Karl Gjellerup

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Karl Adolph Gjellerup)
Karl Gjellerup
Thông tin cá nhân
Sinh
Ngày sinh
2 tháng 6, 1857
Mất
Ngày mất
11 tháng 10, 1919
An nghỉNghĩa trang cổ Klotzsche
Giới tínhnam
Tôn giáochủ nghĩa vô thần
Gia đình
Hôn nhân
Eugenia Gjellerup
Giải thưởng
Giải Nobel 1917
Văn học

Website

Karl Adolph Gjellerup (2 tháng 6 năm 1857 – 11 tháng 10 năm 1919) là nhà văn, nhà thơ Đan Mạch được trao giải Nobel Văn học năm 1917 cùng với Henrik Pontoppidan, cũng là nhà văn Đan Mạch.

Tiểu sử[sửa | sửa mã nguồn]

Karl Gjellerup xuất thân trong một gia đình mục sư. Ba tuổi cha mất, ông đến Copenhagen ở với bác họ đằng mẹ. Gjellerup sáng tác từ rất sớm, vừa tốt nghiệp trung học ông đã viết hai vở kịch Spicio AfricanusArminius nhưng đều không được in. Năm 1874, ông vào học Đại học Copenhagen, khoa Thần học, nhưng về sau lại trở thành người vô thần: điều này thể hiện qua các tác phẩm như Ein Idealist (Người lý tưởng, 1878, ký bút danh Epigon), Antigonos (1880) v.v.

Năm 1892, ông chuyển đến Đức sinh sống và du lịch qua nhiều nước như Ý, Hy Lạp, Nga, Thụy Điển, Thụy Sĩ; ấn tượng thu lượm được phản ánh trong các tác phẩm En klassisk maaned (Tháng cổ điển, 1884), Brynhild (1884). Sáng tác của Karl Gjellerup được viết bằng tiếng Đan Mạchtiếng Đức, thể hiện sự thán phục của ông đối với tinh thần nhân bản và khía cạnh tâm linh trong văn hóa Đức. Tiểu thuyết Möllen (Chiếc cối xay, 1896) tiêu biểu cho giai đoạn này viết về cuộc sống của những người nông dân Đan Mạch được coi là kiệt tác.

Tác phẩm của ông bộc lộ rõ ảnh hưởng của trào lưu suy đồi (décadence), nhưng từ khoảng năm 1906 trở đi, ông quan tâm đến đề tài tôn giáo. Phật giáo là nguồn cảm hứng giúp ông hoàn thành vở kịch Die opferfeuer (Ngọn lửa hiến tế, 1903) cùng cuốn tiểu thuyết Pilgrimen Kamanita (Kamanita, người hành hương, 1906). Hai cuốn tiểu thuyết cuối cùng của ông là Guds venner (Những người bạn của Chúa Trời, 1916) và Der goldene zweig (Cành vàng, 1917) đánh dấu sự trở về với Cơ đốc giáo.

Năm 1917, nằm trong ý đồ củng cố chính trị khối liên minh các dân tộc Scandinavia, Viện Hàn lâm Thụy Điển đã trao giải Nobel cho Karl Gjellerup cùng với một nhà văn Đan Mạch khác là Henrik Pontoppidan. Người dân Đan Mạch không hào hứng lắm với việc ông nhận giải Nobel vì cho rằng ông là nhà văn Đức. Karl Gjellerup mất ở Klotzsche (Đức).

Tác phẩm[sửa | sửa mã nguồn]

  • Spicio Africanus (1875), kịch
  • Arminius (1875-1876), kịch
  • Ein Idealist (Người lý tưởng, 1878), tiểu thuyết
  • Antigonos (1880), tiểu thuyết
  • Arvelighed og moral (Truyền thống đạo lý, 1881)
  • Rödtjörn (Cây sơn tra, 1881), tập thơ
  • Germanernes laerling (Cậu học trò của những người Đức, 1882), tiểu thuyết
  • G-dur (Gam sol trưởng, 1883), truyện
  • Romulus (1883), tiểu thuyết
  • En klassisk maaned (Tháng cổ điển, 1884)
  • Brynhild (1884), bi kịch
  • Saint Just (Thánh Just, 1885), kịch
  • Thamyris (1887), kịch thơ
  • Hagbard og Signe (Hagbard và Signe, 1889), bi kịch văn xuôi và thơ
  • Min kaerligheds bog (Cuốn sách tình yêu của tôi, 1889), tập thơ
  • Minna (1889), tiểu thuyết
  • Herman Vandel (1891), kịch
  • Kong Hjarne (Vua Hjarne, 1892), kịch
  • Wuthhorn (1893), kịch
  • Hans Excellence (Đức Ngài, 1893), kịch
  • Pastor Mors (Mục sư Mors, 1894), tiểu thuyết
  • Möllen (Chiếc cối xay, 1896), tiểu thuyết
  • Ved graensen (Tại vùng biên giới, 1897), tiểu thuyết
  • Tankelaeserinden (Nhà tiên tri, 1901), tiểu thuyết
  • Die opferfeuer (Ngọn lửa hiến tế, 1903), kịch
  • Pilgrimen Kamanita (Kamanita, người hành hương, 1906), tiểu thuyết
  • Die weltwanderer (Những kẻ hành hương vĩnh cửu, 1910), tiểu thuyết
  • Reif für das leben (Đến tuổi trưởng thành, 1913), tiểu thuyết
  • Guds venner (Những người bạn của Chúa trời, 1916), tiểu thuyết
  • Der goldene zweig (Cành vàng, 1917), tiểu thuyết

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]