Khăn rằn

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Khăn rằn là hình ảnh quen thuộc của người đồng bằng sông Cửu LongCampuchia. Chiếc khăn rằn cùng chiếc áo bà ba đã trở thành hình ảnh gần gũi với mọi người, như là một biểu tượng cho người phụ nữ đồng bằng sông Cửu Long cần cù, đáng yêu. Hình ảnh chiếc khăn rằn còn xuất hiện trong hình ảnh quân du kích Việt Nam.

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Khăn rằn (tiếng Khmer: ក្រមា pronounced [krɑ.ˈmaː], đọc là krama) có nguồn gốc từ người KhmerCampuchia và trong quá trình cộng cư của các dân tộc trên vùng đất đồng bằng sông Cửu Long, nó đã được chuyển thành thứ trang phục đặc trưng của nhiều dân tộc khác. Chiếc khăn rằn thường có hai màu đen và trắng hoặc nâu và trắng. Hai màu này đan chéo nhau, tạo thành ô vuông nhỏ, trải dài khắp mặt khăn và có lẽ các lằn ngang dọc ấy là gốc gác của tên gọi khăn rằn. Chiếc khăn rằn có chiều dài khoảng 1,2m, rộng chừng 40–50 cm, không cầu kỳ, sặc sỡ mà bình dị, đơn giản.

Khăn rằn ở Campuchia cũng có thể được sử dụng như một dạng vũ khí. Các võ sĩ Bokator quấn khăm quanh eo, đầu và nắm đấm của họ. Cấp độ kỹ năng của võ sĩ được biểu thị bằng màu sắc của krama, màu trắng là thấp nhất và màu đen là cao cấp nhất. Nó được mặc bởi đàn ông, phụ nữ và trẻ em, và có thể được trang trí khá công phu, mặc dù hầu hết các kramas điển hình đều có hình ginghamcủa một số loại, và theo truyền thống có màu đỏ hoặc xanh lam. Nó là biểu tượng của quốc gia Campuchia. Chiếc khăn rằn Krama đã gắn bó với người dân Campuchia từ thế kỷ thứ 17. Theo tín ngưỡng, người dân nơi đây theo đạo Hindu thờ ba vị thần: thần sáng tạo (Brahma), thần bảo tồn (Vishnu) và thần hủy diệt (Shiva). Trong số đó có thần Vishnu là người hiền hòa, đôn hậu luôn luôn che chở cho con người. Thần Vishnu thường cưỡi trên mình rắn thần Naga 7 đầu. Người dân Campuchia vì lòng tôn kính thần Vishnu đã làm ra chiếc khăn Krama (dịch là khăn rắn) tượng trưng cho rắn thần Naga. Họ cho rằng quàng, quấn chiếc khăn trên đầu như luôn có thần Vishnu và rắn thần Naga ở bên, mang lại may mắn, bình an cho người quàng nó.

Từ nguyên thủy, khăn rằn được định hình sẵn những màu đỏ, vàng. Qua quá trình cộng hưởng, khăn rằn nhiều màu sắc hơn bao giờ hết. Ngay cả người sản xuất cũng không thể thống kê hết được có bao nhiêu màu sắc của khăn rằn Krama.

Trước khi có sự du nhập của các loại trang phục từ phương Tây thì chiếc khăn rằn đóng vai trò chủ chốt trong lối ăn mặc của những người dân xứ này. Không chỉ người lao động lam lũ, mà cả những điền chủ, người giàu có cũng sử dụng nó. Không chỉ có phụ nữ, mà nam giới cũng sử dụng loại khăn này. Phụ nữ vắt gọn khăn trên đầu, còn đàn ông cột ngang trán, chừa hai đuôi khăn nhô lên đầu, nút khăn nằm ở phía trước. Khăn cũng được quàng trên cổ, một đầu thả trước ngực, một đầu thả sau lưng. Đôi khi hai đầu được buông xuôi xuống phía trước, đi với bộ quần áo bà ba làm nên nét đặc trưng rất duyên của cư dân Nam bộ.

Sử dụng[sửa | sửa mã nguồn]

Khăn rằn quấn ngang trán hoặc quanh cổ
  • Nam giới khi làm việc đồng thường lấy khăn buộc ngang trán, lật ngửa hai đầu khăn đưa lên trời để ngăn mồ hôi không chảy xuống mặt mà cản trở công việc. Đến khi mệt, họ bước lên bờ đê, tìm gốc cây tựa lưng nghỉ mệt. Lúc này khăn mới được lột xuống để lau mồ hôi ở trán, ở mặt, ở cổ...
  • Các cô gái trong khi cày cấy, hay gánh mạ trên đồng cũng thường quấn khăn ở cổ, nếu đổ mồ hôi thì sẵn có khăn lau ngay.
  • Những người lớn tuổi thì sử dụng chiếc khăn rằn như là chiếc khăn không thể thiếu của mình trong mọi việc.

Giá trị[sửa | sửa mã nguồn]

Chiếc khăn rằn là nét đặc trưng riêng cho bản sắc văn hóa của người dân vùng đồng bằng sông Cửu Long.

Ngày nay, chiếc khăn rằn còn được sử dụng rộng rãi trong đời sống giới trẻ, trở thành một biểu tượng của những chuyến đi, của sự xê dịch.

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]