Bước tới nội dung

Khánh Cư

(Đổi hướng từ Khánh Cư, Yên Khánh)
Khánh Cư
Xã Khánh Cư
Hành chính
Quốc gia Việt Nam
VùngĐồng bằng sông Hồng
TỉnhNinh Bình
HuyệnYên Khánh
Trụ sở UBNDThôn Khê Thượng
Địa lý
Tọa độ: 20°12′25″B 106°2′18″Đ / 20,20694°B 106,03833°Đ / 20.20694; 106.03833
Khánh Cư trên bản đồ Việt Nam
Khánh Cư
Khánh Cư
Vị trí xã Khánh Cư trên bản đồ Việt Nam
Diện tích7,22 km²
Dân số (2019)
Tổng cộng7.176 người[1]
Mật độ994 người/km²
Khác
Mã hành chính14581[2]
Mã bưu chính434650

Khánh Cư là một xã thuộc huyện Yên Khánh, Ninh Bình, Việt Nam.

Địa lý

[sửa | sửa mã nguồn]

Xã Khánh Cư nằm phía tây bắc huyện Yên Khánh, cách trung tâm thành phố Ninh Bình 9 km, có vị trí địa lý:

Xã Khánh Cư có diện tích 7,22  km², dân số năm 2019 là 7.176 người[1], mật độ dân số đạt 994 người/km².

Đây là một xã có đường quốc lộ 10 nối thành phố Ninh Bình với thị trấn Phát Diệm đi qua. Đây là địa phương có dự án Đường cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng - Quảng Ninh đi qua. Xã có 2 tuyến đường chính đi qua là Quốc lộ 10 và Tỉnh lộ 480C.

Hành chính

[sửa | sửa mã nguồn]

Xã Khánh Cư được chia thành 11 thôn: Hạ Giá, Trại, Khê Thượng, Thông 1, Thông 2, Xuân Dương q, Xuân Dương 2, Yên Cư 1, Yên Cư 2, Yên Cư 3, Yên Cư 4

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 27 tháng 4 năm 1977, Hội đồng chính phủ ban hành Quyết định 125-CP[3] về việc sáp nhập xã Khánh Cư thuộc huyện Yên Khánh mới giải thể vào huyện Yên Mô thành lập huyện Tam Điệp.

Ngày 4 tháng 7 năm 1994, Chính phủ ban hành Nghị định số 59-CP[4] về việc chuyển xã Khánh Cư thuộc huyện Tam Điệp về huyện Yên Khánh mới tái lập quản lý.

Xã có 3 HTX nông nghiệp.

Khu công nghiệp Khánh Cư

[sửa | sửa mã nguồn]

Khu công nghiệp Khánh Cư Lưu trữ 2013-12-27 tại Wayback Machine (thuộc các xã Khánh Cư, Khánh Hải, huyện Yên Khánh). Tổng diện tích 170 ha, tập trung phát triển công nghiệp chế tạo và sản xuất thiết bị, phụ tùng vận tải, gồm các ngành nghề chủ yếu: cơ khí chế tạo, lắp máy; sản xuất vật xây dựng; cơ khí đóng tàu và dịch vụ cảng. Khu công nghiệp này đã được Quy hoạch, thu hồi đất, bồi thường GPMB và xây dựng một phần hạ tầng. Rất thuận lợi về giao thông, điện, nước, thông tin viễn thông, lao động cần việc làm.

Đây cũng là xã được công nhận Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dânNinh Bình.

Cũng giống như nhiều nơi ở Hoa LưYên Khánh, xã Khánh Cư cũng có tục thờ thần gắn với vị thần Thiên Tôn được sùng bái ở Ninh Bình. Theo thần tích đền Thánh Cả, thôn Yên Cư thì đây là vị thiên thần, nguyên là hoàng tử, do hoàng hậu nằm mộng thấy nuốt mặt trời, có thai rồi sinh ra. Lớn lên hoàng tử dũng mãnh hơn người, đi khắp thiên hạ, vào núi Dũng Dương (nay là động Thiên Tôn - Hoa Lư) tu luyện. Thần có thể bay lượn, biến hóa, tận trừ tà ma quỷ quái nên được Ngọc hoàng ban cho thanh kiếm Tam thai thất tinh và phong làm Bắc phương Trấn Vũ đại tướng quân. Sau phóng gươm ở dưới núi Cánh Diều (Ninh Bình) mà hóa. Năm 938, Cao Đô Đường Thái sư xây đền ở cửa động Thiên Tôn, tạc tượng tay chống bảo kiếm, chân đạp lên rùa rắn và ban sắc phong là Trấn Vũ An Quốc đại vương...

Đinh Tiên Hoàng khởi nghĩa ở động Hoa Lư được hai tướng Rùa, Rắn của thần giúp sức nên được sắc phong là An Quốc hoàng đế. Ở phía đông cố đô Hoa Lư có 7 nơi thờ thần là Bích Đào, Đại Phong, Yên Cư của huyện Yên Khánh, Lực Giá và Phú Gia của huyện Gia Viễn đều thuộc Ninh Bình. Thần Thiên Tôn cùng với thần Quý Minhthần Cao Sơn là những vị thần có nguồn gốc phát tích ở vùng văn hóa Hoa Lư, được xem là những vị thần trấn trạch Hoa Lư tứ trấn. Họ đều là những vị thần đại diện cho các sức mạnh siêu nhiên của trời, đất và núi được thờ ở các cửa ngõ để bảo vệ kinh đô theo quan niệm của người xưa.

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b Đặng Đức Tân (3 tháng 10 năm 2019). STT 112: Dân số tại thời điểm theo đơn vị hành chính cấp xã, 01/4/2019 - tỉnh Ninh Bình (Kết quả điều tra thực trạng Kinh tế - Xã hội 53 dân tộc thiểu số năm 2019 tại tỉnh Ninh Bình). Cổng thông tin điện tử tỉnh Ninh Bình. Truy cập ngày 16 tháng 2 năm 2021.
  2. ^ Tổng cục Thống kê
  3. ^ “Quyết định 125-CP về việc hợp nhất và điều chỉnh địa giới một số huyện, thị xã thuộc tỉnh Hà Nam Ninh”. Thư viện pháp luật. 27 tháng 4 năm 1977.
  4. ^ “Nghị định số 59-CP về việc sáp nhập thôn Đông Thôn, xã Yên Lâm vào xã Yên Thái, thành lập huyện Yên Khánh, đổi tên huyện Tam Điệp thành huyện Yên Mô thuộc tỉnh Ninh Bình”. Thư viện pháp luật. 4 tháng 7 năm 1994.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]