháp (1982–1986) và Đức (2006–2010).
- Liên tiếp không vượt qua vòng bảng nhiều nhất: 5 lần, México (1950–1966) và Scotland (1974-–1990).
- Liên tiếp vượt qua vòng bảng nhưng bị loại ở vòng 1/8: 7 lần, México (1994–2018).
- Hai đội liên tiếp nằm cùng bảng đấu: 3, Argentina và Nigeria (2010–2018).
- Ba đội liên tiếp nằm cùng bảng đấu: 2 lần
- Đội nhì bảng liên tiếp giành chức vô địch: 3: Đức (1974), Argentina (1978) và Ý (1982).
- Tham dự vòng chung kết liên tiếp: 22, Brasil (1930–2022).
- Các kỳ World Cup liên tiếp có 2 đội phải thi đá luân lưu 11 mét tới 2 trận: 3 kỳ (2014–2022).
- Liên tiếp không phải thi đấu vòng loại: 2 lần: Brasil (1930–1934 và 1962–1966), Argentina (1930–1934 và 1978–1982), Anh (1966–1970), Tây Đức (1974–1978), Ý (1986–1990), Pháp (1998–2002).
- Liên tiếp nhận 1 bàn phản lưới nhà của đối thủ: 3 kỳ, Ý (1970–1978).
- Liên tiếp nhận 2 bàn phản lưới nhà của đối thủ: 2 kỳ, Pháp (2014–2018).
- Liên tiếp phản lưới nhà qua các kỳ World Cup: 2 lần: Hà Lan (1974–1978), Tây Ban Nha (1998–2002), Bồ Đào Nha (2002–2006), Brasil (2014–2018), Nigeria (2014–2018), Maroc (2018–2022).
- Số lần liên tiếp vượt qua vòng loại[35]: 9, Tây Ban Nha (1986–2022).
- Số lần liên tiếp không vượt qua vòng loại: 21, Luxembourg (1934–2022).
- Chuỗi thắng liên tiếp: 11 trận, Brasil (từ trận thắng 2-1 trước Thổ Nhĩ Kỳ (2002) tới trận thắng 3-0 trước Ghana (2006)).
- Chuỗi bất bại liên tiếp: 13 trận, Brasil (từ trận thắng 3-0 trước Áo (1958) tới trận thắng 2-0 trước Bulgaria (1966)).
- Chuỗi bất bại dài nhất tại vòng bảng: 17 trận, Brasil (từ sau trận thua Na Uy ở trận cuối cùng vòng bảng năm 1998 đến trước trận thua Cameroon ở lượt trận cuối vòng bảng năm 2022).
- Chuỗi thua liên tiếp: 9 trận, México (từ trận thua 1-4 trước Pháp (1930) tới trận thua 0-3 trước Thụy Điển (1958)).
- Chuỗi không thắng liên tiếp: 17 trận, Bulgaria (từ trận thua 0-1 trước Argentina (1962) tới trận thua 0-3 trước Nigeria (1994)).
- Chuỗi hòa liên tiếp: 5 trận, Bỉ (từ trận hòa 0-0 trước Hà Lan (1998) tới trận hòa 1-1 trước Tunisia (2002)).
- Chuỗi trận không hòa liên tiếp: 16, Bồ Đào Nha (từ trận thắng 3-1 trước Hungary (1966) tới trận thắng 1-0 trước Hà Lan (2006)).
- Số trận liên tiếp ghi được ít nhất một bàn: 18, Brasil (1930–1958) và Đức (1934–1958).
- Số trận liên tiếp ghi được ít nhất hai bàn: 11, Uruguay (1930–1954).
- Số trận liên tiếp ghi được ít nhất ba bàn: 4, Bồ Đào Nha (1966), Đức (1970) và Brasil (1970).
- Số trận liên tiếp ghi được ít nhất bốn bàn: 4, Uruguay (1930–1950) và Hungary (1954).
- Số trận liên tiếp ghi được ít nhất sáu / tám bàn: 2, Hungary (1954) (8 bàn); Brasil (1950) (6 bàn).
- Số trận liên tiếp không ghi được bàn: 5, Bolivia (1930–1994).
- Giữ sạch lưới liên tiếp: 5 trận, Ý (1990).
- Số trận liên tiếp bị thủng lưới ít nhất một bàn: 22, Thụy Sĩ (1934–1994).
- Số trận liên tiếp bị thủng lưới ít nhất hai bàn: 9, México (1930–1958).
- Số trận liên tiếp bị thủng lưới ít nhất ba bàn: 5, México (1930–1950).
- Số trận liên tiếp bị thủng lưới ít nhất bốn bàn: 3, Bolivia (1930–1950), México (1930–1950).
- Số trận liên tiếp bị thủng lưới ít nhất năm / sáu / bảy bàn: 2, Hàn Quốc (1954) (7 bàn); Hoa Kỳ (1930–1934) (6 bàn); Áo (1954) (5 bàn).
- Giữ sạch lưới lâu nhất: 517 phút, Thụy Sĩ (2006–2010).
Thống kê chung theo liên đoàn và giải đấu
[sửa | sửa mã nguồn]- Số trận vòng đấu loại trực tiếp phải giải quyết bằng loạt sút luân lưu: 35 trận (1 trận năm 1982, 3 trận năm 1986, 4 trận năm 1990, 3 trận năm 1994, 3 trận năm 1998, 2 trận năm 2002, 4 trận năm 2006, 2 trận năm 2010, 4 trận năm 2014, 4 trận năm 2018, 5 trận năm 2022). Tính theo giai đoạn thì 13 trận thuộc vòng 1/8, 14 trận tứ kết, 5 trận bán kết và 3 trận chung kết. Có 15 trận đội thắng cuộc không cần phải thực hiện quả đá thứ 5 và 3 trận đội thua chỉ sút được đến quả thứ 3 đã kết thúc, ngoài ra còn có 2 trường hợp các cầu thủ đôi bên phải sút đến lượt thứ 6 mới phân định thắng bại. Có 19 trận đội đá trước giành chiến thắng trong loạt đá luân lưu.
- Tổng số đội tuyển tham gia loạt sút luân lưu: 31 đội (châu Á 2 đội, châu Phi 2 đội, Bắc Mỹ 2 đội, Nam Mỹ 6 đội và châu Âu 19 đội). Tổng cộng đã diễn ra 13 trận nội bộ châu Âu, 1 trận nội bộ Nam Mỹ, 21 trận còn lại giữa đại diện của hai liên đoàn châu lục khác nhau. Số lần phải thi đá luân lưu của các đội như sau: 1 đội 7 lần, 3 đội 5 lần, 5 đội 4 lần, 6 đội 2 lần và 16 đội 1 lần.
- Tổng số những cú sút luân lưu được thực hiện: 312 (trong đó 218 quả làm rung lưới đối phương, 72 quả bị thủ môn cản phá, còn lại không sút chệch khung thành thì cũng bị xà ngang hoặc cột dọc từ chối). Xét theo tổng số lượt đá của cả 2 bên thì có 2 trận cần tới 12 cú sút mới kết thúc, 12 trận 10 cú sút, 11 trận 9 cú sút và 7 trận 8 cú sút, 3 trận còn lại tới cú sút thứ 7 đã xác định được đội chiến thắng.
- Tổng số cầu thủ tham gia sút phạt 11 mét: 273 người (trong đó có 3 cầu thủ đá 3 quả, 33 cầu thủ đá 2 quả, 237 cầu thủ đá 1 quả). Về số quả luân lưu mà các cầu thủ đá hỏng tính theo thứ tự thực hiện thì có 19 quả đầu tiên, 18 quả thứ 2, 20 quả thứ 3, 22 quả thứ 4, 13 quả thứ 5 và 2 quả thứ 6.
- Tổng số thủ môn tham gia cản phá luân lưu 11 mét: 59 người (trong đó 11 thủ môn bắt 2 loạt và 48 thủ môn bắt 1 loạt). Số quả luân lưu các thủ môn đã cản phá theo thứ tự lượt sút: 14 quả đầu tiên, 13 quả thứ 2, 16 quả thứ 3, 16 quả thứ 4, 8 quả thứ 5 và 1 quả thứ 6. Xét theo số quả bị cản phá thì có 4 người cản được 4 quả, 3 người cản được 3 quả, 13 người cản được 2 quả, 24 người cản được 1 quả và 15 người không cản được quả nào.
- Tỷ số các trận đấu trước loạt đá luân lưu: 2 trận hòa 3–3, 4 trận hòa 2–2, 17 trận hòa 1–1 và 12 trận kết thúc không bàn thắng nào được ghi. Trong đó:
- 10 trận đội dẫn bàn trước bị đối thủ gỡ hòa nhưng vẫn giành chiến thắng chung cuộc;
- 9 trận đội bị dẫn bàn tuy đã gỡ hòa nhưng cuối cùng lại thất bại;
- 3 trận đội bị dẫn trước gỡ hòa rồi dẫn bàn lại nhưng chung cuộc vẫn thua;
- 1 trận đội bị dẫn bàn gỡ hòa rồi dẫn trước lại đối thủ và cuối cùng là đội đi tiếp.
- Tỷ số các loạt sút luân lưu: 4 trận tỷ số 5–4, 3 trận tỷ số 5–3, 9 trận tỷ số 4–3, 6 trận tỷ số 4–2, 1 trận tỷ số 4–1, 5 trận tỷ số 3–2, 3 trận tỷ số 3–1 và 2 trận tỷ số 3–0.
- Số trận đối đầu giữa châu Âu và Nam Mỹ: 12 trận (Nam Mỹ thua 4 trận, châu Âu thua 8 trận), trong đó Nam Mỹ đều thắng trong 2 trận chung kết.
- Pháp thắng Brasil (1986)
- Argentina thắng Nam Tư (1990)
- Argentina thắng Ý (1990)
- Brasil thắng Ý (1994)
- Argentina thắng Anh (1998)
- Brasil thắng Hà Lan (1998)
- Đức thắng Argentina (2006)
- Argentina thắng Hà Lan (2014)
- Anh thắng Colombia (2018)
- Croatia thắng Brasil (2022)
- Argentina thắng Hà Lan (2022)
- Argentina thắng Pháp (2022)
- Số trận đối đầu giữa châu Âu và Bắc Mỹ: 4 trận (châu Âu thắng 3, Bắc Mỹ thắng 1)
- Đức thắng México (1986)
- Bulgaria thắng México (1994)
- Costa Rica thắng Hy Lạp (2014)
- Hà Lan thắng Costa Rica (2014)
- Số trận đối đầu giữa châu Âu và châu Á: 2 trận (mỗi bên đều thắng 1 trận)
- Hàn Quốc thắng Tây Ban Nha (2002)
- Croatia thắng Nhật Bản (2022)
- Số trận đối đầu giữa châu Âu và châu Phi: 1 trận (châu Phi thắng)
- Maroc thắng Tây Ban Nha (2022)
- Số trận đối đầu giữa châu Phi và Nam Mỹ: 1 trận (Nam Mỹ thắng)
- Số trận đối đầu giữa châu Á và Nam Mỹ: 1 trận (Nam Mỹ thắng)
- Vòng chung kết có nhiều trận phải giải quyết bằng đá luân lưu nhất: 5 trận năm 2022
- Vòng chung kết có ít trận phải thi đấu luân lưu nhất: 0 trận năm 1978 (lần đầu tiên thể thức đá luân lưu được áp dụng, tuy nhiên cả giải chỉ có 2 trận vòng knock-out và đều đã được giải quyết trước khi đến loạt đá 11 mét).
- Vòng chung kết duy nhất không có đội châu Âu nào phải thi đấu luân lưu 11 mét: 2010, có 2 trận thì 2 đội Nam Mỹ đấu với 1 đội châu Á và 1 đội châu Phi.
- Vòng chung kết duy nhất tất cả các đội thi đấu đều là tân binh của những loạt sút luân lưu: 2010, cả 4 đội đều có lần đầu tham dự thể thức này (trừ năm 1982 Pháp và Đức là 2 đội khai màn).
- Vòng chung kết tất cả các đội đá luân lưu trước đều giành chiến thắng: 3 (1998, 2006, 2010).
- Vòng chung kết duy nhất tất cả các đội đá luân lưu sau đều giành chiến thắng: 2018.
Thống kê theo đội tuyển và trận đấu
[sửa | sửa mã nguồn]- Đội duy nhất phải thi đá luân lưu ở tất cả các giai đoạn của vòng knock-out:
- Argentina (vòng 1/8 năm 1998; tứ kết các năm 1990, 2006, 2022; bán kết các năm 1990, 2014; chung kết năm 2022).
- Những đội chủ nhà phải thi đấu luân lưu 11 mét: 7 đội
- Những đội đương kim vô địch phải thi đá luân lưu 11 mét: 3 đội
- Đội phải phân định thắng thua trên chấm luân lưu nhiều nhất ở các trận chung kết: 2 lần
- Đội sút luân lưu cân bằng nhất ở các trận chung kết: 1 thắng 1 thua
- Ý (thua Brasil năm 1994 và thắng Pháp năm 2006)
- Đội thua tuyệt đối trên chấm luân lưu ở các trận chung kết: 2/2 lần
- Pháp (thua Ý năm 2006 và thua Argentina năm 2022)
- Đội phải phân định thắng thua bằng loạt đá luân lưu nhiều nhất ở vòng bán kết: 2 lần
- Đội thắng tuyệt đối trên chấm luân lưu ở vòng bán kết: 2/2 lần
- Đội thua tuyệt đối trên chấm luân lưu ở vòng bán kết: 2/2 lần
- Hà Lan (1998, 2014)
- Đội phải phân định thắng thua bằng loạt đá luân lưu nhiều nhất ở vòng tứ kết: 3 lần
- Argentina (năm 1990 thắng Nam Tư, năm 2006 thua Đức và năm 2022 thắng Hà Lan).
- Đội thắng tuyệt đối trên chấm luân lưu ở vòng tứ kết: 2/2 lần
- Đội thua tuyệt đối trên chấm luân lưu ở vòng tứ kết: 2/2 lần
- Brasil (1986, 2022)
- Tây Ban Nha (1986, 2002)
- Đội có thành tích đá luân lưu cân bằng nhất ở vòng tứ kết: 1 thắng 1 thua
- Hà Lan (thắng Costa Rica năm 2014, thua Argentina năm 2022).
- Đội phải phân định thắng thua trên chấm luân lưu nhiều nhất ở vòng 1/8: 3 lần
- Tây Ban Nha (2002, 2018, 2022)
- Đội thắng tuyệt đối trên chấm luân lưu ở vòng 1/8: 2/2 lần
- Croatia (năm 2018 thắng Nga và năm 2022 thắng Nhật Bản).
- Đội thua tuyệt đối trên chấm luân lưu ở vòng 1/8: 2/2 lần
- Nhật Bản (năm 2010 thua Paraguay và năm 2022 thua Croatia).
- Đội có thành tích đá luân lưu cân bằng nhất ở vòng 1/8: 1 thắng 1 thua
- Cộng hòa Ireland (năm 1990 thắng Romania, năm 2002 thua Tây Ban Nha).
- Hai đội phải loại nhau bằng loạt đá luân lưu nhiều lần nhất: 2 lần
- Đội thắng liên tiếp tại vòng knock-out đều bằng những loạt sút luân lưu trong một kỳ World Cup: 2 trận
- Đội liên tiếp thi đá luân lưu tại vòng knock-out có thành tích cân bằng nhất: 1 thắng 1 thua
- Tây Ban Nha (thắng Cộng hòa Ireland, thua Hàn Quốc năm 2002).
- Costa Rica (thắng Hy Lạp, thua Hà Lan năm 2002).
- Hà Lan (thắng Costa Rica, thua Argentina năm 2014).
- Nga (thắng Tây Ban Nha, thua Croatia năm 2018).
- Đội phải thi đấu luân lưu 2 trận trong một kỳ World Cup nhiều lần nhất: 2 lần
- Đội duy nhất thắng 2 trận liên tiếp trong hai giải đấu liên tiếp đều bằng loạt sút luân lưu:
- Croatia (2018–2022)
- Đội phải giải quyết thắng thua bằng loạt đá luân lưu nhiều nhất: 7 lần
- Argentina (2 lần năm 1990, 1 lần năm 1998, 1 lần năm 2006, 1 lần năm 2014 và 2 lần năm 2022).
- Đội phải giải quyết thắng thua bằng loạt đá luân lưu ít nhất: 1 lần
- Bỉ (1986) thắng
- Nam Tư (1990) thua
- Bulgaria (1994) thắng
- Thụy Điển (1994) thắng
- Hàn Quốc (2002) thắng
- Ukraina (2006) thắng
- Thụy Sĩ (2006) thua
- Bồ Đào Nha (2006) thắng
- Paraguay (2010) thắng
- Uruguay (2010) thắng
- Ghana (2010) thua
- Chile (2014) thua
- Hy Lạp (2014) thua
- Đan Mạch (2018) thua
- Colombia (2018) thua
- Maroc (2022) thắng
- Đội thắng nhiều nhất trong các loạt sút luân lưu: 6 trận
- Argentina (thắng Nam Tư ở tứ kết năm 1990, thắng Ý ở bán kết năm 1990, thắng Anh ở vòng 1/8 năm 1998, thắng Hà Lan ở bán kết năm 2014, thắng Hà Lan ở tứ kết năm 2022, thắng Pháp ở chung kết năm 2022).
- Đội thua nhiều nhất trong các loạt sút luân lưu: 4 trận
- Tây Ban Nha (thua Bỉ ở tứ kết năm 1986, thua Hàn Quốc ở tứ kết năm 2002, thua Nga ở vòng 1/8 năm 2018, thua Maroc ở vòng 1/8 năm 2022).
- Đội thắng liên tiếp trong các loạt sút luân lưu mà họ tham dự:
- 4 trận:
- 3 trận:
- 2 trận:
- Pháp (thắng Brasil năm 1986 và thắng Ý năm 1998)
- Đội thua liên tiếp trong các loạt sút luân lưu mà họ tham dự:
- 3 trận:
- Ý (năm 1990 thua Argentina, năm 1994 thua Brasil và năm 1998 thua Pháp).
- Anh (năm 1990 thua Đức, năm 1998 thua Argentina, năm 2006 thua Bồ Đào Nha).
- Tây Ban Nha (năm 2002 thua Hàn Quốc, năm 2018 thua Nga, năm 2022 thua Maroc).
- 2 trận:
- 3 trận:
- Đội liên tiếp phải đá luân lưu qua mỗi giải đấu:
- Đội phải cách một giải đấu mới có trận cần đá luân lưu:
- Đội phải cách hai giải đấu mới có trận cần đá luân lưu:
- Pháp (1986–1998)
- Cộng hòa Ireland (1990–2002)
- Anh (2006–2018)
- Nhật Bản (2010–2022)
- Đội phải cách ba giải đấu mới có trận cần đá luân lưu:
- Tây Ban Nha (1986–2002–2018)
- Đức (1990–2006)
- Hà Lan (1998–2014)
- Brasil (1998–2014)
- Pháp (2006–2022)
- Đội thắng tuyệt đối trong các loạt sút luân lưu: 2 đội (đều thắng 4/4 trận)
- Đội thua tuyệt đối trong các loạt sút luân lưu: 3 đội (đều thua 2/2 trận)
- Những đội có thành tích sút luân lưu 11 mét kém nhất: 4 đội
- Tây Ban Nha (thua 4/5 trận)
- Ý (thua 3/4 trận)
- Anh (thua 3/4 trận)
- Hà Lan (thua 3/4 trận)
- Những đội có thành tích sút luân lưu 11 mét cân bằng nhất: 1 thắng 1 thua
- Cộng hòa Ireland (năm 1990 thắng Romania ở vòng 1/8, năm 2002 thua Tây Ban Nha ở vòng 1/8).
- Costa Rica (năm 2014 thắng Hy Lạp ớ vòng 1/8 và thua Hà Lan ở tứ kết).
- Nga (năm 2018 thắng Tây Ban Nha ở vòng 1/8 và thua Croatia ở tứ kết).
- Những loạt sút luân lưu dài nhất: 2 loạt (mỗi đội phải đá 6 lượt, tổng cộng 12 lượt sút)[36]
- Những loạt sút luân lưu ngắn nhất: 3 loạt (đều phân thắng bại sau cú sút thứ 7)
- Đội giành chiến thắng khi chỉ sút đến quả luân lưu thứ 4: 15 đội
- 3 lần: 2 đội
- 2 lần: 2 đội
- 1 lần: 5 đội
- Đội để thua nhiều lần nhất khi đối thủ mới sút đến quả luân lưu thứ 4: 2 lần
- México (thua Đức năm 1986 và thua Bulgaria năm 1994).
- Ý (thua Argentina năm 1990 và thua Brazil năm 1994).
- Hà Lan (thua Brazil năm 1998 và thua Argentina năm 2014).
- Tây Ban Nha (thua Nga năm 2018 và thua Maroc năm 2022).
- Đội phải dừng bước nhiều nhất khi mới sút đến quả luân lưu thứ 4: 2 lần
- Đội thua tuyệt đối khi mới sút đến quả luân lưu thứ 4: 2/2 lần
- Nhật Bản (2010, 2022)
- Đội phải sút đến quả thứ 6 mới phân định thắng bại: 4 đội
- Đội giành chiến thắng với số cú sút luân lưu trúng đích ít nhất: 3 quả
- Bulgaria (thắng Mexico năm 1994)
- Brasil (thắng Ý năm 1994)
- Tây Ban Nha (thắng Ireland năm 2002)
- Ukraina (thắng Thụy Sĩ năm 2006)
- Bồ Đào Nha (thắng Anh năm 2006)
- Brasil (thắng Chile năm 2014)
- Croatia (thắng Đan Mạch năm 2018)
- Croatia (thắng Nhật Bản năm 2022)
- Maroc (thắng Tây Ban Nha năm 2022)
- Đội giành chiến thắng với số cú sút luân lưu trúng đích nhiều nhất: 5 quả
- Đức (thắng Pháp năm 1982)
- Bỉ (thắng Tây Ban Nha năm 1986)
- Cộng hòa Ireland (thắng Romania năm 1990)
- Thụy Điển (thắng Romania năm 1994)
- Hàn Quốc (thắng Tây Ban Nha năm 2002)
- Ý (thắng Pháp năm 2006)
- Paraguay (thắng Nhật Bản năm 2010)
- Costa Rica (thắng Hy Lạp năm 2014)
- Đội sút luân lưu chính xác tuyệt đối trong một trận đấu: