Kepler-90

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Kepler-90

So sánh Hệ Hành tinh Kepler-90 với
Hệ Mặt trời bên trong (14 tháng 12 năm 2017).
Dữ liệu quan sát
Kỷ nguyên 2000      Xuân phân 2000
Chòm sao Thiên Long
Xích kinh 18h 57m 44.038s[1]
Xích vĩ +49° 18′ 18.58″[1]
Cấp sao biểu kiến (V) 14
Các đặc trưng
Kiểu quang phổG0V
Trắc lượng học thiên thể
Khoảng cách2545[2] ly
(780[2] pc)
Chi tiết
Khối lượng1.2 ± 0.1[2] M
Bán kính1.2 ± 0.1[2] R
Hấp dẫn bề mặt (log g)4.4[2] cgs
Nhiệt độ6080+260
−170
[2] K
Độ kim loại [Fe/H]−0.12 ± 0.18[2] dex
Tốc độ tự quay (v sin i)4.6 ± 2.1[2] km/s
Tuổi~2 Gyr
Tên gọi khác
KIC 11442793, KOI-351
Cơ sở dữ liệu tham chiếu
SIMBADdữ liệu
Extrasolar
Planets
Encyclopaedia
dữ liệu
KICdữ liệu

Kepler-90 là một sao dải chính loại G có vị trí vào khoảng 2.545 năm ánh sáng (780 pc) từ Trái Đất thuộc chòm sao Thiên Long. Ngôi sao này đáng chú ý vì nó có một hệ hành tinh có cùng số lượng hành tinh quan sát được với Hệ Mặt Trời.

Vào ngày 14 tháng 12 năm 2017, NASA và Google tuyên bố đã phát hiện ra hành tinh thứ tám, Kepler-90i, trong hệ Kepler-90: hành tinh này được phát hiện bằng cách sử dụng một phương pháp học máy mới được phát triển bởi Google.

Đặc điểm[sửa | sửa mã nguồn]

Kepler-90 là một ngôi sao loại G có khối lượng và bán kính xấp xỉ 120% so với Mặt Trời. Nó có nhiệt độ bề mặt là 6080 K, và tuổi của nó ước tính khoảng 2 tỷ năm. Trong khi đó, Mặt Trời là khoảng 4,6 tỷ năm tuổi[3] và có nhiệt độ bề mặt là 5778 K.[4]

Cấp sao biểu kiến của ngôi sao, tức là mức độ sáng của nó khi nhìn từ Trái Đất, là 14. Do đó, nó quá mờ để có thể nhìn bằng mắt thường.

Hệ hành tinh[sửa | sửa mã nguồn]

Kepler-90 đáng chú ý vì sự giống nhau về hình thể của hệ hành tinh của nó với Hệ Mặt Trời, trong đó các hành tinh đá ở gần ngôi sao nhất và các hành tinh khí ở xa hơn. Sáu hành tinh bên trong thì hoặc là siêu Trái Đất hoặc là tiểu Sao Hải Vương khi xét tới kích cỡ. Hai hành tinh ngoài cùng là hành tinh khí khổng lồ. Hành tinh được biết tới ở áp chót quay quanh ngôi sao chủ của nó ở cùng khoảng cách giữa Trái Đất và Mặt trời. Hành tinh ở ngoài cùng vẫn chưa được nghiên cứu đầy đủ.

Hệ hành tinh Kepler-90 [5][6]
Thiên thể đồng hành
(thứ tự từ ngôi sao ra)
Khối lượng Bán trục lớn
(AU)
Chu kỳ quỹ đạo
(day)
Độ lệch tâm Độ nghiêng Bán kính
b 0.074 ± 0.016 7.008151 89.4° 1.31 R🜨
c 0.089 ± 0.012 8.719375 89.68° 1.18 R🜨
i 0.1234 14.44912 89.2° 1.32 R🜨
d 0.32 ± 0.05 59.73667 89.71° 2.88 R🜨.
e 0.42 ± 0.06 91.93913 89.79° 2.67 R🜨
f 0.48 ± 0.09 124.9144 0.01 89.77° 2.89 R🜨
g <0.8 MJ 0.71 ± 0.08 210.60697 89.8° 8.13 R🜨
h <1.2 MJ 1.01 ± 0.11 331.60059 89.6° 11.32 R🜨
Hệ hành tinh của Kepler-90, so sánh với Hệ Mặt Trời

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b Cutri, R. M.; và đồng nghiệp (2003). “2MASS All-Sky Catalog of Point Sources”. VizieR On-line Data Catalog. Bibcode:2003yCat.2246....0C.
  2. ^ a b c d e f g h “Kepler-90”. NASA Exoplanet Archive. Truy cập ngày 16 tháng 7 năm 2016.
  3. ^ Fraser Cain (ngày 16 tháng 9 năm 2008). “How Old is the Sun?”. Universe Today. Truy cập ngày 19 tháng 2 năm 2011.
  4. ^ Fraser Cain (ngày 15 tháng 9 năm 2008). “Temperature of the Sun”. Universe Today. Truy cập ngày 19 tháng 2 năm 2011.
  5. ^ “Kepler Discoveries”. NASA. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 4 năm 2017. Truy cập ngày 19 tháng 1 năm 2014.
  6. ^ Shale, C. J.; Vanderburg, A. (2017). “Identifying Exoplanets With Deep Learning: A Five Planet Resonant Chain Around Kepler-80 And An Eighth Planet Around Kepler-90” (PDF). The Astrophysical Journal. Truy cập ngày 15 tháng 12 năm 2017.