Bước tới nội dung

Kakapo

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Kakapo
Chú vẹt kakapo Sirocco nổi tiếng trên đảo Maud

Cực kỳ nguy cấp khắp nước (NZ TCS)[2]
Phân loại khoa học edit
Vực: Eukaryota
Giới: Animalia
Ngành: Chordata
Lớp: Aves
Bộ: Psittaciformes
Họ: Strigopidae
Chi: Strigops
G.R. Gray, 1845
Loài:
S. habroptilus
Danh pháp hai phần
Strigops habroptilus
G.R. Gray, 1845
Các đồng nghĩa

Strigops habroptila

Kakapo hay vẹt cú (Māori: kākāpō, nghĩa là vẹt đêm), danh pháp hai phần: Strigops habroptilus, là một loài chim trong họ Strigopidae.[3] Nó là một loài vẹt không bay được đặc hữu New Zealand.[4]

Phân loại và đặt tên

[sửa | sửa mã nguồn]

Kakapo được nhà điểu học người Anh George Robert Gray mô tả lần đầu năm 1845. Tên khoa học của nó xuất phát từ tiếng Hy Lạp cổ đại, tên chi (Strigops) strix, sở hữu cách strigos "cú", và ops "mặt", tên loài (habroptilus) habros "mềm", và ptilon "lông vũ".[5] Nghiên cứu phát sinh chủng loài hiện nay đã chứng minh vị trí độc nhất của Kakapo trong chi Strigops cũng như với các họ hàng gần nhất là vẹt caca New Zealandvẹt Kea (cả hai đều thuộc chi Nestor).[6][7][8] Chúng được coi là thuộc về liên họ Strigopoidea[9] (= Nestoroidea)[10] Kakapo cũng được đề xuất đặt trong họ Strigopidae.[9][11]

Một số tác giả cho rằng tổ tiên chung của kakapo và Nestor bị cô lập với các loài vẹt còn lại khi New Zealand tách ra khỏi siêu lục địa Gondwana, khoảng 80-85 triệu năm trước và khoảng 70 triệu năm trước thì kakapo rẽ khỏi chi Nestor.[6][7][8] Tuy nhiên, ngay trong Wright et al. (2008) thì các tác giả cũng đưa ra một số liệu thời gian khác cho sự tách ra của tổ tiên chung của kakapo + Nestor khỏi các dạng vẹt khác là 50 triệu năm trước[6] và điều này là khá phù hợp với các kết quả phân tích của Jarvis et al. (2014) khi cho rằng Psittaciformes tách ra khỏi Passeriformes khoảng 55 triệu năm trước.[12]

Bảo tồn

[sửa | sửa mã nguồn]

Kakapo là loài cực kỳ nguy cấp, tính đến tháng 6 năm 2016, chỉ 154 cá thể đang sống được biết đến[13], hầu hết trong số đó đã được đặt tên gọi[14]. Sự vắng mặt của động vật ăn thịt khiến loài này mất khả năng bay. Do quá trình thực dân hóa của người Polynesia và người châu Âu và họ du nhập những động vật ăn thịt chẳng hạn như mèo, chuột, chồn sương, và chồn ecmin, Kakapo đã gần như bị xóa sổ. Những nỗ lực bảo tồn bắt đầu vào những năm 1890, nhưng không thành công lắm, người ta cũng có kế hoạch phục hồi Kakapo trong những năm 1980. Tính đến tháng 4 năm 2012, những con Kakapo sống sót được bảo tồn trên ba hải đảo không có loài săn mồi, trên các đảo Codfish (Whenua Hou), Anchor và Little Barrier, được giám sát chặt chẽ[15][16]. Hai đảo lớn Fiordland, Resolution và Secretary, là chủ đề của các hoạt động phục hồi sinh thái quy mô lớn để chuẩn bị tự duy trì hệ sinh thái với môi trường sống thích hợp cho các con Kakapo.

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ BirdLife International (2013). Strigops habroptila. Sách đỏ IUCN về các loài bị đe dọa. 2013. Truy cập ngày 26 tháng 11 năm 2013.
  2. ^ “NZTCS Assessment Details”. www.nztcs.org.nz. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 1 năm 2019. Truy cập ngày 25 tháng 1 năm 2019.
  3. ^ Clements J. F., T. S. Schulenberg, M. J. Iliff, B.L. Sullivan, C. L. Wood, D. Roberson (2012). “The eBird/Clements checklist of birds of the world: Version 6.7”. Truy cập ngày 19 tháng 12 năm 2012.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  4. ^ H.A. Best (1984). “The Foods of Kakapo on Stewart Island as Determined from Their Feeding Sign” (PDF). New Zealand Journal of Ecology. 7: 71–83.
  5. ^ Liddell, Henry GeorgeRobert Scott (1980). A Greek-English Lexicon (Ấn bản rút gọn). United Kingdom: Nhà in Đại học Oxford. ISBN 0-19-910207-4.
  6. ^ a b c Wright, T.F.; Schirtzinger E. E., Matsumoto T., Eberhard J. R., Graves G. R., Sanchez J. J., Capelli S., Muller H., Scharpegge J., Chambers G. K. & Fleischer R. C. (2008). “A Multilocus Molecular Phylogeny of the Parrots (Psittaciformes): Support for a Gondwanan Origin during the Cretaceous”. Mol Biol Evol. 25 (10): 2141–2156. doi:10.1093/molbev/msn160. PMC 2727385. PMID 18653733.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  7. ^ a b Grant-Mackie, E.J.; J.A. Grant-Mackie, W.M. Boon & G.K. Chambers (2003). “Evolution of New Zealand Parrots”. NZ Science Teacher. 103. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 11 năm 2017. Truy cập ngày 1 tháng 11 năm 2017.
  8. ^ a b de Kloet, R. S.; de Kloet, S. R. (2005). “The evolution of the spindlin gene in birds: Sequence analysis of an intron of the spindlin W and Z gene reveals four major divisions of the Psittaciformes”. Mol. Phylogenet. Evol. 36 (3): 706–721. doi:10.1016/j.ympev.2005.03.013. PMID 16099384.
  9. ^ a b Joseph L., A. Toon, E. E. Schirtzinger, T. F. Wright & R. Schodde (2012). A revised nomenclature and classification for family-group taxa of parrots (Psittaciformes), Zootaxa 3205: 26-40.
  10. ^ Christidis L, Boles WE (2008). Systematics and Taxonomy of Australian Birds. Canberra: CSIRO Publishing. tr. 200. ISBN 978-0-643-06511-6.
  11. ^ Gill B. J., Bell B. D., Chambers G. K., Medway D. G., Palma R. L., Scofield R. P., Tennyson A. J. D. & Worthy T. H. (2010) Strigopidae. Trang 249 trong Checklist of the Birds of New Zealand, Norfolk and Macquarie Islands, and the Ross Dependency, Antarctica. Ấn bản lần 4. Te Papa Press, Wellington, 501 tr.
  12. ^ Jarvis E. D., S. Mirarab, A. A. Aberer, Li B., Houde P., Li C., Ho S. Y. W., et al. (2014) Whole-genome analyses resolve early branches in the tree of life of modern birds. Science 346(6215): 1320-1331. doi:10.1126/science.1253451
  13. ^ Plumb, Simon (ngày 27 tháng 11 năm 2016). “Critically endangered kakapo on the increase”. The New Zealand Herald. Truy cập ngày 22 tháng 12 năm 2016.
  14. ^ “KAKAPO PARROTS - The 86 Names”. anotherchancetosee.com. ngày 4 tháng 8 năm 2006. Truy cập ngày 6 tháng 2 năm 2007. Liên kết ngoài trong |publisher= (trợ giúp)
  15. ^ “Kakapo Habitat”. Kakapo Recovery Programme. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 12 năm 2008. Truy cập ngày 5 tháng 1 năm 2009.
  16. ^ “Kakapo relocated to raise chicks”. stuff.co.nz. Truy cập 16/4/2012. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |access-date= (trợ giúp)

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]